Thứ Ba, 4 tháng 5, 2010

VỤ TRỘM SÁCH: "BỊ HẠI" G/S TRẦN NGỌC THƠ CŨNG LÀ KẺ ĂN CẮP!

Trước đó, PGS-TS Phan Thị Cúc và nhóm tác giả (gồm ông Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Hoàng Hưng và bà Nguyễn Thị Tuyết Nga) đứng tên chủ biên 2 cuốn sách: Tài chính Quốc tế và Nguyên lý thực hành Bảo hiểm bị tố "đạo sách". Lý do chính là trong hai cuốn sách có sử dụng tài liệu biên soạn giáo trình không được sự đồng ý của tác giả Nguyễn ngọc Thơ
ngày 27/4, Hội đồng kỷ luật nhà trường đại học Công nghiệp TP HCM đã tiến hành họp xử lý nghiêm túc vụ việc. Đồng thời, trường đã có quyết định kỷ luật khiển trách với các cá nhân: Phan Thị Cúc, Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Hoàng Hưng và bà Nguyễn Thị Tuyết Nga.

Nhưng thật không ngờ:

Câu chuyện đạo văn giáo trình giảng dạy kinh tế hình như đang có một cái “twist” mới. Thoạt đầu, như chúng ta biết qua báo chí là một đồng nghiệp của GSTS Trần Ngọc Thơ “đạo” một cuốn sách của ông để làm giáo trình giảng dạy. GS Thơ có phát biểu một số ý hay chung quanh vấn đề này.

Nhưng nay thì có người chỉ ra rằng cuốn sách của GS Thơ cũng chỉ là dịch lại từ một cuốn sách bên Mĩ. Dịch nhưng không ghi nguồn gốc. Cũng là hình thức đạo văn.

Còn bao nhiều sách vở về khoa học kĩ thuật đang lưu hành ở VN được đạo sách từ sách nước ngoài? Chắc còn nhiều. Nếu đúng vậy thì cái tiêu đề “tham nhũng học thuật tràn lan” trên nld.com.vn phản ảnh đúng tình trạng học thuật hiện nay ở nước ta.

NVT

Bằng chứng đạo văn của GSTS Trần Ngọc Thơ

Mấy tháng nay, báo chí và công luận trong và ngoài nước xôn xao về hành vi của PGS. TS. Phan Thị Cúc đã “luộc” giáo trình “Tài chính quốc tế” của “Giáo sư Tiến sĩ” Trần Ngọc Thơ. PGS. Phan Thị Cúc thì cam chịu và không chối cãi gì được. Còn cuốn sách của GS. Thơ thì “luộc” của ai? Đó là một nghi án trên “văn đàn” trong và ngoài nước. Bài viết này đã thu thập và đưa ra bằng chứng đạo văn của GS. TS. Trần Ngọc Thơ và sự hủy hoại nền quốc học nước nhà. Kết cấu của bài viết gồm các phần: (1) Vấn đề đạo văn trong giáo trình của “giáo sư” Thơ và các tác hại; (2) Bằng chứng đạo văn của “Giáo sư” Trần Ngọc Thơ; (3) Đạo đức của người làm khoa học và sự bảo vệ nền quốc học của Việt Nam.

1) Vấn đề đạo văn trong các giáo trình của GS. Thơ và các tác hại

“Luộc” giáo trình trong nước, thì được phân xử công bằng. Bằng chứng là bà Phan Thị Cúc bị tước học hàm phó giáo sư, sách bà Cúc bị tiêu hủy và các kỷ luật khác nữa. Nhưng ghê gớm nhất là bà Cúc bị công luận chê cười.

Còn “luộc” giáo trình nước ngoài thì như thế nào? Tôi cho rằng tội này phải lớn hơn chứ, đúng không? Thật khó để biết được sự thật. Vì trong nước có sách của ông Thơ, lại không có đủ sách nước ngoài để tham chiếu và ngược lại. Nhưng giới khoa học cứ buộc tôi phải trả lời. Đi tìm sự thật trong câu chuyện, thì mới biết được câu chuyện của “thằng đi ăn cắp bị người khác ăn cắp lại”. Tôi hỏi “Giáo sư Tiến sĩ” Trần Ngọc Thơ: “Có biết GS. Jeff Madura, Trường Đại học Florida Atlantic là ai không?”. Ông Thơ cũng đi “luộc sách” người nước ngoài, GS. Jeff Madura, chứ hay ho gì? Ông đã trực tiếp làm nhục quốc thể và phá hủy nền quốc học nước nhà. Tội của PGS. TS. Phan Thị Cúc thì có thể mang ra “dạy bảo trong nhà”, nhưng tội của ông thì nặng hơn rồi đấy, đúng không?

