Thứ Năm, 28 tháng 4, 2011

Vụ chết ở CA h.Bến cát : CÓ GÃ TÌNH VỢ BỊ HẠI

Hôm nay, phóng viên Báo Người Lao Động sẽ cung cấp đoạn băng ghi âm cho Công an tỉnh Bình Dương phục vụ công tác điều tra.

     

Chiều 27-4, chị Nguyễn Thị Thanh Tuyền, vợ nạn nhân Nguyễn Công Nhựt - người chết tại nhà tạm giữ Công an huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương (Báo Người Lao Động ngày 27-4 đã thông tin), cho biết anh Nhựt đã được chôn cất tại quê nhà (huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang). Trước đó, chiều 26-4, tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương, cơ quan chức năng đã  khám nghiệm tử thi anh Nhựt.
 
Đám tang của anh Nguyễn Công Nhựt. Ảnh: MINH SƠN

“Em rất sợ bị trả thù”

Sau khi chôn cất chồng, chị Tuyền rời khỏi Tiền Giang. Ngay tức khắc, chị cung cấp qua email cho phóng viên Báo Người Lao Động hai đoạn băng ghi âm hai cuộc điện thoại giữa chị và một người đàn ông tự xưng tên Phú. Theo chị Tuyền, hai đoạn băng này được chị ghi lại khi chồng chị đang bị tạm giữ ở Công an huyện Bến Cát. Nội dung chủ yếu là ông Phú gạ gẫm chị vào khách sạn với ông ta. 

Ông Phú là ai? Tại sao “gạ gẫm” chị Tuyền?
Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin trong những số báo tới.

Chị Tuyền nói: “Khi công bố đoạn băng này, em rất sợ bị trả thù. Vì vậy em không ở Bến Cát nữa mà đang ở chỗ bí mật”. Chị cũng cho biết thêm trước khi cung cấp hai đoạn băng cho báo chí, chị cũng đã kịp copy và lưu trữ nhiều nơi.

Hiện gia đình nạn nhân đã liên hệ với luật sư nhờ tư vấn những bước đi tiếp theo nhằm thúc đẩy việc làm sáng tỏ cái chết của anh Nguyễn Công Nhựt.
 
Công an sẽ trả lời chính thức

Chiều cùng ngày, phóng viên Báo Người Lao Động đã  trao đổi qua điện thoại với ông Phạm Xuân Trường, quyền Chánh Văn phòng Công an tỉnh Bình Dương, về nội dung của hai đoạn băng trên. Ông Trường cho biết hôm nay (28-4) sẽ tiếp phóng viên Báo Người Lao Động và tiếp nhận đoạn ghi âm để phục vụ công tác điều tra.
 
Ông Trường khẳng định sẽ xin ý kiến lãnh đạo Công an tỉnh Bình Dương để trả lời báo chí một cách chính thức về vụ việc. Chiều cùng ngày, chúng tôi cũng đã liên hệ với Thiếu tướng Võ Thành Đức, Giám đốc Công an tỉnh Bình Dương, tuy nhiên Thiếu tướng Đức từ chối trả lời qua điện thoại. Chúng tôi cũng đã liên lạc với nhân vật tên Phú từ số điện thoại do chị Tuyền cung cấp, sau khi nghe chúng tôi trình bày về đoạn băng ghi âm thì ông Phú cúp máy.

Chị Tuyền cho biết hiện chị vẫn chưa nhận được thông báo chính thức nào từ phía cơ quan chức năng về nguyên nhân cái chết của chồng. Ngay cả hai lá thư được cho là “thư tuyệt mệnh” của anh Nhựt, trong đó có một lá thư “gửi vợ”, chị cũng mới nhận được bản photocopy từ công an chứ chưa có bản chính. Theo chị Tuyền, sau một ngày nghiên cứu kỹ, chị phát hiện trong thư có hai nét chữ khác nhau.
 
Trích đoạn băng ghi âm
(giữa ông Phú và chị Tuyền)

- Chị Tuyền: Anh hỏi giúp sức khỏe chồng em...
- Ông Phú:  Trả ơn anh cái gì?
- Chị Tuyền: Dạ thì anh muốn cái gì?
- Ông Phú: Giờ em đang ở đâu vậy?
- Chị Tuyền: Em đang ở nhà.
- Ông Phú: Ở nhà với ai vậy?
…..
- Ông Phú: Trả ơn anh cái gì?
- Chị Tuyền: Thì anh muốn cho anh cái gì em cho anh cái đó.
- Ông Phú: Giờ anh đòi tầm bậy thì sao?
- Chị Tuyền: Thôi, cái đó không được…

- Ông Phú: Bây giờ chỉ có em mới cứu được chồng em thôi à.
- Chị Tuyền:  Sao vậy anh?…
- Ông Phú: Tại vì anh thích cái gì không được thì anh đòi cái đó!

- Chị Tuyền: Thì em mời anh uống cà phê để em hỏi thăm chồng em một chút xíu đó mà.
- Ông Phú: …Gặp mấy chỗ đó không có được, đi vô khách sạn gặp.
- Chị Tuyền: Trời ơi anh cứ thế.
…..
- Chị Tuyền: …Nghe anh nói thì em cũng lo thiệt. Em tin chắc, khẳng định chồng em vô tội!
- Ông Phú: Nếu em có suy nghĩ kiểu đó thì sau này hậu quả… Tại sao ban đầu mình không làm đi?
- Chị Tuyền: Là sao anh?
- Ông Phú: Trời ơi! Mệt em quá đi.
….
- Ông Phú: Có nghĩa là chồng em biết mình phạm tội, kêu lo giùm… bán miếng đất (mà vợ chồng mua) để đền ơn đáp nghĩa mà anh còn không đồng ý.
- Chị Tuyền: Ảnh nói vậy sao?
- Ông Phú: Chứ sao!... Ý anh nói như vậy, em phải hiểu hậu quả.

Nguồn NLD

ẢNH GIẢI TRÍ...ẢNH GIẢI TRÍ

Ảnh độc những lần đi 'phượt'

Ảnh chụp tại đường lên Mèo Vạc (Hà Giang) đoạn dốc đi Niêm Sơn (hướng Bảo Lạc), có 2 nhà rửa xe cạnh tranh nhau. (Ảnh: HolyTrinity)

Ảnh độc những lần đi 'phượt'

Ảnh độc những lần đi 'phượt'

Ảnh độc những lần đi 'phượt'

Người các tỉnh vùng cao Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái rất hay làm mất chìa khóa, vì vậy có dịch vụ... photo chìa khóa để phục vụ nhu cầu đồng bào nơi đây. Đây là cách viết tắt của 2 dịch vụ: photocopy và đánh chìa khóa (Ảnh:harchitec)

Ảnh độc những lần đi 'phượt'

Ảnh chụp tại đèo Thung Khe. Đèo Thung Khe rất đẹp nhưng cũng rất nguy hiểm do dốc, đá lở thường xuyên. (Ảnh: HolyTrinity)

Ảnh độc những lần đi 'phượt'

Quán 'treo đầu dê bán thịt chó' - (Ảnh:musstol)

Ảnh độc những lần đi 'phượt'

Quán "Đa tình Đa cảm" trên phố "Hàn Quốc" ở Hà Nội - (Ảnh: longlostlust)

Ảnh độc những lần đi 'phượt'


Chụp tại quán nhậu (Ảnh:hoangnguyen84)

Ảnh độc những lần đi 'phượt'


Không được phép nôn vào nhà vệ sinh, chỉ được nôn ... xuống ruộng - (Ảnh:linhlap)

Ảnh độc những lần đi 'phượt'


Nhà vệ sinh hiếm có - (Ảnh:alo_tongdaiday)

Ảnh độc những lần đi 'phượt'


Ảnh chụp tại Hà Tiên - (Ảnh: thichsoluon)

Ảnh độc những lần đi 'phượt'


ATM thật thà - (Ảnh: HolyTrinity)

Ảnh độc những lần đi 'phượt'


Ảnh chụp trên đường đến Buôn Đôn. (Ảnh:mystery02)

Ảnh độc những lần đi 'phượt'


Đình sản cho chó và mèo - (Ảnh:cuong1102)

Ảnh độc những lần đi 'phượt'


Dịch vụ mì tôm cho cá ăn tại suối Lê Nin (Cao Bằng) - (Ảnh:hoawngx)

Ảnh độc những lần đi 'phượt'


Trông xe thật thà - (Ảnh:favourite)


30/4- TRANH GIÀNH NHAU CHUYỆN CẮM CỜ VÀ VIẾT LỜI ĐẦU HÀNG

Ai là người cắm lá cờ trên dinh độc lập? Cả ông Thận và ông Đông đều trả lời: Tôi!


Từ trước, người ta đã nghe chỉ mỗi ông Bùi quang Thận là người cắm lá cờ trên nóc dinh độc lập.Bởi những lời kể tỷ mỷ khiến người ta cho rằng chính ông là người cắm lá cờ vào lúc 11h30 trưa 30/4/1975


"
- Ông nào là Dương Văn Minh?- Bùi Quang Thận quát hỏi. - Cho tôi gặp ngay Dương Văn Minh!
- Dạ thưa, ngài gặp Tổng thống có việc gì ạ?
- Để ông ấy dẫn tôi đi cắm cờ.
-Dạ... dạ, cái việc ấy thì ông này làm được. Chỉ có ông ấy mới biết chỗ..."
...

                                        


                 Bùi quang Thận

Ông ta bảo người dẫn tôi lên nóc Dinh Độc Lập, đến cầu thang tôi chần chừ không vào vì thấy nó như cái hộp, nghĩ bụng nếu vào đó không ra được thì sao? Người dẫn tôi lên giải thích, đây là cầu thang máy”. Khi lên đến nơi, tôi hạ cờ ngụy xuống, nhưng do cờ được buộc chắc chắn nên phải dùng răng cắn và xé nó mới đứt, sau đó rút cần ăngten ra để luồn dây treo cờ giải phóng vào.

Kéo cờ mình lên, tôi lại hạ xuống, đưa tay xem đồng hồ rồi lấy bút ra ghi: “11giờ 30 ngày 30.4” và ký tên “Thận”, rồi kéo cờ lên. Lúc ấy nhìn lá cờ ngụy tôi đã định cầm ném đi, nhưng rồi tôi lại nhặt cuộn vào rồi đem xuống để vào trong xe, với ý định làm vật kỷ niệm trong cuộc đời chiến đấu. Lá cờ ấy, sau này tôi đã trao lại cho bảo tàng.
...
Bỗng một thời gian...Ông Nguyễn duy Đông quê Thụy văn,Thái thụy Thái bình hùng hồn tuyên bố:
" “Hôm đó tôi là người được giao trách nhiệm mang theo lá cờ rộng 3,4 m, dài 4,8m để sau khi quân ta giành chiến thắng sẽ cắm lên nóc cờ của Bộ tham mưu ngụy quyền Sài Gòn báo hiệu chiến thắng và giành lại chủ quyền. Tôi vừa hãnh diện vừa lo sợ, lá cờ được tôi cất giữ cẩn thận trong ba lô, lúc đó tôi chỉ nghĩ dù có hy sinh cũng quyết không để mất lá cờ này"

                            

Những kỷ vật này với ông Đông là báu vật 
...
"Nguyễn Duy Đông từ trên xe tăng lao xuống đường,̀ chĩa súng AK bắn liên tiếp vào xe bọc thép của địch và hét to: “Hàng thì sống, chống thì chết”. Khoảng hơn 11 giờ, Tiểu đoàn do Đội trưởng Thiều Quang Nông chỉ huy ra lệnh cho quân tiến đánh cổng Bộ Tổng. Khi đã khống chế hoàn toàn quân địch, ông Đông lưng giắt lá cờ, tay cầm AK chạy trước xông vào nhà Bộ tham mưu của ngụy quyền Sài Gòn.
...
" “Lúc tôi đã lên được nóc nhà nhưng do lá cờ quá rộng và dài nên loay hoay mãi mà chưa tìm được cán cờ. Mình quay xuống hét to: “Các đồng chí cầm ngọn cán cờ kéo ngược lên”, tất cả mọi người có mặt ở đó mỗi người một việc, chỉ trong thời gian ngắn lá cờ được tra vào cán. Tôi nhanh chóng leo lên cột cờ chính và cắm lên nóc Bộ Tổng tham mưu đúng lúc 11 giờ 30 phút ngày 30/4/1975. Tiếp đó, đồng chí Đỗ Xuân Hương dùng súng AK bắn một tràng dài báo tin chiến thắng”.