Thứ nhất, làm hủy hoại nền quốc học nước nhà. Ở bất cứ quốc gia nào trên thế giới, người học khi đặt bút xuống viết, thì luôn trích dẫn: Câu nói này hay ý tưởng này của ai vậy và ra đời ngày tháng năm nào, trong hoàn cảnh lịch sử như thế nào? Hơn nữa, cũng phải làm rõ trên thế giới người ta đã đi đến đâu rồi? Bằng cách nào? Còn những vùng đất nào trong nghiên cứu khoa học mà chưa đặt ai chân đến? Chúng ta không làm như vậy, thì sẽ đến lúc không biết ý tưởng hay công trình này của ai, chẳng hạn như công trình này của Jeff Madura hay của ông Trần Ngọc Thơ? Và cứ như thế thì đừng bao giờ nói đến chuyện hội nhập quốc tế. Chúng ta đã vi phạm quyền sở hữu trí tuệ rồi, đúng không?

Thứ hai, không có một lời tri ân đến những người mở đường và khai sáng. Các bạn thử nghĩ xem, khi chúng ta tham khảo một cuốn sách để viết, chúng ta phải ghi tên tác giả đó vào trong bài viết hay giáo trình của mình, như là một lời biết ơn đến với họ. Bên cạnh đó, cũng là thông tin cho người đọc có thể truy xuất đến ý tưởng gốc của các tác giả. Đằng này, “Giáo sư Tiến sĩ” Trần Ngọc Thơ “luộc” gần hết cuốn giáo trình của GS. Jeff Madura, mà không hề đề tên tác giả! (Bạn đọc xem phụ lục 1 để có thể biết GS. Jeff Madura là ai). Thậm chí ngay trong danh mục tài liệu tham khảo cũng không thấy tên tác giả Jeff Madura. Tệ hại thật. “Giáo sư Tiến sĩ” Thơ đã chép các tái bản trước đây của GS. Jeff Madura, vì tôi có trên tay cuốn International Financial Management của GS. Jeff Madura xuất bản năm 2010 và cuốn Tài chính quốc tế của ông Thơ, phần lớn giống như in. Chỉ có khác nhau về ngôn ngữ tiếng Anh và tiếng Việt. Người ta cả một đời cho khoa học, thế mà lấy hết công trình “tim óc” của người ta mà không chút ghi tên tác giả. Đây là một tội ác và tàn nhẫn nhất trong nghiên cứu và viết giáo trình. Những con người như vậy có cần thiết để trong cộng đồng nghiên cứu hay không? Bài học chính danh là gì quá xa xỉ ở đây! Hơn thế nữa, còn lên báo chí và công luận giả danh, giả nghĩa và có hành động của kẻ ngụy quân tử.

Thứ ba, tạo trạng thái tâm lý ỷ lại hay rủi ro về mặt đạo đức (moral harzard). Bây giờ, chuyện của ông “Giáo sư Tiến sĩ” Thơ mà cho qua hay giấu nhẹm luôn, thì sẽ tạo một trạng thái tâm lý ỷ lại là: Bây giờ ông ấy làm như vậy, mà không bị trừng phạt gì, thì bất kể ai cũng có thể làm. Cứ tống tên tác giả vào sọt rác, dịch lại toàn phần (không tinh vi) và từng phần (tinh vi), rồi để tên mình vào. Trong hoạt động nghiên cứu, thì hành động này còn hơn hành động của tụi côn đồ xã hội đen nữa. Nếu phân tích theo kinh tế học, thì hình như ông Thơ không chỉ gây ra tác động tâm lý ỷ lại mà còn chịu tác động tâm lý ỷ lại, như là một hệ nhân quả. Bên cạnh các cuốn sách “luộc” của nước ngoài, mà chẳng ai lên tiếng, chẳng hạn như cuốn sách của PGS. TS. Nguyễn Thị Ngọc Trang và PGS. TS. Nguyễn Thị Liên Hoa, Đại học kinh tế TP HCM đã từng làm, thì ông Thơ phải làm theo. Thiên hạ ngu hết rồi chắc hay là thời buổi loạn lạc? Hãy dịch hết sách nước ngoài ra đi, tống tên các tác giả vào sọt rác và xào nấu lại, để có được một nền quốc học thuần Việt chắc? Đạo đức của nhà làm nghiên cứu là cái gì đó còn quá xa xỉ đối với cái xứ sở này! Còn các cơ quan chức năng thì làm ngơ vì không thể đọc được sách tiếng Anh để đối chiếu hay là chịu tác động của văn hóa “cả nể”?