Trung đoàn 48, Sư đoàn 390 đã cấp giấy chứng nhận số 251/CN - TĐ do Chính ủy Trung đoàn, Thượng tá Phạm Văn Đạo ký tặng ông Nguyễn Duy Đông - người đã cắm lá cờ quân giải phóng lên nóc cờ ngụy Sài Gòn năm 1975.

Ai đã viết lời đầu hàng cho tổng thổng Dương văn Minh? cả hai ông Tùng và Thệ đều trả lời : Tôi!


Theo ông Thệ giải trình thì :

"Tôi đến cửa, toàn bộ nội các của họ đứng dậy chào. Vẻ mặt ai cũng bồn chồn lo lắng, có người lúng túng sợ sệt. Tổng thống Dương Văn Minh chậm rãi: “Biết quân giải phóng đã vào thành phố, nội các chúng tôi đang chờ các ông để bàn giao”. Tôi nói dứt khoát: “Các ông phải đầu hàng vô điều kiện. Yêu cầu tất cả xếp hàng đôi ra khỏi ngôi nhà này”. Tổng thống Dương Văn Minh khẩn khoản: “Chúng tôi xin được ở đây. Ra ngoài bây giờ không an toàn”. Tôi ra lệnh: “Các ông phải ra ngay đài phát thanh tuyên bố đầu hàng vô điều kiện”. Sau đó tôi đưa ông ra đài phát thanh. 

                                        
                Phạm xuân Thệ

Tôi thảo bản tuyên bố: “Tôi - Dương Văn Minh - tổng thống chính quyền Sài Gòn, tuyên bố đầu hàng vô điều kiện trước sức mạnh của quân giải phóng miền Nam Việt Nam. Tôi kêu gọi chính quyền từ trung ương đến địa phương giải tán toàn bộ, trao lại cho quân giải phóng miền Nam Việt Nam”. Ông ta phản đối chữ “tổng thống”, đòi đổi thành “đại tướng”, tôi không chịu: “Đã nhận chức tổng thống mới một ngày hay một giờ ông cũng là tổng thống”.
Khi không còn đào đâu ra được bản thảo thì ông Thệ cũng nhanh ý trả lời:
 “Bản thảo đó tôi đút vào túi áo. Khi xong việc ở đài phát thanh, quay về đơn vị để tắm rửa, giặt giũ, thay quân phục, tôi quên lấy bản thảo này ra nên đã mất luôn”.

Đến lượt ông Tùng:

 “Bản thảo lời đầu hàng của tôi đưa cho Dương Văn Minh đọc lúc trưa 30/4/1975 tại Đài Phát thanh là do tôi viết, sau đó tôi đọc lời chấp nhận tuyên bố đầu hàng của Tổng thống Dương Văn Minh...”.

                
                                               Bùi Tùng
                                            

Nhân chứng:

Những nhân chứng quan trọng như nguyên Chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh, Tiến sỹ Kinh tế Hà Huy Đỉnh (nguyên chủ bút tờ Kinh tế thị trường Sài Gòn), Phạm Kỳ Nhân (nguyên phóng viên thường trú của Hãng AP tại Sài Gòn) – những người có mặt tại Dinh Độc Lập sáng 30/4/1975 đều xác nhận có gặp cả 2 ông Tùng và Thệ ngay từ những giây phút đầu quân Giải phóng tiến vào Dinh. Nhưng không ai trong họ nhớ rõ ai là người vào trước.

Ông Hạnh chỉ nhớ ông Thệ thì “nghiêm khắc, to tiếng”, ông Tùng thì “mềm mỏng, dễ gần”. Còn tổ chức đưa ông Minh và ông Mẫu sang Đài Phát thanh thì cả ông Đỉnh và ông Nhân đều  nói “chắc chắn là người của ông Thệ”.

Các ông Trần Minh Công – nguyên Trung tá, Lữ đoàn phó Tham mưu trưởng Lữ đoàn xe tăng 203 và ông Bùi Quang Thận (người cắm cờ trên Dinh) thì xác định những người vào Dinh đầu tiên là cán bộ, chiến sỹ Lữ đoàn 203, còn việc tổ chức bắt giữ Dương Văn Minh và Nội các Sài Gòn chủ yếu  là cán bộ chiến sỹ Trung đoàn 66 của Phạm Xuân Thệ.

Tất cả các nhân chứng nguyên là cán bộ chiến sỹ cũ của Trung đoàn 66 đều khẳng định nhớ như in thời khắc lịch sử đó và họ không thấy việc Trung tá Tùng tham gia hoặc điều hành việc đưa các ông Minh và Mẫu sang Đài Phát thanh.

Trong số 16 nhân chứng mà Tổ công tác trực tiếp phỏng vấn thì có tới hơn một nửa cho rằng cả ông Thệ, ông Tùng và một số trợ lý Trung đoàn 66 soạn thảo, chỉnh sửa lời tuyên bố đầu hàng cho Tổng thống Dương Văn Minh. Khi kể chi tiết, hầu hết các nhân chứng Trung đoàn 66 đều nói ông Thệ và các trợ lý của mình đang soạn thảo lời đầu hàng cho Dương Văn Minh thì ông Tùng mới xuất hiện.

Ông Thệ đã mời ông Tùng cùng tham gia hoàn chỉnh lời tuyên bố đầu hàng cho Dương Văn Minh. Riêng lời tuyên bố chấp nhận sự đầu hàng của Dương Văn Minh thì ông Tùng soạn thảo và trực tiếp đọc vào máy ghi âm để phát trên đài.

Tuy nhiên, khi được biết bản “bút tích duy nhất” do ông Tùng viết đã được ông Tùng trao lại và hiện đang lưu giữ tại Bảo tàng Quân đoàn 2 thì nhân chứng Hà Huy Đỉnh đã kiên quyết bác bỏ.

Ông Đỉnh khẳng định: “Sau khi cầm tờ giấy đọc vào máy ghi âm, ông Tùng đã vo tròn và vứt nó vào góc tường. Với ý thức lịch sử, tôi vội nhặt nó lên và cho vào túi áo. Nhưng ông Tùng đã phát hiện ra và lấy lại tờ giấy và xé nát trước mặt chúng tôi”.

 kết luận của Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam

Về việc thảo lời tuyên bố đầu hàng và tuyên bố chấp nhận sự đầu hàng của Dương Văn Minh:

Tại đài phát thanh đồng chí Phạm Xuân Thệ cùng các cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 66 tổ chức soạn thảo lời Tuyên bố đầu hàng cho Dương Văn Minh. Văn bản đang được soạn thảo, thì Trung tá Bùi Văn Tùng – Chính ủy Lữ đoàn xe tăng 203 xuất hiện. Từ đó, bộ phận cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 66 dưới sự chỉ đạo của đồng chí Bùi Văn Tùng tiếp tục soạn thảo và hoàn chỉnh lời Tuyên bố đầu hàng cho Dương Văn Minh đọc vào máy ghi âm để phát trên đài phát thanh.

Riêng lời Tuyên bố chấp nhận đầu hàng của Tổng thống Dương Văn Minh do đồng chí Bùi Văn Tùng soạn thảo và trực tiếp đọc trên đài phát thanh”.

winc100 tổng hợp

Thứ Tư, 27 tháng 4, 2011

CÓ HAY KHÔNG, LUẬT SƯ TRƯƠNG PHÚ THỨ ?

TRƯƠNG PHÚ THỨ MẠO DANH LUẬT SƯ HÀNH NGHỀ Ở MỸ VÀ BỊA ĐẶT LÁO LẾU VỀ BÀ NGÔ ĐÌNH NHU

Kính thưa quý vị,

Gần đây, một có số bài viết về Bà Ngô Đình Nhu đều bịa đặt láo lếu bởi
một nhân vật Trương Phú Thứ.

Nhân vật này không hề đưa ra hình ảnh nào mới về bà Nhu, lý lịch mù
mờ, hình ảnh của tác giả Trương Phú Thứ cũng không ai biết.

Trương Phú Thứ là ai ?

Xin thưa:

Trương Phú Thứ chính là 1 thằng ăn cắp sách ... chuyên bịa đặt ... và
mạo danh luật sư.

1) Chúng tôi đã kiểm chứng với "California State Bar" và đã phát hiện
ra là không có ai mang tên Trương Phú Thứ, đang hành nghề luật sư tại
Mỹ cả.

xin xem, và kiểm chứng "Attorney Search":

http://www.calbar.ca.gov

Chúng tôi đã kiểm chứng với "Seatle City Lawyer Directory" và cũng đã
phát hiện ra là không có ai mang tên Trương Phú Thứ, đang hành nghề
luật sư tại Seatle-Mỹ cả.

2) Trước đây, Trương Phú Thứ này đã ăn cắp sách của bà Lê Văn Đồng.

Ông Lê Văn Đồng là tác giả của sách mang tên Chính Đề (xuất bản 1964).
Y và đồng bọn giả đò mượn sách về để đánh máy lại nhằm tái bản (nhằm
thu lợi riêng).

Cuối cùng thì y tiếm đoạt tác quyền và tự ý ghi tên Ngô Đình Nhu, ...
và y (y tự ý đòi ghi tên mình vô tác phẩm của ông Lê Văn Đồng).

3) "Hồi ký bà Nhu" cũng chỉ là 1 tác phẩm bịa đặt của y mà thôi.

Bà Nhu già cả lẩm cẩm 87 tuổi chẳng có viết hồi ký gì cả.

Xin xem:

http://www.vantuyen.net/index.php?view=story&subjectid=19111

Yêu cầu quý vị báo chí đăng tin cải chính sự mạo danh luật sư và bịa
đặt của nhân vật Trương Phú Thứ.

Trần Văn Thư (California)

Nguồn newsgroups.derkeiler.com
Xem thêm :Bà Ngô Đình Nhu

ĐÀI PHÁT THANH SÀI GÒN TRƯA 30/4/1975

Năm 2003 tôi có bài viết “Dinh Độc Lập trưa ngày 30.4.1975” đầu tiên, bổ sung những năm sau, nêu ra khác biệt trong chuyện kể về thời khắc lịch sử qua đối chiếu sách báo trong nước và nước ngoài.

Chuyện gì xảy ra tại cổng Dinh Độc Lập, tăng nào vào trước, xe 390 hay 843? Khi bộ đội vào được trong dinh, ai đã gặp Tổng thống Dương Văn Minh đầu tiên và đã nói những gì? Ai giương cờ Mặt trận Giải phóng miền Nam trên nóc dinh? Những nghi vấn đã là đề tài tranh cãi trên tạp chí Xưa&Nay giữa những sĩ quan và bộ đội, với hai nhân chứng lịch sử quan trọng có mặt ở đó lúc bấy giờ là Đại úy bộ binh Phạm Xuân Thệ và Trung tá Chính ủy Bùi Văn Tùng, nay là Trung tướng Phạm Xuân Thệ và Đại tá Bùi Văn Tùng. Một nhân chứng khác là Thượng tá Bùi Tín, Phó Tổng biên tập báo Quân đội Nhân dân, cũng có mặt. Nhưng nay đã bị xóa tên trong các tài liệu lịch sử vì ông Bùi Tín đã bỏ nước ra đi vào năm 1990.

Vì có nhiều điều không nhất quán nên những năm gần đây Viện Lịch sử Quân đội Việt Nam và Bộ Tổng tham mưu Quân đội Nhân dân đã có những nghiên cứu, tổ chức thảo luận về thời khắc lịch sử này. Nhưng tranh cãi về chuyện ai nói gì với lãnh đạo miền Nam tại Dinh Độc Lập, ai viết văn bản đầu hàng cho Tổng thống Dương Văn Minh đọc để thâu băng cho đến nay vẫn chưa được xác minh rõ ràng.

Bên cạnh đó, những sự việc xảy ra tại đài phát thanh Sài Gòn liên quan đến một số lãnh đạo sinh viên, trí thức, đoàn thể và đặc biệt là Trịnh Công Sơn cũng gây tranh luận vì ông là một nhạc sĩ nổi tiếng đã phát biểu và hát “Nối vòng tay lớn” trên đài vào giờ phút lịch sử sang trang. Lời ca của ông rất nhiều người biết đến. Tựa bài hát còn được dùng để đặt tên cho những trại hè sinh viên – Trại hè Nối vòng tay lớn – do phòng thông tin quốc ngoại tổ chức sau khi Hiệp định Ba Lê 1973 được kí kết để mời gọi sinh viên du học nước ngoài về thăm quê hương, sinh hoạt cùng sinh viên trong nước.

Nội dung các lời dẫn và phát biểu trong chương trình phát thanh đầu tiên của “Đài Sài Gòn Giải phóng”, như ghi lại trong băng phổ biến trên damau.org ngày 1.4.2011[http://damau.org/archives/19337], đã khiến một số bạn đọc muốn biết hư thực ra sao. Bài viết này trình bày những tài liệu ghi nhận được chung quanh đoạn băng đó.

*

1. Những phát biểu về đầu hàng

Trước hết là ghi lại những phát biểu nghe được trong băng, từng đoạn một:

(1) Tổng thống chính quyền Sài Gòn kêu gọi Quân lực Việt Nam Cộng hoà hạ vũ khí đầu hàng không điều kiện quân Giải phóng miền Nam Việt Nam. Tôi tuyên bố chính quyền Sài Gòn từ trung ương đến điạ phương đã giải tán hoàn toàn. Từ trung ương đến điạ phương giao lại cho Chính phủ Cách mạng Lâm thời miền Nam Việt Nam.

(2) Trong tinh thần hoà giải và hoà hợp dân tộc (không rõ) cả nước đồng bào vui vẻ chào mừng ngày hoà bình của dân tộc và trở lại sinh hoạt bình thường. Các nhân viên của các cơ quan hành chánh quay trở về vị trí cũ theo sự hướng dẫn (không rõ).

(3) Chúng tôi đại diện Lực lượng quân Giải phóng miền Nam Việt Nam long trọng tuyên bố Thành phố Sài Gòn đã được giải phóng hoàn toàn, chấp nhận sự đầu hàng không điều kiện của tướng Dương Văn Minh, Tổng thống Chính quyền Sài Gòn.

BuiVanPhu_TrinhCongSon_DaiPhatThanh_H01_XuaNay_234

Ông Nguyễn Hữu Thái, cựu lãnh đạo sinh viên Sài Gòn có mặt tại đài và là người đã phối trí chương trình phát thanh trưa ngày 30.4, trong hồi ức trên tạp chí Xưa&Nay [Số 234, tháng 4.2005, tr. 19-20] tựa “Tiếng nói cách mạng đầu tiên trên Đài phát thanh Sài Gòn”, ghi lại phần mở đầu chương trình phát thanh vào lúc hơn 2 giờ chiều:

“Chúng tôi là những người đại diện cho Ủy ban nhân dân cách mạng Sài Gòn-Chợ Lớn-Gia Định. Chúng tôi là những người đầu tiên tới Dinh Độc Lập trước 12 giờ và đã cùng anh em quân đội giải phóng cắm cờ trên Dinh Độc Lập. Chúng tôi là giáo sư Huỳnh Văn Tòng và cựu chủ tịch Tổng hội sinh viên Sài Gòn Nguyễn Hữu Thái…”

Sau đó ông giới thiệu lời kêu gọi của Tổng thống Dương Văn Minh và Thủ tướng Vũ Văn Mẫu:

“Xin giới thiệu lời kêu gọi của ông Dương Văn Minh và Vũ Văn Mẫu của chính quyền Sài Gòn về vấn đề đầu hàng ở thành phố này…”

Bài hồi ức ghi tiếp:

[trích báo Xưa&Nay]

Tiếp theo là lời của tướng Dương Văn Minh:

“Tôi, Dương Văn Minh, Tổng thống chính quyền Sài Gòn, kêu gọi Quân lực Việt Nam Cộng hoà hạ vũ khí đầu hàng không điều kiện quân Giải phóng miền Nam Việt Nam. Tôi tuyên bố chính quyền Sài Gòn từ Trung ương đến điạ phương phải giải tán hoàn toàn. Từ Trung ương đến điạ phương trao lại cho Chính phủ cách mạng Lâm thời miền Nam Việt Nam”.

Giáo sư Vũ Văn Mẫu phát biểu tiếp theo:

“Trong tinh thần hoà giải và hoà hợp dân tộc, tôi, giáo sư Vũ Văn Mẫu, Thủ tướng, kêu gọi tất cả các tầng lớp đồng bào hãy vui vẻ chào mừng ngày hoà bình của dân tộc, và trở lại sinh hoạt bình thường. Nhân viên của các cơ quan hành chính quay trở về vị trí cũ dưới sự hướng dẫn của chính quyền cách mạng”.

Và cuối cùng là lời chấp nhận đầu hàng của chính ủy Bùi Văn Tùng:

“Chúng tôi đại diện lực lượng quân Giải phóng miền Nam Việt Nam long trọng tuyên bố Thành phố Sài Gòn đã được giải phóng hoàn toàn, chấp nhận sự đầu hàng không điều kiện của ông Dương Văn Minh, Tổng thống chính quyền Sài Gòn”.

[hết trích]

Trong phần âm thanh phổ biến, so với trích dẫn từ tạp chí Xưa&Nay ngoài những chỗ nghe không rõ có vài khác biệt.

Căn cứ vào hồi ức của Nguyễn Hữu Thái, ba phát biểu đó là của:

(1) Tổng thống Dương Văn Minh. Trong phần này tôi nghe là “đã” giải tán hoàn toàn, bài viết ghi “phải” giải tán hoàn toàn. Vì âm thanh rè, khó phân biệt rõ nên tôi không chắc. Tuy nhiên theo tài liệu của giới chức quân sử Việt Nam, bản tuyên bố đầu hàng do Chính ủy Bùi Văn Tùng viết trên giấy cho Tổng thống Dương Văn Minh đọc là “phải” giải tán hoàn toàn.

Trong tác phẩm “Giai Phong! The Fall and Liberation of Saigon” của Tiziano Terzani [Xuất bản năm 1975 bằng tiếng Ý. John Shepley dịch sang Anh ngữ. Nxb St. Martin 1976], phóng viên người Ý ở lại Sài Gòn cho đến tháng 7.1975 đã ghi nhận lời tuyên bố đầu hàng của Tổng thống Dương Văn Minh do Chính ủy Bùi Văn Tùng viết trên tờ giấy mầu vàng [tr. 95]. Tác giả ghi nhận chương trình phát thanh có lại lúc 2 giờ 30 chiều vì đài đã im tiếng từ sau tuyên bố của Tổng thống Dương Văn Minh vào lúc 10 giờ 25 sáng, khi ông kêu gọi hai bên buông súng và chờ đợi bàn giao quyền hành cho Chính phủ Cách mạng Lâm thời miền Nam Việt Nam.

Buổi phát thanh đầu tiên sau 2 giờ chiều của lực lượng giải phóng theo Terzani có phần mở đầu như sau:

“This is the voice of the Revolutionary Forces of Saigon-Gia Dinh. I am a representative of the Liberation Forces. Now Duong Van Minh will make an appeal.”

[Dịch: Đây là tiếng nói của Lực lượng Cách mạng Sài Gòn Gia Định. Tôi là đại diện của Lực lượng Giải phóng. Bây giờ Dương Văn Minh sẽ có lời kêu gọi.”

Theo tác giả tường thuật, sau lời giới thiệu có sự im lặng rồi là lời tuyên bố của Tướng Minh và Thủ tướng Vũ Văn Mẫu [tr. 96]

“I, General Duong Van Minh, president of the Saigon government, appeal to the armed forces of the Republic of Vietnam to lay down their arms and surrender unconditionally to the forces of the National Liberation Front. Furthermore I declare that the Saigon government is completely dissolved at all levels.”

“In the spirit of harmony and national reconciliation, I, Professor Vu Van Mau, prime minister, appeal to all levels of the population to greet this day of peace for the Vietnamese people with joy. I appeal to all employees of the administration to return to their posts and continue their work.”

Như thế cho thấy lời phát biểu của Tổng thống Dương Văn Minh và Thủ tướng Vũ Văn Mẫu trên đài là có thực, nội dung như trong băng ghi âm.

Họ có bị ép buộc nói thế không? Theo lời kể của kí giả Đức Borries Gallasch là người đã cho mượn máy cát-sét để ghi lời đầu hàng thì đã có lời qua tiếng lại giữa Chính ủy Tùng và Tổng thống Minh về một vài chữ mà ông Tùng muốn ông Minh phải sử dụng. Trong một phóng sự điều tra 4 kì của đài truyền hình trong nước HTV 9, phần 4 chiếu khúc phim tài liệu với kí giả Gallasch kể về không khí và chuyện viết lệnh đầu hàng, thu thanh sau khi ông vừa rời đài phát thanh và trở lại đường Thống Nhất trước Dinh Độc Lập.

Trong “30.4.1975 Bản hùng ca Thế kỷ XX” [Nxb Lao động 2006] có nhiều tài liệu, hồi ức của những cấp chỉ huy quân sự Quân đội Nhân dân về chiến thắng năm 1975. Phần trích hồi ức của Tướng Võ Nguyên Giáp ghi lời đầu hàng của Tổng thống Dương Văn Minh đã được Bộ Chính trị và Quân ủy nghe qua dây ghi âm vào chiều 30.4 như sau: “Tôi là Dương Văn Minh, tổng thống của chính quyền Sài Gòn. Tôi kêu gọi (không có: Quân lực Việt Nam Cộng hoà) bỏ vũ khí đầu hàng vô điều kiện Quân giải phóng, giải tán cơ cấu chính quyền từ trung ương đến điạ phương vào giao quyền cho Chánh phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam.” [tr. 243]

Hồi ức của Tướng Giáp không ghi “Quân lực Việt Nam Cộng hoà” là vì không có trong phần âm thanh gốc hay quan chức thông tin kiểm duyệt bỏ đi?

(2) Sau lời tuyên bố của Tổng thống Dương Văn Minh là tuyên bố của Thủ tướng Vũ Văn Mẫu. Trong băng những chỗ về tên và chức vụ không nghe rõ. Không biết ông Thái nghe băng ghi lại có nghe được danh xưng và chức vụ của vị Thủ tướng cuối cùng của Việt Nam Cộng hoà hay không? Ông ghi những điều đó vào trong bài viết vì đã biết rõ ông Vũ Văn Mẫu là ai hay ông dựa theo những nguồn tài liệu khác?

(3) Kế đến là lời Chính ủy Bùi Văn Tùng chấp nhận sự đầu hàng. Trong phần này, tôi nghe “tướng” Dương Văn Minh. Còn trong bài ghi là “ông” Dương Văn Minh.

Một nguồn thông tin khác là mạng BBC Việt ngữ ngày 29.04.2005 trong đó có trích báo Tuổi Trẻ ngày 23.03.2005 với lời của cựu Chính ủy Bùi Văn Tùng như sau: “Tôi thảo cho ông Dương Văn Minh lời đầu hàng. Sau khi ông đọc xong thì tôi đọc lời tuyên bố: ‘Chúng tôi đại diện lực lượng quân giải phóng miền Nam VN long trọng tuyên bố TP Sài Gòn đã được giải phóng hoàn toàn, chấp nhận sự đầu hàng không điều kiện của ông Dương Văn Minh, tổng thống chính quyền Sài Gòn…’.”

Bài hồi ức trên tạp chí Xưa&Nay số tháng 4.2005 cũng dùng chữ “ông” trước danh xưng Dương Văn Minh, thay vì chữ “tướng”. Có hai băng ghi âm khác nhau? Hay vì nghe không rõ nên ghi nhầm ở đây?

Lời chấp nhận đầu hàng này cũng đã được hãng thông tấn AP, qua bản tin của kí giả George Esper gửi đi và đăng trên nhật báo New York Times ngày 1.5.1975 đã ghi nguyên văn, trong đó có chữ Gen. – tiếng Anh nghĩa là “tướng” – với nội dung rất đúng lời của chính ủy Bùi Văn Tùng như ghi ra từ băng:

“We representatives of the liberation forces of Saigon formally proclaim that Saigon has been totally liberated. We accept the unconditional surrender of Gen. Duong Van Minh, President of the former Government.”

Hãng thông tấn AP có nhân viên nghe đài và dịch lại nguyên văn để kí giả Esper ghi nhận trong bài tường thuật của ông.

Tuần báo TIME ngày 12.05.1975 trong một bài tường thuật cũng ghi lời chấp nhận đầu hàng: “Saigon has been totally liberated. We accept the unconditional surrender of General Duong Van Minh, President of the former government.”

Dựa trên những tường thuật của Borries Gallasch, Tiziano Terzani và George Esper thì những lời tuyên bố của Tổng thống Dương Văn Minh, Thủ tướng Vũ Văn Mẫu và Chính ủy Bùi Văn Tùng trên đài phát thanh Sài Gòn chiều ngày 30.4.1975 là có thực.

Cũng cần nói thêm là Tổng thống Dương Văn Minh trong ngày 30.4 đã đọc hai tuyên bố trên đài Sài Gòn.

Nhật báo New York Times ngày 1.5.1975 có đăng lời kêu gọi buông súng của Tổng thống Dương Văn Minh và của phụ tá Tổng Tham mưu trưởng Nguyễn Hữu Hạnh dưới tiêu đề “Saigon’s Surrender Texts” do hãng thông tấn AFP gửi đi bản dịch không chính thức. Đây là bản tuyên bố được thu âm vào sáng sớm tại Dinh Thủ tướng và được phát đi trên đài lúc 10 giờ 25 phút sáng. Nguyên văn tiếng Việt của hai lời tuyên bố này cũng đã được ghi lại nguyên văn trên nhật báo Nhân Dân ngày 1.5.1975.

Còn lời tuyên bố đầu hàng phát đi lúc khoảng 2 giờ 30 chiều là sau khi Tổng thống Dương Văn Minh và Thủ tướng Vũ Văn Mẫu được áp giải từ Dinh Độc Lập đến đài phát thanh. Tại đây Chính ủy Bùi Tùng đã viết bản văn đầu hàng cho Tổng thống Minh đọc vào máy cát-sét của kí giả người Đức là Borries Gallasch, trước khi được truyền đi qua sóng trong chương trình phát thanh đầu tiên của cách mạng do Nguyễn Hữu Thái điều hợp.

*

2. Về phát biểu và hát “Nối vòng tay lớn” của Trịnh Công Sơn

Về sự kiện Trịnh Công Sơn phát biểu và hát trên đài. Tiếp tục ghi lại tiếng nói trong băng:

“(không rõ) Cách mạng Sài Gòn Chợ Lớn Gia Định. Và chúng tôi xin công bố là Thành phố Sài Gòn đã hoàn toàn được giải phóng lúc 12 giờ ngày hôm nay 30 tháng Tư năm 1975. Chúng tôi xin đồng bào hãy bình thản và bình tĩnh tiếp tục cuộc sống bình thường. Quân đội cách mạng đã làm chủ hoàn toàn thành phố và hiện tại chúng tôi (không rõ) nhưng sau này (không rõ) tất cả anh em thanh niên sinh viên học sinh Sài Gòn và toàn quốc đã biết. Chúng tôi xin giới thiệu anh Sơn có thể nói vài lời và cũng là hát cho qúi vị nghe một bài ngắn ngắn.”

Đoạn này là giọng nói của Nguyễn Hữu Thái, vì ông điều hợp buổi phát thanh. Lúc đó tại đài Sài Gòn có Nguyễn Hữu Thái cùng với giáo sư Huỳnh Văn Tòng, một trí thức từ Pháp về. Ông Thái viết trong hồi ức:

[trích Xưa & Nay]

Thái đích thân đứng ra điều hành buổi phát thanh ấy, đọc thêm bảng công bố của Cách mạng đối với vùng mới giải phóng, mượn của một chính trị viên.

Thái và Tòng cố tình xưng tên tuổi mình là nhằm tạo tâm lý trấn an nhân dân Sài Gòn. Gần đây, nhân dân phía Nam từng bị guồng máy tâm lý chiến của Mỹ và Sài Gòn ra rả tung tin thất thiệt, mô tả nào cảnh tắm máu khi bộ đội đến miền Trung làm dân Sài Gòn sợ điếng hồn. Mọi người thực sự đang kinh hoàng, chỉ mong tìm đường đào thoát chạy thoát thân với bất cứ giá nào! Hy vọng khi nghe được tên tuổi Thái, Tòng họ sẽ nghĩ: “À, nếu mấy tên tư sản kiểu như Tòng, Thái mà còn đó thì chắc cũng không đến nỗi nào!

Xen kẽ vào các lời ghi âm sẵn phát đi phát lại nêu trên, họ tranh thủ kêu gọi đại diện đồng bào các giới đến lên tiếng trên làn sóng phát thanh.

Thấy trong đám đông ùa đến đài có nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, sinh viên Huỳnh Ngọc Chênh đưa anh vào và tất cả cùng anh hát vang bài “Nối vòng tay lớn”. Không có đàn trống, chúng tôi vỗ tay, khỏ nhịp lên bàn cùng nhau hát vang:

Rừng núi dang tay nối lại biển xa
Ta đi vòng tay lớn mãi để nối sơn hà
Mặt đất bao la anh em ta về
Gặp nhau mừng như bão táp quay cuồng
Trời rộng bàn tay ta nắm nối tròn một vòng Việt Nam

Từ Bắc vô Nam nối liền nắm tay
Ta đi từ đồng hoang vu vượt hết núi đồi
Vượt thác cheo leo tay ta vượt đèo
Từ quê nghèo lên phố lớn
Nắm tay nối liền biển xanh sông gấm nối liền một vòng tử sinh.

Bài hát ra đời từ năm 68 nói lên giấc mơ của dân tộc nay mới trở thành hiện thực. Đây là bài hát đầu tiên được phát trên sóng của đài phát thanh Sài Gòn ngày giải phóng.

[hết trích]

Bài viết không ghi lời phát biểu của Trịnh Công Sơn, cũng không ghi trọn vẹn lời ca mà nhạc sĩ cùng một vài người nữa đã đồng ca và câu hát cuối do Nguyễn Hữu Thái ghi lại không như phần âm thanh trên damau.org. Theo băng, đó là “Biển xanh sông gấm nối liền một vòng Việt Nam”. “Việt Nam” khác với “tử sinh” như ghi trong bài viết của Nguyễn Hữu Thái.

Có hai băng khác nhau chăng? Theo Nguyễn Hữu Thái, ông có băng ghi âm này từ nhà sử học Nguyễn Nhã tặng năm 2002.

Trong hồi ức, Nguyễn Hữu Thái không nhắc đến phát biểu của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Tuy nhiên, khi ông viết rằng ông và Giáo sư Huỳnh Văn Tòng muốn có nhiều giới đồng bào đến để lên tiếng cho mọi người an tâm đừng bỏ nước ra đi thì việc Trịnh Công Sơn trước khi hát đã kêu gọi mọi người ở lại là hợp với tình cảnh bấy giờ tại đài và đúng ý muốn của các ông Thái, Tòng và một chính trị viên bộ đội có mặt.

Về phát biểu của Trịnh Công Sơn, trên tạp chí mạng honvietquochoc.com.vn của Hội Nhà văn Việt Nam ngày 18.8.2010 có bài của Thanh Huyền tựa: “Trịnh Công Sơn hát ‘Nối vòng tay lớn’”  cũng ghi lại lời phát biểu của nhạc sĩ, nguyên văn giống như trong băng đã phổ biến, nhưng cắt bỏ một câu quan trọng có lẽ vì là vấn đề “nhạy cảm” trong nước. Đó là câu: “Những kẻ đã ra đi chúng ta xem như là đã phản bội đất nước.”

BuiVanPhu_TrinhCongSon_DaiPhatThanh_H02_HonViet_20100818

Phần lời ca, tác giả Thanh Huyền ghi lại đầy đủ, nhưng câu cuối cùng cũng ghi “tử sinh” thì khác với băng trên damau.org và giống như trong hồi ức của Nguyễn Hữu Thái.

3. Ai đã có mặt tại đài phát thanh Sài Gòn?

Sự kiện Trịnh Công Sơn hát trên đài Sài Gòn vào giờ phút lịch sử còn dẫn đến một số thắc mắc: Ai đã đưa nhạc sĩ đến đài? Ông đã phát biểu và hát tự nguyện hay bị ép buộc?

Theo Hoàng Xuân Sơn, một người có chơi với Trịnh Công Sơn thì Nguyễn Hữu Thái đã đưa nhạc sĩ đến đài. Trong bài “Tạm thay lời kết: vạn nẻo mây tần” đăng trên damau.org 04.04.2011, Hoàng Xuân Sơn kể ngày 30.4 Trịnh Công Sơn ghé qua nhà ông với vẻ “Mặt hớt hơ. Và giọng hớt hải” kêu ông cùng lên đài hát “Nối vòng tay lớn” nhưng ông không đi. Nhìn ra đường thấy Nguyễn Hữu Thái đưa Trịnh Công Sơn lên xe cùng bộ đội và những người đeo băng đỏ.

Nếu Trịnh Công Sơn đi với Nguyễn Hữu Thái thì hai người tách rời nhau khi nào? Vì trong hồi ức trên Xưa&Nay đã dẫn trên, ông Thái viết “Thấy trong đám đông ùa đến đài có nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, Huỳnh Ngọc Chênh đưa anh vào…” và ông cho biết đây là lần đầu tiên gặp lại Trịnh Công Sơn sau 18 năm. Nguyễn Hữu Thái có mặt tại đài là đi theo đoàn xe do bộ đội áp giải Tổng thống Minh, Thủ tướng Mẫu từ Dinh Độc Lập đến đài để đọc lệnh đầu hàng. Đi chung với đoàn có Lý Quí Chung, Nguyễn Hữu Thái, Huỳnh Văn Tòng, Hà Huy Đĩnh.

Trong bài: “Góp phần làm sáng tỏ sự kiện lịch sử 30/4/1975” [Xưa&Nay số 264, tháng 7.2006, tr. 27] Nguyễn Hữu Thái viết: “Toán sinh viên do anh Hà Thúc Huy hướng dẫn đã cùng bộ đội chiếm giữ Đài truyền hình và Đài phát thanh rồi nhưng lúng túng không biết phải làm gì tiếp”. Ông cũng đã kể với Terzani trong Giai Phong! là sau khi nghe lệnh buông súng lúc 10 giờ 20 sáng 30.4, ông đang ở Đại học Vạn Hạnh cùng với sinh viên lo tiếp thu quân trang quân phục của lính Việt Nam Cộng hoà đã buông súng theo lệnh Tổng thống Dương Văn Minh. Sau đó ông đi tìm Lý Quí Chung nên vào Dinh Độc Lập, nhưng tài xế sợ và đã không đưa ông và Lý Quí Chung đến đài. [tr. 88]. Như thế, nếu chuyện Nguyễn Hữu Thái kể là thật thì có thể người mà Hoàng Xuân Sơn thấy đưa Trịnh Công Sơn đến đài có thể là Hà Thúc Huy.

Bài “Góp phần làm sáng tỏ sự kiện lịch sử 30/4/1975” đã không làm sáng tỏ mà còn làm lịch sử rối thêm. Đối chiếu với bài hồi ức của ông đăng trên cùng tạp chí vào tháng 4.2005, bài này ông đã đảo lộn thứ tự các tuyên bố của Tổng thống Minh, Thủ tướng Mẫu, Chính ủy Tùng sang một thứ tự mới: Tổng thống Minh, Chính ủy Tùng rồi mới đến Thủ tướng Mẫu. Như thế thứ tự thật sự của các tuyên bố ghi trong băng mà nhà sử học Nguyễn Nhã đã tặng ông như thế nào?

Cuối bài, tác giả Nguyễn Hữu Thái đề nghị nên có những hội thảo khoa học với sự tham dự của các nhân chứng trong vào ngoài nước và cho biết ông đang cố gắng hoàn thành một cuốn sách về sự kiện 30.4.1975. Tập sách nhỏ chừng 50 trang mà ông đã nói với BBC Việt ngữ vào năm 2005 là đã không được phép xuất bản ở Việt Nam.

Chuyện ở đài phát thanh, theo Đoàn Văn Toại là người mà thời sinh viên thuộc thành phần chống chính phủ, tác giả quyển The Vietnamese Gulag [Nxb Simon and Schuster 1986. Tiếng Pháp do Nxb Robert Laffont 1979] thì có những chi tiết rất khác.

Ông kể sau khi nghe lệnh buông súng vào lúc hơn 10 giờ sáng, ông đi tìm bạn cùng thời hoạt động sinh viên và gặp Nguyen Van Thang, người miền Nam, ở trước Dinh Độc Lập và sau đó cùng nhau đi bộ đến đài phát thanh. Tại đài ông thấy hai kĩ thuật viên đã phát thanh lời kêu gọi buông súng của Tổng thống Minh và chưa biết phải làm gì. Họ tưởng ông là người của Mặt trận đến tiếp thu. Ông soạn “Quyết định số 1” kêu gọi dân chúng gom vũ khí vất bên đường đem đến những nơi chỉ định như dinh, tổng hội sinh viên hay Đại học Phật giáo.

Về sự có mặt của Trịnh Công Sơn, Đoàn Văn Toại viết:

“After it was broadcast, we called up Trinh Cong Son, the celebrated composer of peace music and lyrics, whose work had long been banned by the regime. Getting into the spirit of it, he came down to the station with his tapes, which the technicians were happy to play…” [tr. 190]

[Dịch: Sau khi Quyết định (số 1) được phát thanh, chúng tôi kêu Trịnh Công Sơn, một người sáng tác nhiều nhạc và lời ca hoà bình đã bị chế độ cấm phổ biến. Hoà nhập vào niềm vui hoà bình, anh đã đến đài mang theo băng nhạc của mình để những kĩ thuật viên vui vẻ phát đi…]

Tác giả ghi nhận lúc đó tại đài cũng có nhiều chính trị gia, thành phần thứ ba và lãnh đạo các đoàn thể, tổ chức tôn giáo, văn hoá với kiến nghị ủng hộ chế độ mới muốn được phát đi trên đài.

Nhưng trong tác phẩm “The Fall of Saigon” [Nxb Simon and Schuster 1985] Đoàn Văn Toại, rời Việt Nam qua Pháp năm 1978, đã kể với tác giả David Butler rằng đại diện các đoàn thể muốn ông đọc những kiến nghị của họ nhưng ông không đọc và ông nói với mấy người mặc quần áo như bộ đội đã đến đài là bản “Quyết định số 1” cũng chưa được truyền đi mà đến giờ đài chỉ có phát nhạc. [tr. 466]

Theo Đoàn Văn Toại, đài Sài Gòn còn phát thanh. Thông tin trên báo nước ngoài cho biết đài im tiếng – silent – từ sau khi phát đi lệnh buông súng lúc 10 giờ 25 phút của Tổng thống Dương Văn Minh. Không hiểu kí giả nước ngoài ghi “silent” có nghĩa không có gì trên sóng, hay không có tiếng nói, tin tức. Chỉ phát thanh nhạc thì họ cũng cho là đài im tiếng?

Trang thông tin anhbasam.wordpress.com ngày 10.04.2011, khi điểm tin băng ghi âm trên damau.org có nhắc lời tác giả Hoài Hương trong một bài viết dịp 30.04 năm ngoái cho biết Thiếu tướng Hoàng Trọng Tình, cựu Phó Chính ủy Quân khu 4 đã kể lại “… Sau khi TT. Dương Văn Minh đọc xong lời tuyên bố, trở lại Dinh Độc Lập, chúng tôi mới cho anh em sinh viên Sài Gòn thuộc Tổng đội Sinh viên Sài Gòn vào đàn hát các bài ca cách mạng. Trước giờ mọi người nói vào lúc TT. Dương Văn Minh đọc lời tuyên bố đã có anh em sinh viên Sài Gòn có mặt là sai. Lúc đó không có một thường dân nào hết.”

Tác giả Hoài Hương ghi lại như thế. Vậy tướng Hoàng Trọng Tình và Đoàn Văn Toại ai đúng, ai sai?

Sau khi phần ghi âm được phổ biến trên damau.org, có bạn đọc cho biết họ đã nghe Trịnh Công Sơn hát “Nối vòng tay lớn” với tiếng đàn.

Như thế trong vòng 4 tiếng đồng hồ từ 10 giờ 30 phút sáng, sau khi đài phát đi lời tuyên bố buông súng của ông Minh và của Chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh, cho đến khoảng 2 giờ 30 chiều ngày 30.4 là lúc có phần phát thanh lệnh đầu hàng do Nguyễn Hữu Thái điều hợp thì làn sóng đài có phát đi điều gì không? Có phát nhạc từ băng cát-sét, có thể là những ca khúc trong băng Hát cho quê hương Việt Nam, của Trịnh Công Sơn không? Vấn đề này cần được tìm hiểu thêm.

Còn chuyện Trịnh Công Sơn phát biểu rất hăng say, rất có giọng cách mạng trên đài, theo tôi là vì ông tin tưởng hoà bình đã đến với quê hương. Sau bao nhiêu năm chiến tranh, lúc im tiếng súng có nhiều người mừng. Trong khi đó Trịnh Công Sơn là người đã viết lên nhiều ca khúc nói lên mơ ước của mình, của dân tộc thì chắc ông phải rất mừng vui vào giờ khắc đó. Chưa bàn đến quan điểm chính trị của ông mà có người cho là thân cộng vào lúc đó.

Thêm vào đó, câu chuyện của Trịnh Cung kể cách đây hai năm: “Trịnh Công Sơn & tham vọng chính trị” về một thăm dò cho vai trò chính trị có thể có của Trịnh Công Sơn trong chính phủ mới có thể đã khiến ông khi lên đài phát biểu và cất tiếng ca bằng tất cả sự nhiệt tình và rung động của con tim vào giây phút lịch sử đó. Dù chỉ ít phút sau thì biết mình đã bị lừa. Như nhiều người Việt khác, như bao nhiêu bà mẹ đã bỏ công nuôi cách mạng để rồi phải than thở sau ngày 30.4.1975.

4. Trả lại sự thật cho lịch sử

Cuộc chiến tranh ở Việt Nam chấm dứt đột ngột vào ngày cuối tháng Tư ba mươi sáu năm về trước. Các nhà phân tích tình hình thời bấy giờ dù biết rằng miền Nam không thể tự bảo vệ trước sức tiến quân của bộ đội miền Bắc. Nhưng không ai ngờ kết cuộc đã đến nhanh như thế.

Một cuộc chiến kéo dài gần 20 năm và phút cuối đến quá bất ngờ, ngay cả bộ đội cũng không biết kết thúc đã đến nhanh như thế, cho nên đến hôm nay khi nhớ lại sự việc nhiều chứng nhân lịch sử còn có những ghi nhận khác nhau, đôi khi trái nghịch nhau do bởi trí nhớ đã phai mờ cũng có mà vì hoàn cảnh chính trị cũng có.

Thủ tướng Võ Văn Kiệt, một người đã che chở cho Trịnh Công Sơn sau này đã phát biểu ngày 30.4 “có triệu người vui nhưng cũng có triệu người buồn”. Trước khi qua đời ông cũng nhắc đến thời khắc lịch sử mà sau hơn 30 năm còn gây tranh cãi. Ông nói muốn có một lịch sử công bằng cần phải có tiếng nói của mọi phiá trong các cuộc hội thảo, như tiếng nói của ông Triệu Quốc Mạnh, Nguyễn Hữu Hạnh là những người của phiá Việt Nam Cộng hoà.

Đối với sự kiện Trịnh Công Sơn lên đài phát thanh cũng thế. Hãy để mọi chứng nhân lịch sử được nói ra những sự việc họ chứng kiến. Hãy trả lại cho lịch sử những sự thật của nó.

© 2011 Buivanphu

___Nguồn Damau.org

Vụ chết tại trụ sở CA Bến cát : CÓ"THƯ TUYỆT MỆNH:

"Thư tuyệt mệnh" của người chết ở trụ sở công an

 

Người nhà không tin thân nhân mình treo cổ tự tử và khẳng định lá thư tuyệt mệnh mà Công an huyện Bến Cát - Bình Dương cung cấp có nét chữ không giống với nét chữ thường thấy của anh. Đặc biệt, trong thư tuyệt mệnh còn có đoạn khen cán bộ điều tra (?!)

Liên quan vụ anh Nguyễn Công Nhựt (SN 1981, nguyên trưởng Phòng Quản lý sản phẩm Công ty Kumho- chuyên sản xuất lốp ô tô) chết  tại trụ sở Công an huyện Bến Cát (Báo Người Lao Động ngày 26-4 đã thông tin), trưa cùng ngày, đại tá Nguyễn Hoàng Thao, Phó Giám đốc Công an tỉnh Bình Dương, đã đến Bệnh viện Đa khoa Bình Dương (nơi lưu giữ thi thể Nhựt) để chỉ đạo giải quyết vụ việc.
 
Trước đó, gia đình anh Nhựt không đồng ý làm thủ tục khám nghiệm tử thi theo đề nghị của cơ quan chức năng địa phương. Gia đình yêu cầu một cơ quan độc lập, khách quan vào cuộc để thực hiện việc khám nghiệm và đưa ra kết luận.
 
Chồng bị tạm giữ, vợ không hay biết
 
Trưa 26-4, chị Nguyễn Thị Thanh Tuyền, vợ anh Nhựt, đã gần như ngất lịm trước thi thể chồng. Theo bức hình chụp thi thể Nhựt trước khi được mổ khám nghiệm, cổ anh có một sợi dây đen thắt chặt, xung quanh nổi đỏ, mu bàn tay cũng nổi đỏ. Theo chị Tuyền và một số người nhà, cơ thể anh Nhựt bị thương nhiều nơi (?!).
 

Hình ảnh này do người nhà anh Nhựt chụp được trong lúc theo chị Tuyền vào nhìn mặt anh.
 
Cùng ngày, chị Tuyền đã cung cấp cho báo chí bản tường trình vụ việc. Theo những gì chị viết thì ngày 21-8-2010, anh Nhựt cùng đồng nghiệp phát hiện công ty bị mất 56 lốp ô tô và đã báo lên lãnh đạo công ty. Ngày 21-4-2011, đại diện công ty mời anh Nhựt hợp tác điều tra nhưng công an cũng như công ty không thông báo về gia đình.
 
Thấy chồng không về, chị Tuyền đi tìm và hỏi nhân viên công ty mới biết anh bị công ty đưa đi vào 12 giờ ngày 21-4 và đang bị công an tạm giữ. Tiếp đó, theo chị Tuyền, từ 9 giờ 30 phút đến 13 giờ 30 phút ngày 25-4, đại diện Công ty Kumho đã gặp công an để làm việc. Sau đó, chị Tuyền được thông báo là chồng đã chết vào sáng 25-4  (không có giờ cụ thể) và để lại một lá thư tuyệt mệnh.
 
Chị Tuyền cho biết suốt quá trình anh Nhựt bị tạm giữ, chị nhiều lần đến Công an huyện Bến Cát nhưng không được tiếp cận chồng.
 
Chết vì quẫn trí?!
 
Sáng 26-4, gia đình anh Nhựt đến trụ sở Công an huyện Bến Cát. Tuy nhiên, thi thể anh đã được chuyển đến Bệnh viện Đa khoa Bình Dương để khám nghiệm tử thi. Lúc này, công an cung cấp cho người nhà anh 2 lá thư được cho là thư tuyệt mệnh của anh Nhựt. Một lá gửi vợ, một lá “gửi anh Phu, anh Phú, chị Phương và anh Nguyên” (theo thư, đây là các cán bộ điều tra - PV).

Trong lá thư “gửi anh Phu, anh Phú, chị Phương và anh Nguyên” có đoạn: “Nếu em có mất đi, các anh hỗ trợ giùm em và giúp đỡ cho em được về quê an toàn, em cảm thấy bế tắt vì những gì trước đây em làm việc còn sao lãng, em đang bị nhiều bệnh lại thêm vụ án này vào em, em đang quẫn trí lắm rồi”.
 

"Lá thư tuyệt mệnh" của anh Nhựt
 
Lá thư được ghi là “gửi vợ” viết: “Qua mấy ngày điều tra chồng mới biết trong phòng quản lý sản phẩm toàn là thành phần trộm cắp nhưng trong đó lại không có chồng. Chỉ vì một chút sơ sót mà vi phạm tội tày trời… Cơ quan điều tra họ có thể kiểm tra số điện thoại, số tài khoản ngân hàng và họ có thể biết mình chồng không vi phạm nhưng chứng cứ thì không thể chối cãi được mặc dù mình không có đồng xu nào lợi nhuận”.
 
Nhiều đoạn trong lá thư này thể hiện tâm trạng buồn nản do bản thân người viết dính quá nhiều bệnh tật cộng với việc dây dưa vào vụ án: “Ở khung hình phạt này có sẽ bị vào tòa án (cho) ngồi đếm lịch 15 đến 20 năm. Cuộc đời này như vậy thì kết thúc sớm sẽ tốt hơn”.
 
Chị Tuyền và cả em ruột của Nhựt đều khẳng định nét chữ trong lá thư tuyệt mệnh không giống chữ của anh. Chị Tuyền còn đưa ra một quyển sổ có bút tích của chồng để đối chiếu. Theo chị, chữ của anh Nhựt to, khoảng cách giữa các chữ rộng chứ không nhỏ và khít như lá thư trên. Do nét chữ quá khác nên chị cũng không muốn đọc hết nội dung thư.
 
"Thư tuyệt mệnh" khen cán bộ điều tra
 
 Trong lá thư “gửi vợ” có đoạn: “Trong mấy ngày này, cơ quan điều tra họ cũng đến trò chuyện, quan tâm giúp đỡ những gì trong khả năng của họ, chị Phượng, anh Phu, anh Phú và anh Nguyên là những người điều tra tuyệt vời nhất, ban đầu gặp họ thì lạnh lùng và quát nạc (nạt) nhưng sau vài ngày tiếp xúc họ cũng có thể hiểu được 70%-80% mình chưa phải là tội phạm”.

Nguồn NLD.com

Nguồn Basam :ĐƠN TỰ THÚ CỦA SINH VIÊN NGUYỄN ANH TUẤN

Lá đơn, bức thư, phiếu chuyển phát nhanh, cùng tấm ảnh dưới đây, BS nhận được hồi 22h tối nay 26-4-2011; đã liên lạc lại với tác giả để kiểm chứng và đưa ra khuyến nghị. Đề nghị giới hữu trách kiểm tra tính xác thực.

Nếu đúng con người, sự việc, hy vọng sẽ được cơ quan pháp luật cũng như nhà trường nơi anh Nguyễn Anh Tuấn đang học giải quyết một cách hợp tình, hợp lý. Dẫu anh có vi phạm, theo quan niệm của cơ quan pháp luật, thì ít nhất cũng vẫn chứng tỏ là một con người trung thực, can đảm.

Xét riêng về khía cạnh pháp luật, có những hành vi vi phạm nhưng chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự. 

         Tôi xin có vài lời, tạm như là giải thích cho hành động của tôi, nếu ai đó thắc mắc

  • Thứ nhất, tôi làm điều này để bảo vệ nền pháp quyền non trẻ của đất nước tôi.
  • Thứ hai, tôi chẳng thể tìm thêm được gì để mà tiếp tục thỏa hiệp với nỗi sợ hãi và sự hèn nhát của bản thân mình.
  • Thứ ba, biết đến nhiều tấm gương dấn thân trong lịch sử và đọc nhiều về tư tưởng của họ, sẽ rất là hổ thẹn nếu tôi im lặng, bàng quan trước những bất công đang rõ ràng hiện hữu.

Ngoài 3 lý do trên, tôi không có động cơ nào khác.

Tôi cũng xin được nhắn gửi đôi điều:

  • Đối với nhà chức trách: Tôi làm việc này xuất phát từ ý thức cá nhân tôi, không bàn bạc, hỏi han ý kiến của bất kỳ ai.Bởi thế, tôi mong rằng mọi hoạt động điều tra, xét hỏi của cơ quan an ninh chỉ tập trung vào bản thân tôi.Ngoài ra, các chứng cứ chống lại tôi đã được tôi trực tiếp cung cấp, do vậy, tôi mong rằng nhà chức trách, với sự đường hoàng cần có, sẽ không cần tốn công nghĩ ra những câu chuyện ly kỳ nhắm vào tôi.
  • Đối với gia đình, người thân, bạn bè, thầy cô: Tôi thành thật xin lỗi tất cả nếu hành động của tôi có thể dẫn đến những liên lụy ngoài ý muốn cho mọi người. Nhưng tôi tin rằng, tất cả cũng là vì, một Việt Nam tốt đẹp hơn.

Hà Nội, ngày 26 tháng 04 năm 2011

Nguyễn Anh Tuấn



nguồn Basam

DỊCH VỤ BÁN VÉ MÁY BAY CỦA WINC100

CANHSAT4SAO BÁN VÉ MÁY BAY TRONG NƯỚC & QUỐC TẾ







Trụ sở công ty tại 75 Hồ tùng Mậu-Hà nội
***


Canhsat4sao (WinC100)
Hân hạnh thông báo


Công ty CPĐT & PTTM Hoàng Long có trụ sở tại 75 Hồ tùng Mậu-Cầu diễn-Hà nội là trung tâm dịch vụ nhiều nghành,trong đó có mở đại lý cấp 1 bán vé máy bay trong nước và quốc tế
Bạn và người thân có nhu cầu đi máy máy bay,hãy đến,hoặc gọi về các địa chỉ dưới đây:

Tại hà nội:

Số 75 Hồ tùng mậu-Cầu diễn Hà nội (Gần nghĩa trang Mai dịch)

Số điện thoại:0437 632 615
Di động        :0982 363 699
Số tài khoản:
Lăng thị hương Phụ
NH Công thương chi nhánh Cầu diễn-Từ liêm-HN
101010 001599 007

Tại Vinh:

Trung tâm này do Canhsat4sao làm "trưởng phòng" giao dịch
Ngõ: ...Đường Lý thường kiệt (Phía sau bệnh viện Thành an) P.Lê lợi T/p Vinh Nghệ an

Số điện thoại  :0383 531 799
Di động          :
0989 134 599
Syquan_4sao@yahoo.com
Số tài khoản:
Lăng khắc Trọng
NH Công thương Vinh-Nghệ an
101010 001901 754



Tất cả mọi giao dịch mua vé đều có thể thành công nếu bạn nhiệt tình đến với các phòng vé của chúng tôi.

 Bạn ở bất kỳ đâu trên toàn quốc đều có thể mua được vé mà không cần đến phòng vé,nếu như hợp đồng mua vé được thoả thuận


Rất hân hạnh và vinh dự phục vụ quý khách!
***
Lăng Khắc Trọng
***





 

Thứ Hai, 25 tháng 4, 2011

BÀ TRẦN LỆ XUÂN TẠ THẾ VÀ NHỮNG PHÁT BIỂU ĐỂ ĐỜI

                                                

Trần Lệ Xuân và Ngô Đình Nhu (tháng 7/1962).
Trần Lệ Xuân và Ngô Đình Nhu (tháng 7/1962).




 Ngày 24/4, bà Trần Lệ Xuân, cựu đệ nhất phu nhân Việt Nam Cộng hòa, đã qua đời tại một bệnh viện ở Rome, Ý, hưởng thọ 87 tuổi.

Trần Lệ Xuân sinh năm 1924 tại Huế (cũng có tài liệu ghi là Hà Nội) trong một gia đình rất có máu mặt. Xét về phả hệ, trong huyết mạch Trần Lệ Xuân có cả dòng máu của vua Đồng Khánh. Cha Trần Lệ Xuân là ông Trần Văn Chương, một vị luật sư thời đó.

Trần Lệ Xuân lớn lên ở Hà Nội, từng theo học Trường Albert Sarraut và đã tốt nghiệp tú tài Pháp. Năm 1943, Trần Lệ Xuân kết hôn với người con trai thứ sáu của dòng họ Ngô Đình là Ngô Đình Nhu và bỏ đạo Phật theo đạo Thiên chúa của gia đình chồng.

 Trong dòng họ Ngô Đình, Trần Lệ Xuân là một người con dâu đặc biệt, không giống ai. Khi cái gọi là nền đệ nhất cộng hòa tồn tại ở miền Nam, Trần Lệ Xuân chỉ là vợ của người em trai kiêm cố vấn đặc biệt Ngô Đình Nhu của Tổng thống Ngô Đình Diệm, đã ngự trị như một đệ nhất phu nhân và có nhiều hành động tự tung tự tác trong xã hội, trắng trợn đến mức đã gây nên rất nhiều điều tiếng không hay trong dư luận.


Cuộc sống của "đệ nhất phu nhân" Trần Lệ Xuân tại Pháp

Báo CAND đăng 23/9/2009

Sau năm 1963, Trần Lệ Xuân cùng các con chuyển về sinh sống tại La Mã, nơi giám mục Ngô Đình Thục đang cư trú. Ngày 13/12/1984, mấy mẹ con bà nhận được tin giám mục Thục từ trần tại Mỹ sau mấy năm bị khủng hoảng tinh thần. Lúc còn ở Việt Nam hay khi sống lưu vong ở nước ngoài, giám mục Ngô Đình Thục lúc nào cũng yêu thương mẹ con bà. Do vậy, ông không chỉ là người thân ruột thịt, mà còn là ân nhân nơi đất khách quê người của Trần Lệ Xuân. Người ta nói, nhà cửa của mẹ con bà ở La Mã đều do ông mua sắm và còn cung cấp cả tiền bạc cho con cái bà ăn học nữa.

Khi được tin giám mục Ngô Đình Thục qua đời, mẹ con bà Nhu định sang Mỹ chịu tang. Nhưng chẳng biết vì sao, có lẽ do xích mích trong gia đình, ông Ngô Đình Luyện, em út trong gia đình họ Ngô đã cấm không cho mẹ con bà sang dự tang lễ.

Gần hai năm sau, ngày 28/7/1986, bà Xuân nhận được điện thoại của em ruột là Trần Văn Khiêm, báo tin cha mẹ ruột là ông bà Trần Văn Chương qua đời, nhưng không rõ nguyên nhân. Sau đó, Khiêm bị cảnh sát FBI bắt, do có liên can đến cái chết của hai người này. Cha mẹ ruột qua đời, bà Nhu cũng không thể qua Mỹ chịu tang.

Đến năm 1990, người em út của Ngô Đình Diệm là Ngô Đình Luyện qua đời tại Paris vì bệnh. Mẹ con bà Nhu cũng không thể đến dự tang, do trước đó có xích mích với nhau. Cuộc đời bà Trần Lệ Xuân, từng chứng kiến 10 đám tang, đều bất đắc kỳ tử của người thân, từng khóc hết nước mắt, nhưng không lần nào được tham dự tang lễ.

Cho đến nay, người ta vẫn đồn đoán: bà Nhu đã lấy chồng, hoặc qua đời từ lâu rồi, vì không ai nghe tin tức. Tất cả đều vô căn cứ. Vào tháng 3/2002, luật sư Trương Phú Thứ có sang Paris chơi, và đã đến thăm bà quả phụ Ngô Đình Nhu, chụp được tấm ảnh của bà. Khi về đến Hoa Kỳ, ông Thứ có viết một bài khá dài về bà.

Luật sư Trương Phú Thứ cho biết: bà Nhu sống một mình trong căn hộ của một tòa nhà mới xây gần tháp Eiffel. Bà có hai căn ở tầng thứ 11, tại một khu vực đẹp và đắt tiền nhất Paris. Bà ở một căn, căn còn lại cho thuê để sinh sống. Đó là nguồn thu nhập duy nhất, đủ để sống, không cần nhờ vả đến các con. Bà sống ẩn dật, âm thầm lẻ loi, đến mức cựu trung tướng quân đội Sài Gòn Trần Văn Trung, rất quen thuộc với cộng đồng người Việt tại Paris, cũng tưởng bà Nhu đang sống ở Italia.



Bà Nhu tuy đã ngoài 80, nhưng vẫn khỏe mạnh. Bà đi đứng nhanh nhẹn, lưng thẳng, đôi mắt to và sáng. Căn nhà bà Nhu khá tầm thường, với hai phòng ngủ và một phòng khách. Trên tường phòng khách còn treo vài bức ảnh lớn của Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Thục, Ngô Đình Nhu và con gái lớn Ngô Đình Lệ Thủy. Bà Nhu bác bỏ tin đồn chuyện một người Pháp giàu có biếu giám mục Thục số tiền lớn, sau đó ông cho bà để mua căn hộ này. Rồi bà dành dụm thêm để mua căn nữa. Sự thật không phải thế. Bà Nhu trực tiếp nhận được tiền từ một ân nhân ẩn danh. Sau đó bà nhờ một cựu bộ trưởng thời De Gaulle giúp mua cho hai căn hộ này.

Trần Lệ Xuân nói: “Mấy thanh niên Việt Nam mới đến Pháp, bơ vơ, tôi cho tạm trú ở căn hộ này, không lấy tiền nhà và điện nước. Một thời gian sau, họ có thân nhân đón đi hay mua nhà riêng, tôi mới cho một nhà ngoại giao Nhật thuê. Bà còn tiết lộ vị ân nhân đó chính là bà Capici, một phụ nữ Italia từng nằm trong danh sách những người giàu nhất thế giới. Bà Nhu chưa từng gặp mặt vị ân nhân này, và mãi 4 năm sau khi bà này tạ thế, Trần Lệ Xuân mới biết rõ thân thế và sự nghiệp!

Trên bức tường ngăn phòng khách và nhà bếp, có treo bức ảnh đen trắng “Biệt điện Trần Lệ Xuân” ở Đà Lạt. Bà không hề có ý định trở về thăm Việt Nam. Khi nói về con cái, bà Nhu có vẻ hãnh diện. Con trai lớn là Ngô Đình Trác, tốt nghiệp kỹ sư nông nghiệp, năm nay 57 tuổi, lấy vợ Italia, có 3 con trai, 1 gái. Bà Nhu khoe những đứa cháu nội, con trai ông Trác: Ai cũng cao 1,8 mét, to lớn và rất đẹp trai. Vợ ông Trác thuộc dòng dõi quý tộc, rất giàu có. Ông Trác chế tạo được nhiều nông cụ thích hợp cho canh tác những mảnh đất nhỏ. Gia đình ông có một biệt thự to và đẹp ở nội thành La Mã, có dáng dấp như một tu viện cổ. Bà Nhu từng ở đây nhiều năm, khiến có tin đồn đoán bà sống trong một tu viện Công giáo!

Người con thứ nhì là Ngô Đình Quỳnh cũng đã ngoài 50 tuổi, tốt nghiệp Trường cao đẳng Kinh tế và Thương mại - ESEC. Đây là trường tư thục cao cấp, mức học phí rất lớn. Sinh viên phải thi tuyển gắt gao, nhưng khi tốt nghiệp lại được nhiều cơ quan tài chính quốc tế trọng dụng. Khi Quỳnh học, bà Nhu không đủ tiền học phí để đóng, phải ký giấy xin khất nợ. Hiện ông Quỳnh làm đại diện thương mại cho một công ty Hoa Kỳ ở Bruxelles, thủ đô nước Bỉ. Ông ta không có vợ con, bà Nhu nói: “Nó giống ông bác ruột (Ngô Đình Diệm)”.

Cô gái út, Ngô Đình Lệ Quyên có bằng tiến sĩ luật, Trường đại học Rome. Lệ Quyên là luật sư ngành công pháp quốc tế rất nổi tiếng, nhưng chỉ được mời thỉnh giảng tại Đại học Rome. Lý do: Cô không gia nhập quốc tịch Italia! Luật pháp xứ này không cho phép người không có quốc tịch làm giáo sư chính thức. Lệ Quyên được mời tham dự nhiều hội nghị quốc tế và đã công bố nhiều tham luận xuất sắc. Cô lấy chồng người Italia, nhưng đứa con trai lại lấy họ mẹ: Ngô Đình Sơn, khiến cho bà Nhu rất hãnh diện.

Mỗi sáng sớm, bất kể thời tiết nóng lạnh, bà Nhu đều đi bộ chừng 10 phút đến nhà thờ Saint-Paul dự lễ. Sau thánh lễ, bà ở lại giúp dọn dẹp nhà thờ và xếp đặt trưng bày hoa, nến. Ngày Chủ nhật, bà còn dạy giáo lý cho trẻ con.

Bà Nhu rất ít đi mua sắm. Nói đến áo quần, bà có vẻ đăm chiêu: “Ở Sài Gòn nóng quá, nên tôi mặc áo dài hở cổ, khiến Tổng thống không bằng lòng”. Chiếc áo dài hở cổ được đặt tên “kiểu áo bà Nhu” một thời là mốt thời thượng ở Sài Gòn. Bà nói: “Nhiều khi tôi phải đại diện chính phủ tiếp phu nhân các nước mà chẳng có đồ trang sức nào cả. Có một bà bộ trưởng muốn bán số đá rubi trang sức, tôi xin Tổng thống Diệm số tiền 6 ngàn đồng, để mua lại. Ông bằng lòng, nhưng buộc phải viết giấy biên nhận, ghi đầy đủ lai lịch từng món. Đó là lần duy nhất ông Diệm cho tôi tiền, và bây giờ cũng không còn nhớ chúng thất lạc ở mô!”.

Bà Nhu kể lại: Dịp mùa xuân 1975, hệ thống Đài truyền thanh Mỹ, NBC có xin phỏng vấn 30 phút. Bà chấp nhận và đòi thù lao 10.000 USD và 2 vé máy bay khứ hồi hạng nhất Paris - Washington, để dẫn Lệ Quyên đi thăm ông bà ngoại, Trần Văn Chương. Đó là lần duy nhất bà đi Mỹ và cũng là lần duy nhất bà xuất hiện trên truyền thông quốc tế sau năm 1963. Ngoài ra bà chưa từng gặp gỡ hoặc tiếp xúc với bất kỳ báo chí Việt ngữ dưới bất kỳ hình thức nào.

Bà quả phụ Ngô Đình Nhu đang viết dở một quyển hồi ký bằng tiếng Pháp do chính bà dịch sang tiếng Italia, Anh và Việt Nam. Bà từng nói, chỉ sau khi qua đời sách mới được phát hành

(Theo CAND)

Chủ Nhật, 24 tháng 4, 2011

Huy Đức :TỪ NỖI ĐAU CỦA ÔNG,VÕ VĂN KIỆT

Cuối năm 2004, khi nhắc đến cuộc chiến tranh đã lùi xa gần ba mươi năm, cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt phát biểu: “Nhiều sự kiện khi nhắc lại, có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn”. Lúc đó, không phải ai cũng chia sẻ với ông suy nghĩ ấy. Nhưng, những ai biết những nỗi đau cá nhân mà ông Kiệt từng chịu đựng, mới thấy, đây không chỉ là ý kiến của một nhà chính trị, đây còn là sự sẻ chia rất con người.
Để làm nên chiến thắng 30.4.1975, những người con đất Việt không chỉ hi sinh xương máu. Có những sự hiến dâng không thể đặt tên. Có những nỗi đau không thể nói bằng lời. Và những mất mát, đau thương cũng có hàng ngàn diện mạo....

Trong đó nỗi đau chia ly Bắc - Nam của những gia đình  phải chia cắt cùng vĩ tuyến 17. Kể cả khi giang sơn thống nhất rồi thì vết cắt chia ly vẫn chưa hẳn đã được lành lặn. Trong số đó, có những người con tập kết, họ đã vượt lên trên nỗi đau riêng tư để từng bước cùng đất nước hồi sinh và vươn dậy. Nhân dịp kỷ niệm 30/4 - ngày thống nhất đất nước, Bee xin đăng lại những câu chuyện cảm động về những gia đình, những người con mà nghị lực của họ vượt lên trên cả sự thử thách của chiến tranh, của chia ly, của số phận.

...Hôm qua, 15-6 ( 15 -6 -2008 - bài viết được đăng tải trên Sài gòn Tiếp thị vào dịp Nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt mất. Để giữ nguyên tính chân thực của câu chuyện, chúng tôi xin giữ nguyên những chi tiết  liên quan tới thời gian trong bài -  Bee.net.vn) ông đã “phục tùng tổ chức” để về yên nghỉ tại nghĩa trang thành phố. Trong thâm tâm, ông muốn tro của mình được rải xuống khúc sông mà hai người con và người vợ yêu quý nhất của ông đã mãi nằm lại đó.
đ
Đồng chí Võ Văn Kiệt tại vùng căn cứ U Minh

Đầu năm 1966, khi người con trai út, Phan Chí Tâm, vừa được sanh ra ít lâu, vợ ông, bà Trần Kim Anh, muốn cho ông biết mặt con, đã bế Tâm và dắt theo cô con gái Phan Thị Ánh Hồng, sinh năm 1958, ra chiến khu thăm chồng. Từ Sài Gòn, bà Tư Cách, một cơ sở của ông dẫn bà Kim Anh đi theo đường sông, lên tới đoạn, bên này là Củ Chi, bên kia là Bến Cát thì chuyến tàu khách của họ bị ném bom. Họ chết mà chưa bao giờ tìm thấy xác.

Đầu năm nay, ông viết, “tôi có cảm giác như vợ và các con đang đợi tôi”. Bác sĩ riêng thời chiến tranh của ông, ông Huỳnh Hoài Nam, kể: “Trong suốt những năm ở trong rừng, ông luôn mang theo một tấm hình và hai bộ đồ của vợ”. Sau ngày 30.4, khi tình hình tạm ổn, ông đã tìm đến khúc sông ấy, đứng nhiều giờ để cố tìm xem, vợ và các con ông đang thực sự yên nghỉ ở đâu. Bác sĩ Nam nói: “Trên đường về, hàng giờ, ông không nói một lời nào cả”.

Sau khi nghe tin mẹ mất, con trai lớn của ông là Võ Dũng, sinh năm 1951, khi ấy đang cùng với em gái, Võ Hiếu Dân, sinh năm 1955, học ở Hà Nội, nằng nặc đòi được vào Nam. Trung ương có điện thoại cho ông. Ông đồng ý. Trong thâm tâm, ông cũng muốn có chút ruột rà máu mủ ở bên mình.

Võ Dũng là một thanh niên ngang bướng, làm lính cơ quan “Khu bộ” thì rất “ngứa chân, ngứa tay”. Dũng nói: “Con đâu phải vào đây để đào hầm cho ba”. Bác sĩ Nam tâm tình: “Dũng, em về đây làm gì?”. Dũng trả lời: “Chiến đấu”. “Em không thấy bọn anh cũng đang chiến đấu sao?”. “Có, nhưng cứ toàn chiến đấu trong xó không à”. Bác sĩ Nam đành phải nói lại với ông Kiệt. Ông đồng ý. Về đơn vị chiến đấu, Võ Dũng nhất quyết đòi phải được bổ vào bộ phận trinh sát. Sáu tháng sau, trong một lần trinh sát một đồn địch nằm trong vùng quê mẹ, Rạch Giá, Võ Dũng hy sinh. Năm ấy, anh chỉ mới vừa tròn 20 tuổi.

Không ai biết được ông đã chịu đựng mất mát ấy như thế nào. Trước ba quân, ông vẫn mạnh mẽ như không có chuyện gì. Nhưng, đêm về, bác sĩ Nam kể, thì nỗi cô độc không thể nào kể xiết. Ông lặng lẽ một mình, kêu bác sĩ Nam, “Cho tao ly chà và”, từ ông dùng để chỉ cà phê đen. Bác sĩ Nam nói: “Tôi đưa cà phê cho ông và biết, lại thêm một đêm ông không ngủ”.
d
Bà Trần Kim Anh
d
Võ Dũng

Nhưng, theo bác sĩ Nam, “hình như trời đất vẫn còn ngó tới ông ấy”. Qua năm sau, 1972, Trung ương hội Phụ nữ điện vào báo cho ông là đã tìm được người con trai sinh năm 1952, Phan Thanh Nam. Đây là người con trai mà ông có được trong lần ra Bắc hồi năm 1951. Trở lại miền Nam, ông Võ Văn Kiệt kể: “Tôi nói hết với vợ. Bà ấy nghe, cũng buồn nhưng không trách móc gì. Bà ấy thỉnh thoảng lại nhắc, phải tìm được thằng Nam về”.

Mỗi lần cứ có người ra, ông Võ Văn Kiệt lại nhắn nhờ tìm Phan Thanh Nam. Năm 1972, bà Bảy Huệ, phu nhân của cố Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, người năm 1959 đưa Võ Dũng và Hiếu Dân ra Bắc và chăm sóc, đã tìm được Nam về cho ông. Ngày cha con gặp nhau, ông đang ở một căn cứ gần kênh Biện Nhị, xã Khánh Lân, Cà Mau. Ông đợi con, lâu lâu lại hỏi: “Nó tới đâu rồi?”. Gặp nhau, bác sĩ Nam kể: “Hai cha con ôm nhau nửa tiếng, không nói một lời, rồi cả hai cùng khóc. Chúng tôi, cũng ra phía sau, ngồi khóc”.

Ông Võ Văn Kiệt kể: “Tôi kể cho Nam về vợ tôi. Nó nghe rồi nói, “con nhận mẹ của Hiếu Dân và anh Dũng làm mẹ”. Tôi cũng nói rõ với Hiếu Dân nhưng chủ yếu là để cho hai đứa hiểu nhau một cách tự nhiên. Tôi rất mừng, giờ tụi nó quý nhau lắm”. Sáng 15-6, khi đọc lời cảm tạ của gia đình, con trai ông, Phan Thanh Nam, đã không quên nhắc đến những người đã khuất: “Chúng con xin cám ơn Má, anh Hai và các em, đã vĩnh viễn ra đi trong cuộc chiến tranh, để lại tình thương yêu vô bờ bến”.

Tôi đã không ít lần gặp chị Võ Hiếu Dân, người con duy nhất còn lại của bà Trần Kim Anh, hy vọng nghe từ chị những ký ức về mẹ mình. Nhưng, chưa bao câu chuyện có thể tiếp tục. Cho tới tận bây giờ, chị Hiếu Dân vẫn không thể nào cầm được nước mắt mỗi khi nhắc về mẹ.

Gần đây, ông đã có rất nhiều nỗ lực giúp đỡ việc tìm lại hài cốt của những người chết trong thời gian học tập cải tạo; gặp gỡ lãnh đạo hai địa phương, Bình Dương và TP.HCM để bàn về vấn đề nghĩa trang của những người lính Sài Gòn cũ. Mấy năm trước, khi cô cháu ngoại mang về cho ông mấy cuộn phim do người Việt ở nước ngoài làm về những thuyền nhân vượt biên trong những năm sau 1975, ông xem, xúc động và có rất nhiều trăn trở.

Khi ông nói, “yêu nước có thể bằng nhiều con đường”, là ông nói bằng chính từ nỗi đau của mình. Không phải ngẫu nhiên mà ông nhấn mạnh: “Tổ quốc là của mình, dân tộc là của mình, Việt Nam là của mình, chứ không phải là của riêng bất cứ tôn giáo hay phe phái nào cả”.

Từ năm 1995, ông đã kiến nghị: “Trên chặng đường mới này của đất nước, hơn bao giờ hết cần giương cao ngọn cờ dân tộc và dân chủ”. Trong buổi làm việc cuối cùng, chiều 23.5, ông nói với tôi về ý định sẽ viết chung một cuốn sách với một người đã từng là quan chức cao cấp trong chế độ Sài Gòn. Ông coi đó như là một biểu tượng của tinh thần hoà giải. Năm 1997, khi vừa nhận chức, trong một cuộc phỏng vấn dành riêng cho tôi, Thủ tướng Phan Văn Khải nói: “Về bản lĩnh chính trị, tôi không thể nào so sánh với đồng chí Võ Văn Kiệt”.

Từng là một nhà lãnh đạo chiến tranh xuất sắc, đúng như lời Thủ tướng Phan Văn Khải, ít ai có thể so sánh bản lĩnh chính trị với ông. Tuy nhiên, bản lĩnh chính trị của Võ Văn Kiệt không phải là những giá trị giáo điều. Chính trị “tối cao” đối với ông là “Dân”. Điều gì có thể đoàn kết mọi người dân Việt Nam. Điều gì có thể nhanh chóng đưa lại cơm no áo ấm cho mọi người Việt Nam là ông chủ trương. Ông Võ Văn Kiệt đề nghị “giương cao ngọn cờ dân tộc” không phải từ một ý tưởng xuất hiện tình cờ.

Ông đúc kết điều đó qua sự trải nghiệm bằng máu của chính ông, của những đứa con, của người vợ mà ông vô cùng yêu dấu.


Theo Huy Đức/Sài Gòn tiếp thị