Thứ tư, làm nhục quốc thể. Chúng ta có thể xin phép tác giả để có thể dịch lại từng phần hay toàn phần, như một số sách ở Việt Nam từng làm. Còn nếu tác giả không đồng ý, thì không được phép dịch. Đó là sản phẩm sở hữu trí tuệ của người ta, người ta có toàn quyền quyết định. Việt Nam đã từng nhập bộ phim “Ngôi nhà hạnh phúc” của Hàn Quốc về rồi mời diễn viên đóng lại. Làm như ở Việt Nam đã cạn kiệt hết kịch bản rồi! Chúng ta đã hoàn toàn mất khả năng chiết suất từ kho tàng lịch sử, văn hóa và xã hội mà cha ông ta đã để lại rồi chắc? Hành động trên tuy chẳng hay ho gì, nhưng chẳng thấm vào đâu so với hành động của ông Thơ. Vì sao? Vì hành vi của ông Thơ là ăn cắp mà, chứ đâu phải mua bản quyền đâu? Còn cái nhục nào tệ hại hơn cái nhục: “Giáo sư” Việt Nam đạo văn giáo trình của giáo sư nước ngoài?

Thứ năm, động cơ ăn cắp và kiếm tiền của “Giáo sư” Thơ. Cuốn sách của ông Thơ bán tới 168.000 đồng (thời giá năm 1997), thu nhập bình quân của người dân Việt Nam năm 1997 là 4.220.644 đồng (GSO, 2010). Trong khi đó cuốn sách của GS. Jeff Madura là 85 đô la năm 1997, thu nhập bình quân của người Hoa Kỳ là 30.084 đô la năm 1997 (IMF, 2010). Như vậy, cuốn sách của ông Thơ chiếm 3,98% trong thu nhập người Việt Nam, mà sách của GS. Jeff Madura chiếm 0,28% trong thu nhập của người Hoa Kỳ! Như vậy, rõ ràng động cơ của ông Thơ là kiếm tiền, bán sách cho sinh viên, lại là đối tượng ít khả năng kiếm ra tiền, bán cao tương đối hơn so với tác giả Jeff Madura (thông thường thì hàng giả giá rẻ hơn hàng thật, điều này ngược lại ở đây!) và bán cả nhân cách của mình qua hành vi ăn cắp. Mình ăn cắp của người ta, thì nên bán rẻ lại để còn để đức cho con cháu!

Nếu một người mà với động cơ kiếm tiền, không được học bài học chính danh, làm hủy hoại nền quốc học nước nhà, tạo trạng thái tâm lý ỷ lại mà tác hại của nó không lường hết được và làm nhục quốc thể, mà được xã hội tôn vinh và kính trọng, thì có thể nói giá trị của xã hội đã hoàn toàn bị đảo ngược và tất cả mọi chuyện đều có thể xảy ra.

2) Bằng chứng đạo văn của GS. TS. Trần Ngọc Thơ

Kính thưa các độc giả, đây là công việc chẳng những có liên quan đến danh dự và đạo đức của một con người, khuyến cáo cho những ai đã và đang có hành động đạo văn bằng bất cứ hình thức nào, hiệu chỉnh lại hành vi rủi ro về mặt đạo đức hay tâm lý ỷ lại, chấn hưng lại nền quốc học Việt Nam và bằng chứng cho các cơ quan chức năng theo dõi và quan sát, cho nên tôi xin phép trích dẫn chi tiết những phần giống nhau giữa sách của “giáo sư tiến sĩ” Trần Ngọc Thơ và sách của GS. Jeff Madura.

Tôi cũng sẽ làm tất cả những gì có thể làm được để có thể đưa ra công luận sự thật này, thậm chí mời cả GS. Jeff Madura ra đối chứng. Chuyện mà hai vị, một “Giáo sư” Việt Nam và một Giáo sư ở bên Hoa Kỳ, ở hai phương trời cách biệt, ngôn ngữ cách biệt, mà sản xuất ra một sản phẩm giống nhau như đúc đến như vậy à? Đến tận ký hiệu? Nhạc sĩ Bảo Chấn, ủy viên hội âm nhạc thành phố Hồ Chí Minh, cũng đã từng chối là bài “Tình thôi xót xa” là do trùng khớp với bài hát bên Nhật! Trong văn học và nghệ thuật, nhất là âm nhạc thì chuyện trùng khớp với nhau, là chuyện không thể xảy ra được. Xác suất xảy ra hầu như bằng không. Nếu Trịnh Công Sơn không sáng tác bài “Diễm Xưa”, thì trên thế giới này không ai có thể nghe được bài hát này.

http://www.vneconomist.net/forums/viewtopic.php?f=36&t=658


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét