Thứ Năm, 30 tháng 6, 2011

VỢ HAI VUA BẢO ĐẠI QUA ĐỜI TẠI PHÁP


 

Cuộc đời thứ phi Mộng Điệp của cựu hoàng Bảo Đại

Ngày 26/6 tại Pháp, bà Mộng Điệp, thứ phi của vua Bảo Đại đã qua đời, thọ 87 tuổi. Dù có 3 người con với Bảo Đại, nhưng những năm cuối đời, bà thứ phi phải sống trong cô quạnh nơi đất khách.

Là người chuyên nghiên cứu về triều Nguyễn, nhà nghiên cứu Huế Nguyễn Đắc Xuân đã nhiều lần sang Pháp tìm gặp bà Mộng Điệp.

"Bà Mộng Điệp còn lưu giữ nhiều tài liệu quý về cựu hoàng Bảo Đại. Dù xa quê hương bà vẫn lo hương khói cho Đức Từ Cung và vua Bảo Đại trong chính căn nhà của mình trên đất Pháp", ông Xuân nói.

Mong Diep
Chân dung bà thứ phi Mộng Điệp. Ảnh tư liệu: Nguyễn Đắc Xuân.

Theo ông Xuân, sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh mời cựu hoàng Bảo Đại ra Hà Nội làm cố vấn cho Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Một trí thức ở đây đã sắp xếp cho bà Mộng Điệp gặp Bảo Đại.

Sinh năm 1924 tại Bắc Ninh, bà Điệp từng có một đời chồng, một con trai. Nhưng nhan sắc mặn mà của người phụ nữ Kinh Bắc đã khiến cựu hoàng vội quên lời hứa "một vợ một chồng" với hoàng hậu Nam Phương. Lời hứa này đã được ông thực hiện suốt thời gian ngồi trên ngai vàng (1932-1945).

Cựu hoàng và bà Mộng Điệp về chung sống tại căn hộ số 51 đường Trần Hưng Đạo. Tháng 3/1946, cựu hoàng Bảo Đại được Hồ Chủ tịch cử sang Trung Quốc và lưu lại nước ngoài trong một sứ mệnh ngoại giao. Ở Hà Nội bà Mộng Điệp sinh hoàng nữ Phương Thảo.

Bà đã cùng bác sĩ Phạm Ngọc Thạch đem tiền vàng sang Hong Kong cho Bảo Đại tiêu dùng và về lại Việt Nam trong hoàn cảnh chuẩn bị chiến tranh. Khi Pháp chiếm Hà Nội bà bị bắt, nhưng nhờ sự phản đối của cựu hoàng Bảo Đại ở nước ngoài nên bà được trả tự do.

Bà Mộng Điệp và Cựu hoàng Bảo Đại khi ở Hà Nội. Ảnh tư liệu: Nguyễn Đắc Xuân.

Ở nước ngoài, không chịu được thử thách của hoàn cảnh Bảo Đại trở lại cộng tác với Pháp năm 1948, làm Quốc trưởng Chính phủ Quốc gia. Năm 1949, bà Mộng Điệp được đón lên Đà Lạt, rồi lên Buôn Mê Thuột giúp tổ chức đời sống cho cựu hoàng ở Tây Nguyên.

Quãng thời gian ở Buôn Mê Thuột (1949-1953) là những tháng ngày bà Mộng Điệp và cựu hoàng Bảo Đại sống hạnh phúc nhất. Nhờ tài tổ chức đời sống, tháo vát, biết lái xe hơi, cưỡi voi, đi săn nên bà rất hợp với ông vua thích săn bắn.

Mặc dù làm vợ thứ và không được tổ chức cưới xin nhưng nhờ chăm lo việc thờ cúng tổ tiên của hoàng tộc rất chu đáo nên bà Mộng Điệp luôn được Đức Từ Cung quý mến. Bà cũng được ban áo mũ để thay mặt Hoàng hậu Nam Phương trong các cuộc tế lễ (vì bà Nam Phương là người theo Thiên Chúa giáo).

Năm 1953, bà được Bảo Đại giao nhiệm vụ mang cặp ấn kiếm và một số báu vật của triều Nguyễn qua Pháp giao cho Hoàng hậu Nam Phương. Hoàn thành nhiệm vụ nhưng do chiến tranh ác liệt, bà ở lại luôn bên đó.

Trên đất Pháp, bà tiếp tục có với Bảo Đại hai người con trai, đặt tên là Bảo Hoàng (sinh được một năm thì mất) và Bảo Sơn. Cuộc sống nơi đất khách có lúc khó khăn về kinh tế nhưng bà sống tự lập, không nhờ vả đến sự giúp đỡ của chính phủ Pháp.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân hỏi chuyện bà Mộng Điệp khi còn sống.

Khi cựu hoàng Bảo Đại đi theo những tình nhân và những cuộc vui thì chính các con là nguồn hạnh phúc lớn nhất với bà. Thế nhưng Bảo Sơn, người con bà Mộng Điệp yêu quý và tự hào nhất khi tốt nghiệp các trường mũi nhọn kỹ thuật của Pháp lại bị tai nạn năm 1987, khi mới ngoài 30 tuổi. Con gái Phương Thảo thì bị bệnh tim, suýt chết nhiều lần.

Trong phòng khách của bà ở quận 12, Paris lúc nào cũng được trang trí một bức tranh lớn do họa sĩ người Pháp vẽ vua Bảo Đại khi ông mới lên làm vua cùng nhiều đồ cổ của nhà Nguyễn. Trên bàn thờ tổ tiên, ở vị trí trung tâm, bà Mộng Điệp dành thờ bà Từ Cung, vua Bảo Đại và hai người con trai của mình. Nhưng quan trọng nhất là tờ giấy quy y Phật giáo của vua Bảo Đại (quy y tại chùa Bảo Quốc Huế).

Nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân cho biết, những năm tháng cuối đời, bà Mộng Điệp sống trong cô quạnh. Bà từng mong được về sống tại quê nhà để khi khuất núi sẽ được táng gần lăng mộ Đức Từ Cung ở Huế, nhưng cuối cùng không thực hiện được.

Mới đây, bà bị ngã gây chấn thương ở cổ. Khi phẫu thuật tại Bệnh viện Saint Antoine, các bác sĩ phát hiện bà bị bệnh tim nên cuộc phẫu thuật không thành công. Bà qua đời lúc 12h trưa chủ nhật 26/6, thọ 87 tuổi. Bà sẽ được an táng tại nghĩa trang Thiais ở Paris, nơi có mộ phần của hai người con trai vào sáng 1/7.

Tại Việt Nam, vào 10h sáng mai, Phủ Kiên Thái Vương (Huế) sẽ tổ chức lễ cầu siêu cho bà.



Cuộc đời thứ phi Mộng Điệp
Bà Mộng Điệp ở Hà Nội trước khi lấy vua Bảo Đại. Ảnh do nhiếp ảnh gia Võ An Ninh chụp.
Bà Mộng Điệp được bà Từ Cung trao áo mũ đảm nhận việc lo hương khói cho Hoàng tộc.
Bà thứ phi Mộng Điệp ngồi trước biệt điện ở hồ Lak.
Bà Mộng Điệp (bìa phải) cùng vua Bảo Đại (đứng giữa) trong một chuyến đi săn tại Buôn Mê Thuột.
Bà Mộng Điệp ngồi chụp ảnh tại Nha Trang.
Bà Mộng Điệp và bà Từ Cung trong chuyến xây chùa Khải Đoan tại Buôn Mê Thuột.
Bà Mộng Điệp chụp với cựu hoàng Bảo Đại tại Pháp.
Bà Mộng Điệp tại phòng khách của mình ở quận 12 Paris, phía trên là bức tranh vẽ cựu hoàng Bảo Đại khi mới lên ngôi.
Bà Mộng Điệp trước bàn thờ của gia đình thờ Đức Từ Cung, vua Bảo Đại và hai con trai của mình.

CHỦ TỊCH HỘI NHẠC SỸ VN BỊ TỐ:"VỪA ĐÁ BÓNG VỪA THỔI CÒI"

                                                        
 



Vụ Chủ tịch Hội Nhạc sĩ VN bị tố: Khó biện minh
Vừa qua, ông Đinh Quang Minh, Phó Chi hội trưởng Chi hội Âm nhạc tỉnh Tuyên Quang làm đơn gửi về Trung ương "tố" ông Đỗ Hồng Quân, Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam, “vừa đá bóng, vừa thổi còi”. Để rộng đường dư luận, chúng tôi xin giới thiệu bài viết của nhạc sĩ Nguyễn Đình San, hội viên Hội Nhạc sĩ Việt Nam.

Ông Đinh Quang Minh cho biết: "Cách đây 3 năm, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Tuyên Quang có tổ chức sáng tác ca khúc viết về du lịch cho tỉnh. Thời gian đó anh Đỗ Hồng Quân lên làm giám khảo. Không ngờ anh vừa đá bóng vừa thổi còi. Anh đưa tác phẩm của anh vào và tự chấm giải nhất với giá trị là 30 triệu đồng. Khi anh lĩnh xong, chúng tôi mới biết. Riêng một số anh em chúng tôi sau 2 tháng Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch "bịt mồm" bằng việc mỗi anh được 400.000đ".

Sau đó, ông Đỗ Hồng Quân đã phân trần, thanh minh, khẳng định việc làm của mình không sai. Ông cho biết, các bài đều được giấu tên trước khi đưa cho Ban giám khảo chấm, chỉ đến khi có kết quả, mới lắp tên vào. Ông Quân cũng nói thêm: Từ trước tới nay, không có luật nào cấm người trong BTC, giám khảo gửi bài tham dự. Ông còn nhấn mạnh một ý, mọi nhạc sĩ chuyên nghiệp phải có trách nhiệm tham gia mọi cuộc thi, vận động sáng tác. Tóm lại, ông khẳng định việc mình gửi bài, trúng giải cao nhất là hoàn toàn bình thường, không có gì phải rút kinh nghiệm.

Dẫu không có vấn đề vi phạm pháp luật gì nhưng sự việc trên quả là đáng tiếc và đáng buồn. Trước nay, từng đã diễn ra việc người có chân trong Ban tổ chức, Ban giám khảo tham dự các cuộc vận động, thi sáng tác và trúng giải cao, nhưng đây là lần đầu tiên một người đứng đầu Hội Nhạc sĩ Việt Nam làm việc này.

 Dư luận, đặc biệt là giới nhạc sĩ đã lên tiếng phàn nàn, phản ứng tình trạng “vừa đá bóng, vừa thổi còi” ở nhiều cuộc thi trong quá khứ, nên đối với người lãnh đạo cao nhất Hội Nhạc sĩ Việt Nam, người ta lại càng phản ứng và không thể chấp nhận. Thường thì ở cương vị này, ai cũng rất tự trọng. Nếu đã được mời giám khảo thì không gửi bài. Nếu ham thích sáng tác, muốn đóng góp tác phẩm (rất đáng trân trọng, hoan nghênh) thì từ chối làm giám khảo.

Cũng cần thấy rằng tâm lý các địa phương, các ngành khi tổ chức sáng tác đều muốn mời người lãnh đạo cao nhất của Hội Trung ương làm giám khảo (thường là chủ khảo) nên các vị càng cần phải “tế nhị” trong ứng xử. Nhưng ông Quân thì không. Đã ngồi vào giám khảo, lại giữ cương vị cao nhất ở Trung ương Hội, người ta (những người chỉ đạo, tổ chức là thành viên giám khảo) sẽ dễ dàng “tế nhị” để ông Quân không “trượt”. Vậy nên bài của ông “trúng” giải cao nhất cũng là dễ hiểu.

Việc ông Quân khẳng định bài "Về Tuyên" của mình được “nhiều người yêu thích” thì tôi xin khẳng định, đó không phải là sự thật. Bằng chứng là trong 3 năm qua (từ khi bài của ông Quân được giải cao nhất, giới thiệu ra công chúng), tôi có nhiều dịp lên Tuyên Quang, được dự các buổi sinh hoạt văn nghệ của nhiều đối tượng, không hề thấy ai hát bài của ông. Những bài viết về Tuyên Quang được người ta biết, thích hát nhiều là những bài khác. Tóm lại là ông Quân hoàn toàn xa lạ với công chúng yêu âm nhạc vô tư - họ chỉ để ý đến tác phẩm mà không bao giờ quan tâm đến tác giả.

Cũng xin nói rõ một điều là ông Đỗ Hồng Quân có thể là một nhạc sĩ đã được đào tạo chính quy ở nước ngoài, có thể thành thạo việc sáng tác khí nhạc, hoặc dàn dựng, chỉ huy, cũng như giảng dạy nhưng ông không phải là nhạc sĩ sáng tác ca khúc giỏi. Ông chưa có bài nào được công chúng biết tới nhiều - kể cả một vài bài trúng giải trong những cuộc vận động, thi sáng tác bài hát. Và ngay cả trong lĩnh vực sáng tác khí nhạc, người ta cũng nhắc đến nhiều tên tuổi khác chứ không phải là ông. Đã nhiều năm nay, ai cũng biết ông là người làm công tác quản lý chứ không còn chuyên sáng tác nữa.

Ông Đinh Quang Minh nói ông Quân lĩnh 30 triệu, ông Quân nói chỉ có 10 triệu. Bao nhiêu không thành vấn đề, một bài hát không có giá trị gì thì chỉ 3 chục nghìn cũng không xứng, trong khi có những tác phẩm không tiền nào có thể trả được vì vô giá do có giá trị quá lớn lao.

Đã có một sự thật, từ lâu lắm, người ta không còn thấy những bài hát trúng giải trong các cuộc thi, vận động sáng tác sau đó sống được với công chúng. Thường thì chỉ tổ chức báo cáo, phát trên đài phát thanh, truyền hình một lần rồi nhanh chóng chìm vào quên lãng, đúng như trường hợp bài "Về Tuyên" của Đỗ Hồng Quân mà nhạc sĩ Đinh Quang Minh thấy rõ: “Tác phẩm đó hiện giờ không ai biết, nó đã chết ngay sau khi anh ta lĩnh tiền”.

Sự thật này không thể không khiến những cơ quan, đơn vị tổ chức các cuộc sáng tác phải suy nghĩ, nhất là khâu lựa chọn giám khảo. Vậy nên các đơn vị hãy cứ chủ động tổ chức sáng tác, và nên mời những nhạc sĩ có tên tuổi, có uy tín, có tâm tham gia tư vấn và làm giám khảo với tư cách cá nhân. Đừng tiếp diễn tình trạng để người không có sức thuyết phục trong lĩnh vực sáng tác nào đó lại giám khảo cuộc thi ấy. Và nên có một quy định bất di bất dịch, những thành viên trong các Ban tổ chức, giám khảo không có tác phẩm tham dự. Việc này trước đây, nhiều cuộc đã làm được.

Dẫu sao, mọi việc cũng chỉ là tương đối. Nhưng ngay ở mức độ tương đối cũng phải đạt được một tiêu chí tối thượng: tâm phục, khẩu phục đối với người tham gia, với toàn xã hội. Và nên tặng thưởng theo hình thức: sau một thời gian nhất định - 5 năm chẳng hạn - tác phẩm nào sống được trong công chúng, sẽ tặng thưởng lớn. Hình thức này gọi là courronner thay vì trao thưởng lớn ngay sau mỗi cuộc vận động.

Nguồn Báo nông nghiệp

Thứ Ba, 28 tháng 6, 2011

Nghệ an:BÁO CAND LĂNG XÊ 2 CTV XỨ NGHỆ LÊN TẬN TRỜI XANH

..."Ông sắm máy tính xách tay, máy ảnh kỹ thuật số, USB 3G để luôn có mạng Internet bên mình. Rút kinh nghiệm sau mỗi lần tác nghiệp, tận dụng tối đa sự tiện ích của công nghệ, .."

 ..."May quá, đang lúng túng thì cô bật ra, "em ở PX15…". Những thông tin về vụ cháy chợ lớn đã được Giang viết và kịp thời gửi đăng trên Báo CAND..."

Những ngày qua,làng báo xứ Nghệ phát sốt vì một bài báo đăng trên báo CAND một tít đề giật gân "
Hai cộng tác viên lăn xả, say nghề" của tác giả Cao hồng.Không nói đâu cho xa,chứ hai nhà báo này tui cũng biết sơ sơ.Đó là chưa nói đến tác phẩm của hai nhà báo này là những cái gì? Thật không còn gì để mà nói về cái từ "lăn xả".

Hai cộng tác viên lăn xả, say nghề

14:55:35 26/06/2011

LTS: Tiến tới kỷ niệm 65 năm Ngày Báo CAND phát hành số đầu tiên (1/1/1946 - 1/11/2011), Báo CAND cuối tuần mở chuyên mục mới "Những người bạn đồng hành" để ghi nhận sự đóng góp to lớn của bạn đọc trong và ngoài nước, các cộng tác viên đã đồng hành với những người làm Báo CAND suốt 65 năm qua. Xin trân trọng giới thiệu hai cộng tác viên thân thiết ở Nghệ An.

Nghỉ chế độ thương binh, đi viết báo

Tôi chưa từng gặp ông nhưng cái tên Tô Lan thì tôi quen lắm. Tôi quen tên ông qua các bài viết mang tính nhân văn và thời sự nóng bỏng xảy ra ở Nghệ An, quen còn vì tên ông được nhắc đến trong nhiều cuộc họp giao ban báo chí của tòa soạn. "Chát" với ông vào ngày đầu tiên của đợt mưa rả rích do ảnh hưởng của cơn bão số 2, tôi mới biết thêm rằng, ông chính thức được cấp thẻ nhà báo cách đây 7 năm, khi ông tròn 50 tuổi. Ôi! Ở cái tuổi "tri thiên mệnh" mới được cấp thẻ nhà báo lần đầu như ông là "hiếm có, khó tìm".

Tại sao nhà báo Tô Lan lại làm báo chuyên nghiệp muộn mằn như vậy? Năm 1971 khi có trong tay thành tích là học sinh giỏi văn và đang là học sinh lớp 8 (hệ 8/10) lớp Văn đặc biệt của tỉnh Nghệ An (tiền thân của Trường chuyên Phan Bội Châu), ông lên đường nhập ngũ. Đầu năm 1972, ông Nam tiến và trở thành chiến sỹ của "Trung đoàn đỏ" mặt trận B5, tham gia chiến dịch giải phóng và bảo vệ Quảng Trị. Máu ông đã đổ xuống trên mảnh đất đau thương và anh dũng này.

Tháng 3/1973, Hiệp định Paris có hiệu lực, ông được cử đi học Sỹ quan lục quân. Năm 1977, tốt nghiệp, ông được giữ lại làm giáo viên và sau đó lại chuyển sang công tác tại Trường Sỹ quan chính trị và các đơn vị quân chủ lực. Trải qua nhiều vị trí công tác trong các đơn vị quân đội, ông vẫn luôn say mê công việc viết báo. Năm 1989, sau 18 năm cống hiến trong quân đội, ông ra quân nghỉ chế độ thương binh vì vết thương tái phát.

Không lao vào làm kinh tế như thường thấy ở các thương binh, cựu chiến binh khác mà ông giữ niềm đam mê viết báo. Hơn 10 năm sống ở Hà Tĩnh, ông là cộng tác viên xuất sắc của Báo Hà Tĩnh, Đài Phát thanh Hà Tĩnh và đăng bài rải rác trên các tờ báo TW như Tạp chí Dân số, Báo Nhân dân Chủ nhật, Báo Gia đình & Xã hội...

Phải mất hơn 10 năm làm "phóng viên tập sự" kiểu này, năm 2000 ông mới chính thức ký hợp đồng làm phóng viên cho Văn phòng đại diện khu vực Bắc miền Trung của Báo Nông nghiệp Việt Nam. Khi gia đình hồi hương từ Hà Tĩnh về thành phố Vinh, ông chuyển sang làm Trưởng đại diện văn phòng liên lạc tại Nghệ An của Báo Gia đình & Xã hội. Từ năm 2007 đến nay, ông là Trưởng đại diện của Tạp chí Doanh nghiệp và Hội nhập tại miền Trung.

Nhà báo Tô Lan (bên trái) đang lấy tư liệu về tội phạm ma túy tại một gia đình người dân xã Lượng Minh, huyện Tương Dương miền Tây Nghệ An.

Nói về cơ duyên trở thành cộng tác viên của Báo CAND, ông kể rằng vào khoảng đầu mùa hè năm 2005, ông bất ngờ nhận được cuộc điện thoại của một người tự giới thiệu là Phó Ban thư ký tòa soạn - đề nghị ông cộng tác. Ông hăm hở vào cuộc và loạt bài ông viết về vụ án bán độ của cầu thủ và nghi án mua cúp của CLB bóng đá Sông Lam dưới bút danh Hải Ninh, đăng trên Báo CAND đã gây được sự chú ý của độc giả.

Đổi lại, ông "được nhận" nhiều lời hăm dọa trực tiếp trong khi tác nghiệp và điện thoại nhắn tin dọa dẫm của "thế giới ngầm" thành Vinh. Một lần, ngay tại sân Vinh, khi vụ án bán độ và nghi án mua cúp đã khép lại, trên khán đài A, trước rất đông khán giả, có kẻ áp sát ông, mắt trợn trừng, tay chống nạnh, hất hàm giọng hằn học: người nọ, người kia "đang còn giữ những bài báo của ông viết đấy!". Viết đúng, viết đủ và nhìn nhận vấn đề một cách nhân văn, nên ông tự tin trả lời: "Những bài viết của tôi rất chân thực nên tôi chẳng sợ gì cả".

Sau loạt bài mang đậm dấu ấn ấy, cái tên Tô Lan tiếp tục xuất hiện trên Báo CAND, nhất là mỗi khi có những sự kiện đặc biệt ở Nghệ An. Còn nhớ, khi ở huyện Yên Thành xảy ra các vụ sét đánh chết người, không quản đường xa, bầu trời mây đen xám xịt, chỉ chực đổ sấm sét và dông tố xuống đầu, nhưng ông vẫn thuê xe từ thành Vinh đến vùng "tâm điểm sét đánh Nam Thành". Đến nơi, ông đội mưa tới nơi sét vừa đánh xong khét lẹt, về đến từng gia đình có người gặp nạn để viết trong cảm xúc trào dâng về những mất mát, đau thương.

Trong các bài viết ấy, ông còn có những lý giải về hiện tượng thiên nhiên này, đồng thời kiến nghị: nên chăng cần có một dự án làm cột thu lôi, làm nhà có thiết bị chống sét giữa những cánh đồng cho nông dân có nơi tránh mưa, tránh sét bất ngờ khi đang lao động… Phải là một người cầm bút tâm huyết với nghề, có trách nhiệm trước nỗi đau mới đưa vấn đề, giải quyết vấn đề trong những bài viết cặn kẽ như thế.

Ngay như vụ sập ràm đá ở mỏ Lèn Cờ làm 18 người chết ở Nghệ An, ông đã có mặt sớm tại hiện trường. Ngoài viết bài cho báo, ông còn là người giúp Báo CAND làm công tác xã hội từ thiện một cách nhanh chóng, bằng việc ông dùng tiền của mình (báo hoàn trả lại cho ông sau), nhờ Công an huyện Yên Thành thay mặt báo trao tiền cho gia đình gặp nạn. Sự hỗ trợ kịp thời ấy của Báo CAND thông qua ông, đã góp phần xoa dịu nỗi đau cho thân nhân người tử nạn. Có một cộng tác viên bám sát cơ sở, không ngại khó, ngại khổ như ông đã giúp xóa đi khoảng cách về địa lý, giúp Báo kịp thời đưa tin và kịp thời làm nghĩa cử nhân đạo.

Trong vụ ôtô khách 48K-5868 bị lũ cuốn trôi xuống sông Lam trong mùa bão lụt năm 2010 ở Hà Tĩnh, ông đã bám sát hiện trường, viết loạt bài về sự kiện cháy lòng này. Ngày thứ 4, khi các lực lượng chức năng bó tay, những người tự nguyện trục vớt được phép vào cuộc. Khi viết về những người tình nguyện dũng cảm này, suýt nữa ông đã nhầm. Trong lúc những thợ lặn tình nguyện đang dầm mình dưới nước lũ chảy xiết, trên bờ ông lao đi tìm người đưa ra ý tưởng và chủ trì sự tự nguyện trục vớt.

Trong hỗn độn người là người sặt một màu áo phao, có một người "nấp" gần Phó Chủ tịch tỉnh Hà Tĩnh khe khẽ tự nhận là người mà ông đang tìm. Ông vội bám lấy không rời, kéo anh ta tới nơi có thể để khai thác thông tin. Thế nhưng qua trò chuyện, ông đã sớm nhận diện ra anh ta chỉ là một gã "Lý Thông". Với sự nhạy cảm của một người từng trải, ông đã từ bỏ nhân vật này, tiếp tục lao vào cuộc tìm kiếm trong sự ngăn cản của lực lượng bảo vệ. Phải rất vất vả, ông mới tìm được người chủ công đích thực để có thông tin chuẩn xác về tấm gương tự nguyện cao cả này lên Báo CAND.

Là nhà báo đã lớn tuổi nhưng khi tác nghiệp, ông vẫn nhanh nhẹn, tháo vát, luôn tinh tế, nhạy cảm và sẵn sàng đầu tư cho công việc. Ông sắm máy tính xách tay, máy ảnh kỹ thuật số, USB 3G để luôn có mạng Internet bên mình. Rút kinh nghiệm sau mỗi lần tác nghiệp, tận dụng tối đa sự tiện ích của công nghệ, nên ông luôn nắm bắt kịp thời các vấn đề thời sự nóng bỏng, đáp ứng mong mỏi của bạn đọc và niềm tin của Báo CAND.

Say nghề báo, hiểu nghề CSĐT tội phạm ma túy của chồng

Thượng úy Hương Giang, cô "nhà báo không thẻ" ở Phòng Công tác Chính trị, Công an tỉnh Nghệ An tốt nghiệp Khoa Báo chí, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn năm 2001. Sau 2 năm làm ở Đài Truyền hình Nghệ An, Giang đứng vào đội ngũ những người làm công tác tuyên truyền của Phòng Công tác Chính trị. Mỗi tháng, cô và đồng nghiệp đảm nhận 2-3 chương trình trên truyền hình; 1 trang phát thanh và các bài báo viết trên các báo ngành. Cũng nhờ nghề báo mà cô có cơ duyên gặp ông xã - đồng chí Nguyễn Đức Cường, Phó trưởng Phòng CSĐT tội phạm về ma túy, Công an Nghệ An.

Hương Giang (thứ 2 từ bên trái sang) trong một lần đi cơ sở.

Lần đó Giang thực hiện phóng sự về phòng chống tội phạm ma túy và được giới thiệu phỏng vấn trinh sát Nguyễn Đức Cường. Cường cao đến mức Giang rút hết chân máy mà ống kính vẫn chưa "bắt" được khuôn mặt khiến cô phải để nó hếch lên mới ghi hình được. Ấn tượng về anh trinh sát cao kều (1m83) bắt đầu như thế và rồi họ dần yêu, đi đến hôn nhân. Giang bảo mình may mắn khi chồng không đòi hỏi ở vợ mình một mẫu hình phụ nữ dịu dàng, mà với anh, hình ảnh cô chân đi giày bệt, vai vác máy quay phim đi phăm phăm mới thật gần gũi. Anh hiểu công việc của cô, thông cảm đến mức dù cho vợ đi đến nửa đêm mới về vẫn "Ok".

Vụ cháy ở chợ Vinh ngày 20/6, Giang nhận được tin lúc hơn 20h, khi hai vợ chồng đang nằm nhà xem tivi. Lập tức, cô bật dậy đến cơ quan lấy đồ nghề và mải miết tác nghiệp đến quá 24h. Khi về, người cô ướt đẫm vì mồ hôi, vì nước cứu hỏa. Nhắc đến việc này, Giang lại ngậm ngùi vì là nhà báo không thẻ. Lúc cô đến hiện trường, CSGT, CSTT đã quây dây, dàn hàng không cho những người không liên quan vào làm cản trở hoạt động của Cảnh sát PCCC. Nhìn thấy cô ôm máy quay xăm xái bước vào, anh CSTT quát, "chị kia, không được vào để cứu hỏa hoạt động". Lúc đó, Giang ước gì mình có thẻ nhà báo để chìa ra… May quá, đang lúng túng thì cô bật ra, "em ở PX15…". Những thông tin về vụ cháy chợ lớn đã được Giang viết và kịp thời gửi đăng trên Báo CAND.

Nhắc đến Giang, ai cũng biết đến trường hợp chồng cô bị bắn trọng thương trong lần tấn công nhóm tội phạm ma túy lúc 3h ngày 26/5/2010. Nhờ sự tích cực của Ban Giám đốc Công an tỉnh và sự tận tụy của đội ngũ y bác sỹ mà Cường cùng các đồng đội của anh đã được cứu chữa kịp thời. Giang bảo, cô biết tin chồng mình bị thương khi đang quay phim ở một hội nghị của Công an tỉnh. Khi đó, một đồng chí lãnh đạo cấp phòng đến dự hội nghị, thấy Giang đang tác nghiệp ở đấy đã rất ngạc nhiên bởi, "chồng bị thương mà vợ vẫn bình thản quay phim". Thì ra lúc đó, Giang chưa biết tin và khi biết rồi thì cô vội lên đường đến với anh.

Nhờ yêu nghề báo nên cô hiểu tình yêu, sự đam mê nghề nghiệp của chồng. Kể cả sau khi anh bị thương (thương tật 41%), mỗi lần anh "đi đánh án", Giang chỉ có một lời chúc - chúc chuyên án thành công. Cô bảo, mình mạnh mẽ được như vậy là nhờ những va đập của nghề báo và thấu hiểu được công việc của chồng. Qua anh, cô hiểu về công việc thầm lặng của các chiến sỹ CSĐT tội phạm về ma túy và có cảm xúc để thực hiện bộ phim văn nghệ giàu chất thơ mang tên "Đồng đội của tôi". Giang bảo, cô mất 1 tuần để thực hiện và sụt đi 6kg khi làm bộ phim này. Và cô được trả công xứng đáng khi làm được món quà tặng có ý nghĩa và được trao Huy chương vàng.

Say nghề báo, hiểu nghề của chồng và có được cảm hứng từ công việc của anh để đưa vào tác phẩm của mình, Hương Giang đúng là người biết dung hòa công việc, tình yêu và sự nghiệp


 

Cao Hồng

Nghệ an :KIỂM ĐIỂM TRƯỞNG BAN TUYÊN GIÁO TÔ HỒNG HẢI

                                                
                Tô Hồng Hải-Trưởng ban tuyên giáo tỉnh ủy Nghệ an

Nghệ an :SỰ THẬT XUNG QUANH CHUYỆN Ô CẦN VÀ Ô HẢI HÚC NHAU


Phó bí thư thường trực Tỉnh uỷ Nghệ An Trần Hồng Châu vừa yêu cầu Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ tổ chức kiểm điểm nghiêm túc những sai phạm của trưởng ban Tô Hồng Hải theo yêu cầu của UBKT Trung ương, báo Lao động cho biết.

Theo nhà chức trách, ông Hải đã vi phạm 5 nội dung đúng như đơn tố cáo của công dân và báo chí phản ánh: Vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, có biểu hiện cá nhân, độc đoán trong bố trí cán bộ, gây mất đoàn kết nội bộ lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ; lập chứng từ khống để thanh toán tiền ngân sách, vi phạm nguyên tắc quản lý tài chính; làm giả biên bản họp hội đồng thi đua khen thưởng của Ban Tuyên giáo đề nghị tặng thưởng Huân chương Lao Động hạng Ba cho bản thân, vắng sinh hoạt Đảng 5 kỳ liên tục; sử dụng xe ôtô công không đúng quy định.   


Tỉnh ủy Nghệ An cho rằng dù không có cuộc họp nhưng ông Hải vẫn có biên bản cuộc họp.

Trước đó, báo cáo kiểm tra của Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy kết luận ông Tô Hồng Hải làm hồ sơ giả thành tích, tạo dựng cuộc họp thi đua khen thưởng để đề nghị tặng Huân chương Lao động hạng ba cho bản thân.

Ông Hải chịu trách nhiệm đã ký văn bản “trích biên bản” ngày 16-3 để đề nghị tặng thưởng Huân chương Lao động hạng ba cho ông nhưng thực tế không họp hội đồng thi đua khen thưởng (ông Hải là chủ tịch hội đồng). Ban thi đua khen thưởng tỉnh chịu trách nhiệm việc thẩm định và ghi không đúng danh hiệu thi đua của ông Hải để đề nghị khen thưởng.

Theo báo Lao động, Ban thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An cũng yêu cầu Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức kiểm điểm đối với ba người: ông Hải, ông Thái Khắc Thư (phó Ban tuyên giáo) và ông Đinh Lĩnh Lương (chánh văn phòng Ban Tuyên giáo).

Nguồn Nguoiduatin

Xem bài liên quan trên báo Lao động:

  Trưởng ban Tuyên giáo làm giả hồ sơ khen thưởng
  Đề nghị kiểm tra vụ trưởng ban tuyên giáo tỉnh giả hồ sơ
  Yêu cầu kiểm điểm trưởng Ban tuyên giáo Tỉnh ủy Nghệ An
  Lại kiểm tra Trưởng Ban Tuyên giáo 




                                                                   

Video : BÁO NGƯỜI VIỆT TẠI MỸ PHỎNG VẤN LÊ DOÃN HỢP

 




Nguồn Blog Basam

Chủ Nhật, 26 tháng 6, 2011

KỶ NIỆM 50 NĂM THẢM HỌA DA CAM VIỆT NAM 10/8 - HÃY CÙNG CHUNG TAY

Bài của NGUYỄN ANH TUẤN từ Nha trang nhờ đăng giúp
Điện thoại 09893333369 - E-mail:
Tuan@media-gto.com.

Kính gửi Quý Doanh Nghiệp, Quý Tổ chức!

Năm 2011, thực hiện Thông báo số 409 của Ban Bí thư Trung Ương Đảng về việc tổ chức các hoạt động kỷ niệm 50 năm Thảm họa Da cam tại Việt Nam (10/08/1961 - 10/08/2011)Công ty Cổ Phần Truyền Thông GTO tự nhận thấy trách nhiệm cũng như nghĩa vụ của mình đối với cộng đồng và xã hội, Công ty mong muốn phối hợp với các cơ quan hữu quan tổ chức tuyên truyền sâu rộng về Thảm họa Da cam tại Việt Nam cũng như tại Nha Trang, Khánh Hòa.Với những ý nghĩa cao đẹp nhất dành cho những nạn nhân chất độc da cam, Công ty Cổ phần Truyền thông GTO và Hội nạn nhân chất độc da cam tỉnh Khánh Hòa xây dựng kế hoạch tổ chức và thực hiện Chương trình “Xoa dịu Nỗi đau - Chắp cánh những Ước mơ” từ ngày 05/08/2011 - 10/08/2011 tại Nha Trang.

“Xoa dịu Nỗi đau - Chắp cánh những Ước mơ” mong muốn thu hút sự quan tâm của toàn thể nhân dân Việt Nam, những kiều bào ở nước ngoài cũng như bạn bè quốc tế chia sẻ với các nạn nhân bị nhiễm chất độc da cam/Dioxin. Thông qua đó, thể hiện những khát khao, những ước mơ cháy bỏng và niềm vui sống không bao giờ tắt của những con người bất hạnh đó.Đặc biệt, “Xoa dịu Nỗi đau - Chắp cánh những Ước mơ” là món quà về niềm tin, về tình yêu, về khát vọng sống, về một tương lai tươi sáng góp phần xoa dịu và xóa nhòa những nỗi đau mà bao số phận kém may mắn đang phải từng ngày gánh chịu do những di chứng kinh hoàng của chất độc da cam/Dioxin.

BTC xin trân trọng kính mời Quý Doanh nghiệp, Quý Tổ chức hưởng ứng và ủng hộ chương trình, bởi đây là sự kiện quan trọng, giới thiệu và ghi nhận hình ảnh, thương hiệu của Quý đơn vị tham gia một cách sâu rộng và thân thiện nhất.

Chi tiết về Chương trình xin vui lòng xem tại:


Xin kính trọng cảm ơn & mong sớm nhận được thông tin phản hồi!

Nguyễn Anh Tuấn - GTO Media
--

Nguyen Anh Tuan - Sales Director

GTO MEDIA CORPORATION

Add: A1.1 Hung Phu Building, Vinh Hai ward, Nha Trang City
Tel: 05 83 83 83 88 / 222.6668 / 222.3339 / Fax: 05 83 83 86 86

Office: A11 No.15 Hoang Hoa Tham st., Nha Trang City
Tel: 058.3528.168 / Fax: 058.3527.168

HCM Representative Office: 139 Hai Ba Trung Str., Dist. 3, HCMC
Tel:  08.22416888 / Fax: 08.38111927

E-mail: tuan@media-gto.com ---*--- Website: http://gtomedia.vn 
YM/Skype: gto.media
Cell: 0983.333.369


Event đang triển khai: 

Xoa dịu nỗi đau - Chắp cánh những ước mơ 8/2011

Bản đồ Trường Sa ghép từ hạt Cà phê Việt Nam 6/2011

Festival Bien Nha Trang 2011 - Trien lam Nghe thuat Cat 6/2011

Thứ Sáu, 24 tháng 6, 2011

NGỐC NGHẾCH CHUYỆN TẠP CHÍ CỘNG SẢN LẤY ẢNH HOÀNG SA TỪ MẠNG TÀU

Tạp chí Đảng Cộng Sản VN đăng chùm ảnh quần đảo Hoàng Sa từ báo Tàu

Ngày 21/6, Th09 thấy cái vụ lạ là báo ta đăng hình ảnh quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền VN, đang tranh chấp với TQ từ nguồn ảnh là của Tàu khưa: www.news.cn (Xinhuanet). Đã rút bài, dấu biệt!

Tranhung09: "Vnexpress tôn trọng bản quyền ảnh Hoàng Sa của Xinhua."


Hôm nay vào Tạp chí Cộng Sản Việt Nam để xem lại vì tò mò, vì sao bài ca không bao giờ quên, phải gỡ xuống: Bảo đảm an ninh văn hóa - tư tưởng trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế.

Còn lưu ở đây:
http://www.viet-studies.info/kinhte/AnNinhVanHoa_TCCS.htm

 
Thì phát hiện cột phải của báo Đảng đăng chùm ảnh nói trên từ Đất Việt (cóp lại từ Vnexpress, thay tít bài - "báo với chả chí, nghiệp vụ ẹ quá").


Ý thức chủ quyền lãnh thổ ở đâu nhỉ, Không có hình thì tìm nguồn ảnh từ nước khác, thiếu gì! Sao phải lấy từ nước tranh chấp với mình, đang có vấn đề nhạy cổm.
Cứ để blog bắt giò báo mãi thế, hở mấy ông chính trị đầy mình!? 


Tạp chí Đảng Cộng Sản Việt Nam



Xem dòng chữ bên dưới góc phải: "Bản quyền thuộc về Tạp chí Cộng Sản", thấy nực cười!

Nguồn
Blog Tranhung09

Vẻ đẹp quần đảo Hoàng Sa

Quantcast

 

Những bức ảnh được chụp từ trên cao cho thấy vẻ đẹp như thiên đường ở quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam trên Biển Đông.

Bức không ảnh này cho thấy những rặng san hô ở Hoàng Sa. Ảnh: Xinhua
Những rặng san hô hiện lên rất rõ trong làn nước trong thấy đáy. Ảnh: Xinhua
Đặc điểm nổi bật của quần đảo Hoàng Sa là những đảo san hô vào loại lớn. Toàn bộ quần đảo trải trên một diện tích khoảng 15.000 km vuông trên mặt biển. Ảnh: Xinhua
Quần đảo Hoàng Sa có tổng chiều dài đường bờ biển lên tới 518 km. Trong hình là một hòn đảo không có dân cư. Ảnh: Xinhua
Đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa, nhìn từ trên khôg. Ảnh: wikipedia
Đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa, nhìn từ trên không. Ảnh: wikipedia

Sách Phủ biên Tạp lục của Lê Quý Đôn viết về Hoàng Sa như sau: “Phủ Quảng Ngãi, huyện Bình Sơn có xã An Vĩnh, ở gần biển, ngoài biển về phía Đông Bắc có nhiều cù lao, các núi linh tinh hơn 130 ngọn, cách nhau bằng biển, từ hòn này sang hòn kia hoặc đi một ngày hoặc vài canh thì đến. Trên núi có chỗ có suối nước ngọt. Trong đảo có bãi cát vàng, dài ước hơn 30 dặm, bằng phẳng rộng lớn, nước trong suốt đáy”.

Bãi Đá Lồi
Bãi Đá Lồi, trông như một chuỗi lam ngọc giữa biển. Ảnh: wikipedia.

Phủ biên Tạp lục có đoạn mô tả sản vật của Hoàng Sa: “Trên đảo có vô số yến sào; các thứ chim có hàng nghìn, hàng vạn, thấy người thì đậu vòng quanh không tránh. Trên bãi vật lạ rất nhiều. Ốc vân thì có ốc tai voi to như chiếc chiếu, bụng có hạt to bằng đầu ngón tay, sắc đục, không như ngọc trai, cái vỏ có thể đẽo làm tấm bài được, lại có thể nung vôi xây nhà; có ốc xà cừ, để khảm đồ dùng; lại có ốc hương. Các thứ ốc đều có thể muối và nấu ăn được.

Đồi mồi thì rất lớn. Có con hải ba, tục gọi là Trắng bông, giống đồi mồi, nhưng nhỏ hơn, vỏ mỏng có thể khảm đồ dùng, trứng bằng đầu ngón tay cái, muối ăn được. Có hải sâm tục gọi là con đột đột, bơi lội ở bến bãi, lấy về dùng vôi sát qua, bỏ ruột phơi khô, lúc ăn thì ngâm nước cua đồng, cạo sạch đi, nấu với tôm và thịt lợn càng tốt”.

Các sách cổ của Việt Nam cho rằng có tổng cộng khoảng 130 hòn đảo, cồn đá và bãi đá ở quần đảo Hoàng Sa. Tùy theo mực thủy triều lên xuống, con số này sẽ thay đổi. Thông tin hiện nay ghi nhận Hoàng Sa có khoảng 30 đảo, bãi san hô và mỏm đá ngầm. Ảnh: Xinhua

Quần đảo Hoàng Sa cách huyện đảo Lý Sơn của tỉnh Quảng Ngãi chỉ 123 hải lý. Ảnh: Wikipedia
Quần đảo Hoàng Sa cách huyện đảo Lý Sơn của tỉnh Quảng Ngãi chỉ 123 hải lý. Ảnh: Wikipedia

Phan Lê

Nguồn : vnexpress.net (Đã rút xuống rồi)




(Video ca nhạc) XỨ NGHỆ CẢ NGÀY MƯA BUỒN-TÌNH KHÚC THÁNG 6

Thứ Hai, 20 tháng 6, 2011

Video:CHỢ VINH RỰC LỬA

Phòng cảnh sát PCCC công an nghệ an với hàng chục xe cứu hỏa,có cả xe hiện đại nằm sát chợ vinh chỉ hơn 100m.Nhưng vụ cháy vẫn cứ cháy đến hơn 3 tiếng đồng hồ mới cơ bản dập tắt được ngọn lửa vì...không còn gì để mà cháy nữa.

Tuy nhiên vụ cháy nào dân cũng ca thán rằng :Chữa cháy đến chậm! Nhưng quả thật vụ này thì chậm và lúng túng thật.Mặc dù khi xây chợ Vinh,hệ thống cấp nước và kỷ luật phòng chữa cháy được đặt lên hàng đầu.Nhưng mọi cái hầu như vô nghĩa.

Trong lúc đó đối với lực lượng PCCC ở Vinh hầu như đã "có kinh nghiệm" chữa cháy chợ Vinh đã có thâm niên .Vì cứ vài ba năm cháy 1 lần...

Dưới đây là video lấy từ báo CANA của phóng viên Bình Minh:

HÌNH ẢNH MỚI NHẤT TỪ VỤ CHÁY CHỢ VINH LÚC 20h TỐI NAY


Vào khoảng 20h tối nay, đám cháy bắt đầu bùng phát tại khu vực đình phụ chợ Vinh. Hơn một tiếng sau đám cháy vẫn chưa được dập tắt và tiếp tục lan rất nhanh.

 

Hơn chục xe chữa cháy cùng hàng trăm lính cứu hoả đã được huy động tới hiện trường. Tuy nhiên, do đám cháy quá lớn nên việc khống chế ngọn lửa gặp rất nhiều khó khăn. Đến 21h10, đám cháy đã thiêu rụi một nửa khu vực đình phụ của chợ Nghệ An và vẫn tiếp tục lan nhanh. Hàng trăm ki ốt đã bị thiêu rụi. 

21h35' đám cháy vẫn chưa được dập tắt. Rất đông người dân có mặt xung quanh khu vực chợ theo dõi việc chữa cháy.
 
 
 
 
 
 
 
 
Theo nhiều người dân rất phận nỗ với cách ứng phó với đám cháy của đội PCCC của CANA rất chậm ,lề mề thậm chí có người bảo họ không làm gì cả.Mặc dù trung tâm PCCC có hàng chục cái xe cứu hỏa đóng sát bên hông chơ Vinh (Cách chỉ có khoảng 100m).
Vụ này chắc chữa cháy CANA lại có chuyện mà nói rồi đây

Tin đang nóng : ĐANG CHÁY CHỢ VINH

                                                  


Thông tin,mắt thấy tai nghe: khoảng 20h tối nay tại quầy vải chợ Vinh-Nghệ an đang bốc cháy dữ dội.Cách chỗ tôi đúng 200m thì một cột khói bốc cao.theo quan sát thì cảnh sát và các lục lượng đang phong tỏa không cho người vào khu vực cháy.Tuy nhiên cảnh hỗn loạn đang diễn ra và chắc chắn cháy về đêm nên tài sản sẽ bị cướp đi là không thể tránh khỏi.

Do có xe máy nên win ko thể vào tận hiện trường.

Tuy nhiên các lực lưỡng đang nổ lực cứu chữa và đảm bảo an toàn cho hàng hóa.

Một điều khảng định đó là thiết kế chợ Vinh không đúng phong thủy.Bởi đại lộ Quang trung chọc thẳng vào cổng đình chính chợ Vinh.Chợ Vinh là chợ có số lần cháy nhiều nhất.

Sẽ cập nhật thông tin cụ thể vào ngày mai

Chủ Nhật, 19 tháng 6, 2011

21/6 : NGHĨ VỀ SỰ LỘNG QUYỀN CỦA BÁO CHÍ


 “Phải tránh xa con bò 3m; tránh xa thằng say 30m và phải tránh xa thằng nhà báo 300m”.


Nghĩ về sự lộng quyền của báo chí


Từ xưa đến nay, báo chí vốn được coi là một cơ quan “quyền lực thứ tư”. Ở Việt Nam ta cũng vậy, mặc dù trong tất cả các văn bản pháp quy thì chẳng ai cho là như vậy. Quyền lực thứ tư là được hiểu theo tính chất của báo chí. Nhân Ngày báo chí Cách mạng Việt Nam 21-6, xin nói thêm về chuyện này.

 

Không ít giám đốc các doanh nghiệp, kể cả Nhà nước và tư nhân đã từng phải dở khóc, dở mếu, thậm chí có những nơi khuynh gia bại sản về một vài bài báo đăng về đơn vị mình sai sự thật. Cũng không ít giám đốc đã từng nhận các cú điện thoại, đầu tiên là phóng viên nói nhã nhặn, tử tế rồi thông báo rằng có tài liệu tiêu cực về đơn vị và sẽ đăng vào số báo tới, nhưng rồi sau đó họ chuyển giọng và đề nghị xin quảng cáo. Nếu gặp phải vị giám đốc nào rắn mặt thì có khi phóng viên nọ còn nói: “Có quảng cáo không thì bảo?”. Có những bài báo bới móc đời tư cá nhân, réo “tam tứ đại đồng đường” nhà người ta ra chửi, rồi đến khi thấy sai thì không đính chính và “nói lại cho rõ”… Rồi không ít bài báo được viết bịa đặt, xuyên tạc sự thật đã gây hại cho cả một vùng quê, một ngành nghề.

Có thể nói trong thời buổi hiện nay, đúng là báo chí đang dần dà trở thành cơ quan quyền lực thứ tư, mặc dù báo chí Việt Nam được đặt dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng. Do có quyền lực mà lại thiếu những chế tài cụ thể, cho nên không ít tờ báo ở Việt Nam đã có những biểu hiện nghiêm trọng về việc lạm quyền là viết sai sự thật, viết xâm phạm đời tư cá nhân và sau đó viết sai thì không đính chính. Luật Báo chí cũng đã quy định là cấm báo chí được xâm phạm đời tư cá nhân, nhưng thế nào là đời tư, đời tư cá nhân gồm những cái gì thì chẳng có quy định nào cả. Hoặc ví dụ, Luật có ghi “vụ án đang trong quá trình điều tra, xét xử thì Cơ quan điều tra, tố tụng có quyền không cung cấp tài liệu, còn báo chí nếu có tài liệu đăng thì phải chịu trách nhiệm”. Thực tế cho thấy, rất nhiều vụ án đã được các cơ quan điều tra, tố tụng “tuồn” tài liệu cho báo chí và dùng báo chí để gây áp lực lên dư luận. Lịch sử Tư pháp Việt Nam gần đây đã có không ít vụ mà việc điều tra, xét xử được “báo chí định hướng”.

Nhiều giám đốc các doanh nghiệp đều cho rằng, báo chí là một kênh thông tin rất quan trọng và những bài báo tốt, phản ánh trung thực hoạt động của đơn vị đã có tác dụng cổ vũ, động viên và giúp doanh nghiệp hoạt động tốt. Và thực tế, chẳng có doanh nghiệp nào “dại dột” lại đi “gây sự” với báo chí cả. Ai cũng muốn báo chí đồng hành cùng với mình và doanh nghiệp và báo chí là bạn bè. Doanh nghiệp, trong quá trình hoạt động của mình, chắc chắn không ít những việc làm chưa đúng (mà cũng chẳng thể đúng được hết bởi chúng ta vẫn còn sử dụng quá nhiều các quy định về tài chính, kế toán, về sản xuất kinh doanh từ thời… bao cấp; vẫn đang phải áp dụng quá nhiều văn bản pháp quy lạc hậu với thời cuộc), nhưng điều mà các doanh nghiệp mong muốn ở nhà báo là hãy phản ánh hoạt động của đơn vị họ một cách trung thực, đừng suy diễn, và nếu có phê phán thì cũng phải trên tinh thần xây dựng. Còn mà phê phán doanh nghiệp theo kiểu “nói lấy được” hoặc như “bát nước hắt đi” thì quả thật đành phải nói câu “đừng dây với  nhà báo”.

Gần đây có tình  trạng phóng viên bịa đặt phỏng vấn, hoặc cắt xén câu chữ trong trả lời đã làm sai lệch toàn bộ vấn đề mà người phỏng vấn đã trả lời. Xin dẫn câu chuyện của Thiếu tướng Phạm Chuyên, nguyên Giám đốc Công an TP Hà Nội. Khi ông về hưu, Công an TP Hà Nội tổ chức một buổi liên hoan để chia tay ông. Là người đa cảm, nên khi phát biểu, ông Phạm Chuyên đã nói trong nghẹn ngào: “Khi tôi về hưu thì tôi sẽ không bao giờ quay trở lại Công an thành phố nữa – Ông dừng lại như thể  nuốt nước mắt vào lòng rồi nói tiếp – Bởi vì mỗi gốc cây, mỗi căn phòng, mỗi cán bộ, chiến sĩ ở đây đều gợi cho tôi những kỷ niệm mà không thể nào quên”. Lời nói của ông được một vài báo tường thuật lại nhưng không hiểu do vô tình hay cố ý mà họ cắt xoẹt phần sau, chỉ đưa phần đầu. Thế là anh em Công an Hà Nội đều bức xúc nói: Từ trước đến nay ăn ở với giám đốc có đến nỗi nào đâu mà bây giờ giám đốc nói như thế.

Tất nhiên, rồi sau mọi người cũng hiểu là Thiếu tướng Phạm Chuyên không nói vậy nhưng có phải ai cũng được nghe lời giải thích đâu.

Mới đây nhất, có phóng viên còn dám bịa ra rằng đã phỏng vấn một sĩ quan trực ban của Bộ Tư lệnh Hải quân vùng 3 về hoạt động huấn luyện của Hải quân.

Người viết bài này cũng từng bị “trả lời” một cuộc phỏng vấn “tưởng tượng” của phóng viên, mà không biết mình đã gặp phóng viên này ở đâu, lúc nào? Và ngạc nhiên hơn nữa, là nội dung bài phỏng vấn thì nghe “quen quen”. Hóa ra là ả phóng viên nọ đã cóp nhặt từ nhiều bài báo mà tôi đã viết, đã trả lời rồi “mông má” thành một bài phỏng vấn hoàn chỉnh? Thế mới sợ chứ!

Nói về nghề làm báo, Tổng thống Mỹ Kennedy có câu rất hay: “Nghề viết báo là nghề phóng viên viết một nửa những điều mình không biết và phải che giấu một nửa những điều mình biết”. Còn người Mỹ thì nói về phóng viên như thế này: “Phải tránh xa con bò 3m; tránh xa thằng say 30m và phải tránh xa thằng nhà báo 300m”.

Còn ở Việt Nam ta, có một vị lãnh đạo tài năng và uy tín bậc nhất đã từng phải cay đắng thốt lên rằng: “Đừng cãi nhau với báo chí. Cãi với báo chí không khác gì ngửa mặt lên trời nhổ nước bọt!”.

Nghe thật  buồn và đau đớn làm sao.

Nhân Ngày báo chí Việt Nam, chúng ta hãy cảm ơn, tôn vinh những nhà báo chân chính, nhưng cũng phải biết nhìn thẳng vào sự thật về một bộ phận không nhỏ nhà báo và tờ báo đã có những bài báo, những việc làm gây tổn hại cho thanh danh nghề báo.

 

Nguồn Nguyễn Như

ẢNH HÀI HƯỚC VỀ PHAN NGUYÊN HÔM 5/6 : AI BẮT AI ?




Thứ Bảy, 18 tháng 6, 2011

Video : CẢNH SÁT GIAO THÔNG ĂN TIỀN MÃI LỘ

Nguồn blog Basam





Xa xa thấp thoáng áo vàng

Nhanh tay về số,nhẹ nhàng...rút tiền ra

NGÀY MAI 19/6 LẠI XUỐNG ĐƯỜNG ĐẢ ĐẢO TRUNG QUỐC

THƯ GỬI NHỮNG BẠN TRẺ XUỐNG ĐƯỜNG PHẢN ĐỐI XÂM LƯỢC


Đỗ Trung Quân

Tôi luôn được An ninh nhắc nhở hãy khuyên can các bạn đừng xuống đường.
Câu trả lời của tôi là “Không thể!". 

Làm sao tôi, với tư cách 1 người lớn tuổi hơn, lại làm điều ấy, khi các bạn bày tỏ lòng yêu nước của mình ôn hòa, không manh động. Cản trở các bạn, vậy tôi là ai?..

Khi viết huyết thư, cùng hàng ngàn người khác đòi ra mặt trận đánh bọn PolPot tràn sang giết đồng bào mình, năm 1978, tôi cũng trạc bằng tuổi các bạn bây giờ. Nay thì trước họa nghìn đời: Trung Nam Hải bá quyền gây hấn đe dọa chủ quyền đất nước. Các bạn cũng thế thôi.
3 năm trước một ông Hiệu trưởng Đại học tại Sài Gòn nói như ra lịnh: “Ở đây, ai không phải sinh viên thì ra về!”. Câu trả lời từ một người áo rách, nón sờn: “Thế tôi đạp xích lô thì không yêu nước được à?“. Anh xích  lô trẻ tuổi ấy chắc chắn không bao giờ là người nhảy vào hôi của của một người bị cướp giựt bất thành, khi tiền rơi vãi đầy đường ngày 17/6 vừa qua. Nạn nhân bị “ cướp” đến hai lần bởi thói tham lam, sự vô cảm của chính đồng bào mình. Buồn không!..

Nhưng thôi, hãy trở lại với chuyện  của ta.

Hãy nhớ đến những con tàu đánh cá rách nát nằm cô đơn trên bến của mình. Những con tàu không thể ra biển vì bị tàu Trung Quốc đâm, bắn. Những con tàu ấy còn may mắn trở về được dù không còn có thể ra biển. Biết bao tài sản khác của người ngư dân Việt Nam bị Trung Quốc bắt giữ, tịch thu.

Những ngư dân Việt Nam, chính họ mới là người giữ biển hàng trăm năm nay. Chính họ hơn ai hết thuộc lòng từng cụm đảo chìm đảo nổi, từ những ngấn thủy triều, từng luồng cá. Sự có mặt của họ đã xác định chủ quyền biển đảo, lãnh hải của đất nước rồi. Nếu vì lẽ nào đó hoặc không còn phương tiện, hoặc bị đe dọa sinh mạng vì những kẻ luôn nhân danh “bạn tốt “, nếu họ không còn ra biển được phải nhường vùng biển sinh sống tự bao đời cho Trung Quốc thì chính chúng ta đang tự để mất dần lãnh hải chủ quyền thiết thực hàng ngày của chính mình.
Xuống đường chống Trung Quốc là chuyện phải phải làm. Nhưng cũng còn những điều thiết thực khác. Hãy chung tay giúp ngư dân mình bám biển. Ngư dân ra khơi được nghĩa là cơm áo vốn đã cơ cực vẫn còn. Nghĩa là bằng cách khác cũng khẳng định biển đảo, chủ quyền của mình còn.

Thứ Ba, 14 tháng 6, 2011

BÀI PHÁT BIỂU CỦA LÊ DUẨN NĂM 1979

Bài phát biểu của Lê Duẩn năm 1979

CWIHP

Mô tả: Bài phát biểu của đồng chí Lê Duẩn về tập đoàn phản động Trung Quốc chống Việt Nam.

Nguồn: Thư viện Quân đội Nhân dân, Hà Nội. Tài liệu do Christopher Goscha có được và dịch cho CWIHP.

Lê Duẩn (1907- 1986)

Nói chung, sau khi chúng ta đánh bại Mỹ, không đế quốc nào dám đánh chúng ta nữa. Chỉ có những người nghĩ rằng họ vẫn có thể đánh chúng ta và dám đánh chúng ta là những kẻ phản động Trung Quốc. Nhưng người dân Trung Quốc hoàn toàn không muốn thế. Tôi không biết những kẻ phản động Trung Quốc này sẽ tiếp tục tồn tại thêm bao lâu nữa. Tuy nhiên, miễn là họ tồn tại, thì họ sẽ tấn công chúng ta như họ vừa thực hiện (nghĩa là đầu năm 1979).

 

Nếu chiến tranh đến từ phương Bắc, thì  các tỉnh [Bắc Trung Bộ] Nghệ An, Hà Tĩnh và Thanh Hóa sẽ trở thành cơ sở cho toàn bộ đất nước. Các tỉnh này tốt nhất, là các căn cứ mạnh nhất, tốt nhất và hiệu quả nhất. Vì nếu vùng đồng bằng [Bắc Bộ] tiếp tục là vùng liên tục căng thẳng, thì tình hình sẽ rất phức tạp. Vấn đề không đơn giản chút nào. Nếu không phải là người Việt Nam, thì sẽ không có người nào đánh Mỹ, bởi vì lúc Việt Nam chiến đấu chống Mỹ, cả thế giới còn lại đều sợ Mỹ …

Mặc dù Trung Quốc đã giúp [Bắc] Triều Tiên chỉ với mục đích bảo vệ sườn phía Bắc của họ. Sau khi cuộc chiến kết thúc [ở Triều Tiên] và khi áp lực lên Việt Nam, ông ta (chỗ này hình như nói đến Chu Ân Lai khi đoạn văn sau đó cho thấy vậy) nói rằng, nếu Việt Nam tiếp tục chiến đấu, thì sẽ phải tự lo liệu. Ông ta sẽ không giúp thêm nữa và gây áp lực với chúng ta để ngừng chiến đấu.

Khi chúng ta ký Hiệp Định Geneva, rõ ràng là Chu Ân Lai đã chia đất nước ta làm hai [phần]. Sau khi nước ta bị chia thành hai miền Nam – Bắc như thế, một lần nữa ông ta gây sức ép lên chúng ta, không được làm gì đối với miền Nam Việt Nam. Họ ngăn cấm chúng ta đứng lên [chống lại Việt Nam Cộng hòa do Mỹ hậu thuẫn]. [Nhưng] họ, [người Trung Quốc,] không thể làm gì để ngăn cản chúng ta.

Khi chúng ta ở miền Nam và chuẩn bị chiến tranh du kích ngay sau khi ký Hiệp định Geneva, Mao Trạch Đông đã nói với Đại hội Đảng của chúng ta rằng, ngay lập tức, chúng ta phải buộc Lào chuyển hai tỉnh đã được giải phóng cho chính phủ Viêng Chăn. Nếu không, người Mỹ sẽ tiêu diệt hai tỉnh này, một tình huống rất nguy hiểm [theo cái nhìn của Trung Quốc]! Ngay lập tức, Việt Nam đã phải làm việc với người Mỹ [liên quan đến vấn đề này]. Mao đã bức hiếp chúng ta bằng cách này và chúng ta đã phải làm điều đó.

Sau đó, khi hai tỉnh này đã được chuyển cho Viêng Chăn, những tên phản động [Lào]  ngay lập tức bắt giữ Souphanouvong (Chủ tịch Lào từ năm 1975-1986). Lào có hai tiểu đoàn bị bao vây lúc đó. Hơn nữa, họ vẫn chưa sẵn sàng chiến đấu. Sau đó, một tiểu đoàn đã có thể thoát khỏi sự [bao vây]. Lúc đó, tôi đưa ra quan điểm của tôi là, Lào phải được phép tiến hành chiến tranh du kích. Tôi mời Trung Quốc đến và thảo luận về vấn đề này với chúng ta. Tôi nói với họ: “Các đồng chí, nếu các đồng chí tiếp tục gây áp lực với Lào bằng cách này, thì lực lượng của họ sẽ hoàn toàn tan rã. Bây giờ họ phải được phép tiến hành chiến tranh du kích“.

Trương Văn Thiên (Zhang Wentian), người trước đó là Tổng Thư ký [Đảng Cộng sản Trung Quốc] và sử dụng bút danh Lạc Phú, trả lời tôi: “Vâng, các đồng chí, điều các đồng chí nói đúng. Hãy để chúng tôi cho phép tiểu đoàn đó của Lào đảm nhiệm chiến tranh du kích“.

Ngay lập tức, tôi hỏi Trương Văn Thiên: “Các đồng chí, nếu các đồng chí cho phép Lào gánh vác chiến tranh du kích, thì không có gì phải sợ việc phát động chiến tranh du kích ở miền Nam Việt Nam. Điều gì làm cho các đồng chí sợ đến nỗi các đồng chí ngăn cản hành động như thế?”

Ông ta [Trương Văn Thiên] đã nói: “Không có gì phải sợ!”

Trương Văn Thiên đã nói thế. Tuy nhiên, Ho Wei, Đại sứ Trung Quốc ở Việt Nam lúc đó, đã ngồi ở đó và nghe điều đã nói. Ngay lập tức, ông ta điện cho Trung Quốc (báo cáo điều Lê Duẩn và Trương Văn Thiên đã nói). Ngay lập tức, Mao trả lời: “Việt Nam không thể phát động chiến tranh du kích ở miền Nam. Việt Nam phải nằm chờ trong một thời gian dài!” Chúng ta rất nghèo. Làm sao chúng ta có thể đánh Mỹ nếu không có Trung Quốc làm căn cứ hậu tập? Nên chúng ta phải nghe theo họ, đúng không?

Tuy nhiên, chúng ta đã không đồng ý. Chúng ta đã bí mật tiếp tục phát triển lực lượng. Khi [Ngô Đình] Diệm kéo lê máy chém khắp miền Nam Việt Nam, chúng ta đã ban hành lệnh thành lập lực lượng quần chúng để chống lại lệnh đã được lập và nắm quyền [từ chính phủ Diệm]. Chúng ta đã không chú ý [đến Trung Quốc].

Khi cuộc nổi dậy giành chính quyền bắt đầu, chúng tôi đi Trung Quốc để gặp Chu Ân Lai và Đặng Tiểu Bình. Đặng Tiểu Bình đã nói với tôi: “Đồng chí, bây giờ sai lầm của đồng chí đã xảy ra rồi, đồng chí chỉ nên đánh ở mức trung đội trở xuống“. Đó là áp lực mà họ đã áp đặt lên chúng ta.

Tôi nói [với Trung Quốc]: “Vâng, vâng! tôi sẽ làm điều đó. Tôi sẽ chỉ chiến đấu ở mức một trung đội trở xuống“.

Sau khi chúng ta chiến đấu và Trung Quốc nhận ra rằng chúng ta có thể chiến đấu hiệu quả, đột nhiên Mao có suy nghĩ mới. Ông ta nói rằng, vì Mỹ đánh chúng ta, ông ta sẽ đưa quân đội [Trung Quốc] đến giúp chúng ta xây dựng đường xá. Mục tiêu chính của ông ta là tìm hiểu tình hình đất nước ta để sau này ông ta có thể tấn công chúng ta và từ đó mở rộng xuống khu vực Đông Nam Á. Không có lý do nào khác.

Chúng tôi biết rõ ý đồ này, nhưng phải cho phép họ (sự xâm nhập của quân đội Trung Quốc). Thôi thì cũng được. Nhưng họ quyết định đưa quân vào. Tôi yêu cầu họ chỉ gửi người, nhưng quân lính của họ đã đến cùng với súng đạn. Tôi cũng phải chịu điều này.

Sau đó, ông ta (Mao Trạch Đông) bắt chúng ta phải nhận 20.000 quân của ông ta đến xây một con đường từ Nghệ Tĩnh vào Nam Bộ (thuật ngữ tiếng Việt chỉ miền Nam Việt Nam). Tôi từ chối. Họ tiếp tục yêu cầu nhưng tôi không nhượng bộ. Họ gây áp lực với tôi cho quân của họ vào nhưng tôi đã không chấp thuận. Họ tiếp tục gây sức ép nhưng tôi vẫn không chịu.

Tôi đưa ra những ví dụ này để các đồng chí thấy họ có âm mưu cướp nước ta từ lâu và âm mưu đó ác độc như thế nào.

- Sau khi Mỹ đưa hàng trăm ngàn quân vào miền Nam Việt Nam, chúng ta đã phát động cuộc tổng tấn công vào năm 1968 để buộc họ giảm leo thang. Để đánh bại Hoa Kỳ, một điều cần phải biết là làm thế nào để họ từ từ giảm leo thang. Đó là chiến lược của chúng ta. Chúng ta chiến đấu chống một kẻ thù lớn, kẻ thù với dân số 200 triệu người và thống trị thế giới. Nếu chúng ta không thể làm cho họ giảm leo thang từng bước, thì chúng ta sẽ thất bại và không thể tiêu diệt kẻ thù. Chúng ta phải đấu tranh để làm nhụt ý chí họ để buộc họ phải đi đến bàn đàm phán với chúng ta mà không cho phép họ đưa thêm quân.

Đến lúc họ muốn thương lượng với chúng ta, Ho Wei đã viết một bức thư cho chúng tôi, nói rằng: “Các ông không thể ngồi xuống đàm phán với Hoa Kỳ. Các ông phải đưa quân Mỹ vào miền Bắc Việt Nam để đánh với họ“. Ông ta gây áp lực với chúng tôi cách này, làm cho chúng tôi bối rối vô cùng. Đây không phải là vấn đề hoàn toàn đơn giản. Rất là mệt mỏi mỗi khi tình huống như thế phát sinh [với Trung Quốc].

Chúng tôi quyết định không thực hiện cách đó (nói đến lời khuyên của Hồ Wei không đàm phán với Hoa Kỳ). Chúng tôi phải ngồi xuống ở Paris. Chúng tôi phải làm cho họ (Mỹ) giảm leo thang để đánh bại họ. Trong thời gian đó, Trung Quốc đã thông báo [với Mỹ]: “Nếu các ông không tấn công tôi, tôi sẽ không tấn công các ông. Nhưng rất nhiều quân lính mà các ông muốn đưa vào Việt Nam, tùy các ông“. Trung Quốc nhất trí điều này và đã gây áp lực với chúng tôi bằng cách đó.

Họ (Trung Quốc) đã trao đổi nhiều với Mỹ và ép buộc chúng ta phục vụ như là một con bài để mặc cả theo cách này. Khi người Mỹ nhận ra rằng họ đã thua trận, ngay lập tức, họ sử dụng Trung Quốc để [tạo điều kiện] rút quân [ở miền Nam Việt Nam]. Nixon và Kissinger đã đến Trung Quốc để thảo luận vấn đề này.

- Trước khi Nixon đi Trung Quốc, [mục đích chuyến đi của ông ta là] giải quyết vấn đề Việt Nam bằng cách đó, để phục vụ lợi ích của Mỹ và giảm bớt thất bại của Mỹ, cũng như cùng lúc cho phép ông ta lôi kéo Trung Quốc về phía Mỹ. Chu Ân Lai đã đến gặp tôi. Chu Ân Lai nói với tôi: “Lúc này, Nixon đến gặp tôi chủ yếu là thảo luận về vấn đề Việt Nam, do vậy tôi phải đến gặp đồng chí để thảo luận điều đó với đồng chí“.

Tôi trả lời: “Đồng chí, đồng chí có thể nói bất cứ điều gì đồng chí thích, nhưng tôi không nghe theo đồng chí. Đồng chí là người Trung Quốc, tôi là người Việt. Việt Nam là của tôi (đất nước của tôi), hoàn toàn không phải của các đồng chí. Các đồng chí không có quyền nói [về vấn đề Việt Nam] và các đồng chí không có quyền thảo luận [các vấn đề đó với Mỹ]. Hôm nay, các đồng chí, chính tôi sẽ nói với các đồng chí điều mà thậm chí tôi chưa hề nói với Bộ Chính trị, rằng đồng chí đã nêu ra vấn đề nghiêm trọng và vì thế tôi phải nói:

- Năm 1954, khi chúng tôi giành chiến thắng tại Điện Biên Phủ, tôi đã ở [tỉnh] Hậu Nghĩa. Bác Hồ đã điện nói với tôi rằng, tôi phải vào miền Nam để tập hợp [các lực lượng ở đó] và nói chuyện với đồng bào miền Nam [về vấn đề này]. Tôi đi bằng xe tải vào miền Nam. Trên đường đi, đồng bào ra chào đón tôi vì họ nghĩ rằng chúng tôi đã giành chiến thắng. Đau đớn vô cùng! Nhìn đồng bào miền Nam, tôi đã khóc. Vì sau đó, Hoa Kỳ sẽ đến và tàn sát [người dân] một cách khủng khiếp.

Khi vừa tới miền Nam, ngay lập tức, tôi đã điện cho Bác Hồ để xin ở lại [miền Nam] và không trở lại miền Bắc để tôi có thể đánh thêm mười năm nữa hoặc hơn. Đồng chí đã gây khó khăn cho tôi như thế này (muốn nói đến vai trò của Chu Ân Lai trong việc chia cắt Việt Nam tại Geneva năm 1954), đồng chí có biết không“?

Chu Ân Lai nói: “Tôi xin lỗi đồng chí. Tôi đã sai. Điều đó tôi sai” (muốn nói đến sự chia cắt Việt Nam tại Geneva). Sau khi Nixon rời khỏi Trung Quốc, một lần nữa, ông ta (Chu Ân Lai) đến Việt Nam để hỏi tôi về một số vấn đề liên quan đến cuộc chiến ở miền Nam Việt Nam. Tuy nhiên, ngay lập tức, tôi nói với Chu Ân Lai: “Nixon đã gặp các đồng chí rồi. Chẳng bao lâu nữa, họ (Hoa Kỳ) sẽ tấn công chúng tôi thậm chí còn mạnh hơn“.

Tôi hoàn toàn không sợ. Cả hai (Mỹ và Trung Quốc) đã thương lượng với nhau để đánh tôi mạnh hơn. Ông ta (Chu Ân Lai) đã không bác bỏ quan điểm này là vô căn cứ và chỉ nói rằng: “Tôi sẽ gửi thêm súng đạn cho các đồng chí“.

Sau đó ông ta (Chu Ân Lai) nói (về mối lo ngại âm mưu bí mật Trung – Mỹ): “Không có điều đó“. Tuy nhiên, hai bên đã thảo luận làm thế nào để đánh chúng ta mạnh hơn, gồm các cuộc tấn công bằng bom B-52 và phong tỏa cảng Hải Phòng. Rõ ràng là như thế.

- Nếu Liên Xô và Trung Quốc đã không mâu thuẫn với nhau, thì Hoa Kỳ không thể tấn công chúng ta quyết liệt như họ đã tấn công. Khi hai [cường quốc Trung Quốc và Liên Xô] xung đột, người Mỹ đã không bị [phe đối lập là khối xã hội chủ nghĩa] cản trở. Mặc dù Việt Nam có thể thống nhất và đoàn kết với cả Trung Quốc lẫn Liên Xô, để đạt được điều này rất phức tạp, lúc đó chúng ta phải dựa vào Trung Quốc nhiều thứ. Lúc đó, hàng năm Trung Quốc cung cấp viện trợ 500.000 tấn thực phẩm, cũng như súng ống, đạn dược, tiền bạc, chưa kể đến viện trợ đô la. Liên Xô cũng đã giúp bằng cách này. Nếu chúng ta không thể làm điều đó (đoàn kết và thống nhất với Trung Quốc và Liên Xô), mọi thứ sẽ rất nguy hiểm.

Mỗi năm tôi đã phải đi Trung Quốc hai lần để nói chuyện với họ (lãnh đạo Trung Quốc) về [các sự kiện] ở miền Nam Việt Nam. Về phía Liên Xô, tôi không phải nói gì cả (về tình hình ở miền Nam Việt Nam). Tôi chỉ nói một cách chung chung. Khi giao thiệp với Trung Quốc, tôi đã phải nói rằng cả hai [nước] đang đánh Mỹ. Tôi đã đi một mình. Tôi phải có mặt về vấn đề này. Tôi đã đến đó và nói chuyện với họ nhiều lần bằng cách này, mục đích chính là để xây dựng quan hệ gần gũi hơn giữa hai bên (nghĩa là Trung Quốc và Việt Nam). Chính xác là vào thời điểm đó Trung Quốc gây áp lực với chúng ta để xa lánh Liên Xô, cấm chúng ta không được đi với Liên Xô.

Họ đã làm rất căng. Đặng Tiểu Bình, cùng với Khang Sinh đã đến và nói với tôi: “Đồng chí, tôi sẽ giúp đồng chí vài tỷ [có lẽ là nhân dân tệ] mỗi năm. Đồng chí không thể nhận bất cứ thứ gì từ Liên Xô“.

Tôi không đồng ý điều này. Tôi nói: “Không, chúng ta phải đoàn kết và thống nhất với toàn bộ phe [xã hội chủ nghĩa]“.

Năm 1963, khi Khrushchev phạm sai lầm, ngay lập tức [Trung Quốc] ban hành một tuyên bố 25 điểm và mời đảng chúng ta đến cho ý kiến . Anh Trường Chinh và tôi đã đi cùng với một số anh em khác. Trong cuộc thảo luận, họ (Trung Quốc) lắng nghe chúng tôi đến, hình như là điểm thứ 10, nhưng khi đến điểm “không từ bỏ phe xã hội chủ nghĩa”, họ đã không nghe… Đặng Tiểu Bình nói: “Tôi chịu trách nhiệm về tài liệu của chính tôi, tôi muốn nghe ý kiến ​​của các đồng chí, nhưng tôi không chấp nhận quan điểm này của các đồng chí“.
Trước khi chúng tôi ra về, Mao gặp anh Trường Chinh và tôi. Mao ngồi xuống trò chuyện với chúng tôi và cuối cùng ông ta tuyên bố: “Các đồng chí, tôi muốn nói cho các đồng chí biết điều này. Tôi sẽ là chủ tịch của 500 triệu nông dân đang thiếu đất, và tôi sẽ mang một đạo quân tiến xuống khu vực Đông Nam Á“. Đặng Tiểu Bình cũng ngồi ở đó, nói thêm: “Chủ yếu là vì nông dân nghèo, trong tình cảnh khó khăn cùng cực!”

Khi chúng tôi ra ngoài, tôi nói với anh Trường Chinh: “Đó anh thấy đó, âm mưu chiếm nước ta và Đông Nam Á. Bây giờ đã rõ rồi“. Họ dám tuyên bố điều đó như thế. Họ nghĩ chúng ta không hiểu. Đúng là không lúc nào họ không nghĩ đến đánh Việt Nam!

Tôi sẽ nói với các đồng chí nhiều hơn để các đồng chí có thể thấy thêm về tầm quan trọng quân sự trong vấn đề này.

Mao hỏi tôi: Ở Lào, có bao nhiêu cây số vuông đất?

Tôi trả lời: Khoảng 200.000 cây số vuông.

Mao hỏi: Dân số của họ bao nhiêu?
Tôi trả lời: Khoảng 3 triệu!

Mao nói: Như vậy là không nhiều! Tôi sẽ đưa dân tôi đến đó, thật mà!
Mao hỏi: Có bao nhiêu cây số vuông đất ở Thái Lan?
Tôi trả lời: Khoảng 500.000 cây số vuông.
Mao hỏi: Có bao nhiêu người?
Tôi trả lời: Khoảng 40 triệu!
Mao nói: Lạy Chúa! Tỉnh Tứ Xuyên của Trung Quốc có 500.000 cây số vuông, nhưng có tới 90 triệu người. Tôi cũng sẽ đưa một số người dân của tôi tới Thái Lan!

Đối với Việt Nam, họ không dám nói về việc đưa người tới theo cách này. Tuy nhiên, ông ta (Mao) nói với tôi: “Đồng chí, có đúng là người của các đồng chí đã chiến đấu và đánh bại quân Nguyên?” Tôi nói: “Đúng“. Ông ta hỏi: “Có phải cũng chính người của đồng chí đã đánh bại quân Thanh?” Tôi nói: “Đúng“. Ông ta nói: “Và quân Minh nữa, phải không?” Tôi nói: “Đúng, và cả các ông nữa. Tôi đánh các ông luôn. Các ông có biết điều đó không?

Tôi đã nói với Mao Trạch Đông như thế. Ông ta nói: “Có, có!” Ông ta muốn chiếm Lào, cả Thái Lan, cũng như muốn chiếm tất cả các nước Đông Nam Á. Đưa người dân đến sống ở đó. Quan điểm đó thật là phức tạp.

Trong quá khứ (nói đến vấn đề có thể xuất phát từ mối đe dọa của Trung Quốc trong thời gian này), chúng ta đã chuẩn bị rất nhiều, không phải là chúng ta không chuẩn bị. Nếu chúng ta không chuẩn bị, tình hình gần đây sẽ rất nguy hiểm. Không phải là vấn đề đơn giản.

Mười năm trước, tôi đã triệu tập các anh em trong quân đội đến gặp tôi. Tôi nói với họ rằng Liên Xô và Mỹ mâu thuẫn với nhau. Đối với Trung Quốc, họ đã bắt tay với đế quốc Mỹ. Trong tình hình căng thẳng này, các đồng chí phải nghiên cứu vấn đề này ngay lập tức. Tôi sợ rằng quân đội không hiểu ý tôi, nên tôi nói với họ rằng, không có cách nào khác để hiểu vấn đề này. Nhưng họ vẫn thấy khó hiểu. Hoàn toàn không dễ. Nhưng tôi không thể nói bằng cách nào khác. Và tôi đã không cho phép những kẻ khác túm lấy tôi.

Khi tôi đến Liên Xô, Liên Xô cũng làm khó tôi về Trung Quốc. Liên Xô đã triệu tập một cuộc họp gồm 80 đảng [cộng sản] để hỗ trợ Việt Nam, nhưng Việt Nam không tham dự hội nghị này, vì [buổi hợp này] không chỉ đơn giản chỉ nhằm giúp Việt Nam, mà còn có mục đích lên án Trung Quốc. Nên Việt Nam đã không đi.

Liên Xô nói: “Bây giờ các đồng chí bỏ rơi chủ nghĩa quốc tế [hay] là cái gì? Tại sao các đồng chí làm điều này?” Tôi nói: “Tôi hoàn toàn không bỏ rơi chủ nghĩa quốc tế. Tôi không bao giờ làm điều này. Tuy nhiên, để là người quốc tế, trước tiên phải đánh bại Mỹ. Và nếu một nước muốn đánh bại Mỹ, thì phải có sự thống nhất và đoàn kết với Trung Quốc. Nếu tôi đến hội nghị này, thì Trung Quốc sẽ gây nhiều khó khăn lớn với chúng tôi. Các đồng chí, hãy hiểu cho tôi“.

Tại Trung Quốc cũng có nhiều ý kiến và tranh luận ​​khác nhau. Chu Ân Lai đồng ý việc hình thành một mặt trận với Liên Xô để chống Mỹ. Một lần, khi tôi đi Liên Xô để dự lễ kỷ niệm quốc gia, tôi có đọc một bức điện Trung Quốc gửi sang Liên Xô, nói rằng: “Bất cứ khi nào có ai đó tấn công Liên Xô, thì Trung Quốc sẽ đứng bên cạnh các bạn“. Đó là vì đã có một hiệp ước hữu nghị giữa Liên Xô và Trung Quốc từ thời trước đó (tháng 2 năm 1950).

Ngồi cạnh Chu Ân Lai, tôi hỏi ông ta: “Trong bức điện gửi đến Liên Xô gần đây, đồng chí đồng ý thành lập một mặt trận với Liên Xô, nhưng tại sao các đồng chí không thành lập một mặt trận chống Mỹ?” Chu Ân Lai nói: “Chúng tôi có thể thành lập mặt trận chống Mỹ. Tôi chia sẻ quan điểm đó. Các đồng chí, tôi sẽ thành lập một mặt trận với các đồng chí [Việt Nam]“. Bành Chân cũng ngồi ở đó, nói thêm: “Quan điểm này cực kỳ chính xác!” Nhưng khi vấn đề được thảo luận tại Thượng Hải, Mao nói là không thể và hủy bỏ nó. Các đồng chí thấy nó phức tạp như thế nào.

Mặc dù Chu Ân Lai giữ vững một số quan điểm này, ông ta dù sao cũng đồng ý xây dựng một mặt trận và [ông ta] đã giúp Việt Nam rất nhiều. Cám ơn ông ta rằng tôi có thể hiểu [nhiều về những gì đang diễn ra ở Trung Quốc]. Nếu không thì sẽ rất nguy hiểm. Có lần, ông ta nói với tôi: “Tôi đang làm hết sức mình để tồn tại ở đây, sử dụng Li Chiang tích lũy và hỗ trợ cho các đồng chí“. Thì ra vậy (tức là Chu Ân Lai đã sử dụng Li Chiang, để giúp người Việt Nam). Có nghĩa là, không có Chu Ân Lai, điều này sẽ hoàn toàn không thể xảy ra. Tôi đang mắc nợ ông ta.

Tuy nhiên, không đúng để nói rằng các lãnh đạo khác của Trung Quốc hoàn toàn chia sẻ quan điểm của Chu Ân Lai. Họ khác nhau nhiều thứ. Phải nói rằng, người kiên quyết nhất là người có tinh thần Đại Hán và là người muốn chiếm Đông Nam Á, đó chính là Mao Trạch Đông. Tất cả các chính sách [của Trung Quốc] đều nằm trong tay ông ta.

Điều tương tự cũng áp dụng đối với các nhà lãnh đạo hiện tại của Trung Quốc. Tuy nhiên, chúng ta không biết tương lai sẽ ra sao, [sự thật của vấn đề là] họ đã tấn công chúng ta. Trong quá khứ, Đặng Tiểu Bình đã làm hai điều mà hiện đang bị đảo lộn. Đó là, khi chúng ta giành chiến thắng ở miền Nam Việt Nam, nhiều [lãnh đạo] Trung Quốc không hài lòng. Tuy nhiên, dù sao Đặng Tiểu Bình cũng chúc mừng chúng ta. Vì lý do này, ngay lập tức ông ta đã bị những người khác xem như là người theo chủ nghĩa xét lại.

Khi tôi đi Trung Quốc lần cuối, tôi dẫn đầu phái đoàn, và tôi đã gặp phái đoàn Trung Quốc do Đặng Tiểu Bình đứng đầu. Khi nói về vấn đề lãnh thổ, gồm cả việc thảo luận về một số hòn đảo, tôi nói: “Hai đất nước chúng ta ở gần nhau, Có một số vùng lãnh thổ của chúng ta vẫn chưa được xác định rõ ràng. Hai bên nên thành lập các cơ quan để xem xét vấn đề này. Các đồng chí, làm ơn đồng ý với tôi [về vấn đề này]”. Ông ta (Đặng Tiểu Bình) đồng ý, nhưng sau khi làm như vậy, ngay lập tức ông ta bị nhóm lãnh đạo khác xem như là người theo chủ nghĩa xét lại.

Nhưng bây giờ ông ta (Đặng Tiểu Bình) điên rồi. Bởi vì ông ta muốn cho mọi người thấy rằng ông ta không phải là người theo chủ nghĩa xét lại, cho nên ông ta đã tấn công Việt Nam mạnh hơn. Ông ta để cho họ tiếp tục tấn công Việt Nam.

Sau khi đánh bại Mỹ, chúng ta giữ lại hơn một triệu quân, các đồng chí lãnh đạo Liên Xô hỏi chúng tôi: “Các đồng chí định đánh với ai mà giữ lại một đội quân thường trực lớn như vậy?” Tôi nói: “Sau này, các đồng chí sẽ hiểu“. Lý do duy nhất chúng ta giữ quân đội thường trực như thế là vì mối đe dọa của Trung Quốc đối với Việt Nam. Nếu không có [một mối đe dọa như thế], thì điều này (quân đội thường trực lớn) sẽ không cần. Gần đây, bị tấn công trên hai mặt trận, [chúng ta có thể thấy rằng] rất nguy hiểm nếu chúng ta đã không được duy trì một đội quân lớn.

(B) (Ý nghĩa của chữ “B” này trong văn bản gốc không rõ ràng) – Sau Đệ nhị Thế chiến, tất cả mọi người tin rằng tên sen đầm quốc tế là đế quốc Mỹ. Họ có thể tiếp quản và bắt nạt cả thế giới. Tất cả các nước, gồm các nước lớn đều sợ Mỹ. Chỉ có Việt Nam là không sợ Mỹ.

Tôi hiểu vấn đề này vì công việc đã dạy tôi. Người đầu tiên sợ [Mỹ] là Mao Trạch Đông. Ông ta nói với tôi, đó là, Việt Nam và Lào, rằng: “Ngay lập tức, các ông phải chuyển giao hai tỉnh của Lào đã được giải phóng cho chính phủ Viêng Chăn. Nếu các ông không làm như vậy, thì Mỹ sẽ sử dụng điều đó làm lý do tấn công. Đó là mối nguy lớn”. Về phía Việt Nam, chúng tôi đã nói: “Chúng ta phải chiến đấu chống Mỹ để giải phóng miền Nam Việt Nam“. Ông ta (Mao) nói: “Các ông không thể làm điều đó. Miền Nam Việt Nam phải nằm đợi trong một thời gian dài, đợi một đời, 5-10 đời hoặc thậm chí 20 đời kể từ bây giờ. Các ông không thể đánh Mỹ. Đánh Mỹ là nguy hiểm“. Mao Trạch Đông đã sợ Mỹ đến mức độ đó…

Nhưng Việt Nam không sợ. Việt Nam đã tiếp tục chiến đấu. Nếu Việt Nam không đánh Mỹ thì miền Nam Việt Nam sẽ không được giải phóng. Một đất nước chưa được giải phóng sẽ vẫn là một đất nước lệ thuộc. Không ai có được độc lập nếu chỉ có một nửa đất nước được tự do. Không có được độc lập cho đến năm 1975, đất nước chúng ta cuối cùng có được độc lập hoàn toàn. Có độc lập, tự do sẽ đến. Tự do phải là tự do cho cả nước Việt Nam …

Engels đã nói về chiến tranh nhân dân. Sau đó, Liên Xô, Trung Quốc và chính chúng ta cũng đã nói [về vấn đề này]. Tuy nhiên, ba nước rất khác về nội dung [chiến tranh nhân dân]. Không đúng là chỉ vì các bạn có hàng triệu người, thì các bạn có thể làm bất cứ điều gì các bạn muốn. Trung Quốc cũng nói đến chiến tranh nhân dân, tuy nhiên, [họ cho rằng] “khi kẻ thù tiến lên, thì chúng ta phải rút lui“. Nói cách khác, phòng thủ là chính, và chiến tranh được chia thành ba giai đoạn, vùng nông thôn được sử dụng để bao vây thành thị, trong khi [các lực lượng chính] chỉ ở lại trong rừng núi… Người Trung Quốc ở thế phòng thủ và rất yếu [trong Đệ nhị Thế chiến]. Ngay cả với 400 triệu người đọ sức với quân đội Nhật Bản có 300.000 – 400.000 quân, Trung Quốc vẫn không thể đánh bại họ.

Tôi phải lặp lại điều này như thế, vì trước khi Trung Quốc gửi cố vấn cho chúng ta, một số anh em Việt Nam chúng ta không hiểu. Họ nghĩ rằng [Trung Quốc] rất có khả năng. Nhưng họ không có kỹ năng và do đó chúng ta đã không làm theo [những lời khuyên của Trung Quốc].

Năm 1952, tôi rời miền Bắc sang Trung Quốc vì tôi bị bệnh và cần điều trị. Đây là lần đầu tiên tôi đi nước ngoài. Tôi đặt câu hỏi cho họ (Trung Quốc) và thấy nhiều điều rất lạ. Có những khu vực [đã bị] quân Nhật chiếm đóng, mỗi khu có dân số khoảng 50 triệu người, nhưng không có lấy một chiến binh du kích…

Khi tôi từ Trung Quốc trở về, tôi đã gặp Bác [Hồ]. Bác hỏi tôi:

- Đây là lần đầu tiên chú đi ra nước ngoài, phải không?

Vâng, đây là lần đầu tiên tôi đi ra nước ngoài.

- Chú đã thấy gì?

Tôi thấy hai điều: Việt Nam rất dũng cảm và họ (Trung Quốc) không dũng cảm chút nào.

Tôi hiểu điều này kể từ ngày đó. Chúng ta (Việt Nam) hoàn toàn khác với họ. Lòng can đảm vốn có trong con người Việt Nam và do đó chúng ta chưa bao giờ có một chiến lược phòng thủ (ý nói ở thế thủ). Mọi người dân chiến đấu.

Gần đây, họ (Trung Quốc) đã mang hàng trăm ngàn quân vào xâm chiếm nước ta. Hầu hết, chúng ta đã sử dụng lực lượng dân quân và quân đội trong vùng để tấn công họ. Chúng ta không ở thế thủ và do đó họ phải lùi bước. Họ không thể quét sạch dù một trung đội Việt Nam, trong khi chúng ta đã xóa sổ vài trung đoàn và hàng chục tiểu đoàn của họ. Có được như vậy là vì chiến lược tấn công của chúng ta.

Đế quốc Mỹ đã đánh với chúng ta trong một cuộc chiến kéo dài. Họ rất mạnh, nhưng họ đã thua. Nhưng có một yếu tố đặc biệt, đó là những mâu thuẫn gay gắt giữa Trung Quốc và Liên Xô. [Vì điều này,] họ đã tấn công chúng ta mạnh như thế này.

… Việt Nam đã chiến đấu chống Mỹ, và đã chiến đấu rất quyết liệt, nhưng chúng ta biết rằng Hoa Kỳ là một nước rất lớn, khả năng tích lũy hơn 10 triệu quân và đưa tất cả các loại vũ khí được xem là mạnh của họ vào để đánh chúng ta. Vì vậy, chúng ta đã phải chiến đấu trong một thời gian dài để làm cho cho họ giảm leo thang. Chúng ta là những người có thể làm được điều đó, Trung Quốc thì không thể. Khi quân đội Mỹ tấn công Quong Tre (Quảng Trị?), ngay lập tức Bộ Chính trị ra lệnh đưa quân đội vào chiến đấu. Chúng ta không sợ.

Sau đó tôi đi Trung Quốc gặp Chu Ân Lai. Ông ta nói với tôi: “Điều đó (cuộc tấn công vào Quảng Trị) có lẽ là chưa từng có, có một không hai. Chỉ có một [cơ hội] trên đời này, không có cơ hội thứ hai. Không ai dám làm những điều các đồng chí đã làm“.

… Chu Ân Lai là người đứng đầu Bộ Tham mưu. Ông ta dám nói, ông ta thẳng thắn hơn. Ông ta nói với tôi: “Nếu tôi biết trước cái cách mà các đồng chí sử dụng, chúng tôi không cần Vạn lý Trường chinh“.

Vạn lý Trường chinh là gì? Vào đầu cuộc hành quân có 300.000 quân, đến cuối Vạn lý Trường chinh chỉ còn 30.000 quân. 270.000 người đã chết. Thực sự ngu ngốc khi thực hiện cách này. Nói như vậy để các đồng chí biết chúng ta đang đi trước họ như thế nào. Trong tương lai không xa, nếu chúng ta chiến đấu chống lại Trung Quốc, chúng ta chắc chắn sẽ giành chiến thắng … Tuy nhiên, sự thật là nếu một nước khác [không phải Việt Nam] chiến đấu chống lại Trung Quốc, không rõ họ có giành được chiến thắng như thế này không (như Việt Nam).

… Nếu Trung Quốc và Liên Xô thống nhất với nhau, không chắc Hoa Kỳ có dám đánh chúng ta hay không. Nếu hai nước thống nhất và liên kết với nhau để giúp chúng ta, không chắc Hoa Kỳ có dám đánh chúng ta cái cách mà họ đã đánh. Họ sẽ do dự ngay từ đầu. Họ sẽ do dự như thời Kennedy. Việt Nam, Trung Quốc và Liên Xô, tất cả đã giúp Lào và ngay lập tức Mỹ ký một hiệp ước với Lào. Họ không dám gửi quân Mỹ sang Lào, họ để cho Đảng [Nhân dân Cách mạng] Lào tham gia chính phủ ngay lập tức. Họ không dám tấn công Lào nữa.

Sau đó, khi hai nước [Liên Xô và Trung Quốc] xung đột với nhau, Mỹ được [Trung Quốc] thông báo là họ có thể tiến tới và tấn công Việt Nam mà không sợ. Đừng sợ [sự trả đũa của Trung Quốc]. Chu Ân Lai và Mao Trạch Đông đã nói với Mỹ: “Nếu các ông không tấn công tôi, thì tôi sẽ không tấn công các ông. Các ông có thể đưa nhiều quân vào miền Nam Việt Nam mà các ông muốn. Tùy các ông“.

… Hiện tại, chúng ta có biên giới với một nước rất mạnh, một nước với ý đồ bành trướng mà nếu muốn được thực hiện, phải bắt đầu với một cuộc xâm lược Việt Nam. Vì vậy, chúng ta phải chung vai gánh vác, vai trò lịch sử khác nhau. Tuy nhiên, chúng ta chưa bao giờ trốn tránh trách nhiệm lịch sử. Trước đây, Việt Nam đã thực hiện nhiệm vụ của mình, và lần này Việt Nam xác định không cho phép họ bành trướng. Việt Nam giữ độc lập riêng mình và làm như vậy cũng là để bảo vệ nền độc lập của các nước Đông Nam Á. Việt Nam kiên quyết không để Trung Quốc thực hiện âm mưu bành trướng. Trận đánh gần đây [với Trung Quốc] chỉ là vòng một. Hiện họ vẫn còn chuẩn bị nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, bất kể họ chuẩn bị đến mức độ nào, Việt Nam cũng sẽ thắng …

Tiến hành chiến tranh không phải là đi bộ thong thả trong rừng. Gửi một triệu quân vào cuộc chiến chống lại một nước ở bên ngoài liên quan đến vô số khó khăn. Gần đây họ đưa 500.000 – 600.000 binh lính để đánh chúng ta, nhưng họ đã không có thiết bị vận tải đầy đủ để cung cấp lương thực cho quân đội của họ. Trung Quốc hiện đang chuẩn bị 3,5 triệu quân, nhưng họ phải để lại một nửa số quân đó ở biên giới [Trung-Xô] để ngăn chặn Liên Xô. Vì lý do đó, nếu họ đưa 1 hoặc 2 triệu quân vào để đánh chúng ta, chúng ta sẽ không sợ bất cứ điều gì. Chúng ta chỉ có 600.000 quân tham gia, và trong tương lai gần, nếu chúng ta phải đánh với 2 triệu quân, sẽ không có vấn đề gì cả. Chúng ta không sợ.

Chúng ta không sợ bởi vì chúng ta biết cách đánh. Nếu họ đưa 1 triệu quân, họ sẽ chỉ giành được một chỗ đứng ở miền Bắc. Đi xuống vùng trung du, vùng đồng bằng và Hà Nội và thậm chí xuống dưới sẽ khó khăn hơn nữa.

Các đồng chí, như các đồng chí biết, bọn Hitler tấn công quyết liệt theo cách này, nhưng khi họ (Đức Quốc xã) đến Leningrad, họ không thể vào được. Với thành phố, người dân và các công trình phòng thủ, không thể nào thực hiện các cuộc tấn công hiệu quả chống lại mỗi người và mọi người. Thậm chí đánh trong hai, ba hoặc bốn năm, họ vẫn không thể vào. Mỗi làng ở đó (ở miền Bắc) thì giống như thế. Đường lối của chúng ta là: mỗi huyện là một pháo đài, mỗi tỉnh là một chiến trường. Chúng ta sẽ chiến đấu và họ sẽ không thể nào vào được cả.

Tuy nhiên, không bao giờ đủ khi chỉ đánh kẻ thù ở tiền tuyến. Phải có một đội quân hậu tập trực tiếp mạnh mẽ. Sau trận đánh gần đây kết thúc, chúng tôi đánh giá rằng, trong tương lai không xa, chúng ta phải đưa thêm vài triệu người đến mặt trận phía Bắc. Nhưng kẻ thù đến từ phía bắc, hậu phương trực tiếp cho cả nước phải là Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh … Hậu phương trực tiếp bảo vệ thủ đô phải là Thanh Hóa và Nghệ Tĩnh. Chúng ta có đủ người. Chúng ta có thể đánh chúng bằng nhiều cách … Chúng ta có thể sử dụng 2-3 quân đoàn để giánh một cú mạnh vào chúng, sẽ làm cho chúng lảo đảo, trong khi chúng ta tiếp tục giữ đất của chúng ta. Để đạt được mục đích này, mỗi người lính phải là một người lính thực và mỗi đội phải là một đội hình thực sự.

- Bây giờ đã đánh xong một trận rồi, chúng ta không nên chủ quan. Chủ quan và đánh giá thấp kẻ thù là sai lầm, nhưng thiếu tự tin cũng sai. Chúng ta không chủ quan, chúng ta không đánh giá thấp kẻ thù. Nhưng chúng ta cũng tự tin và vững tin vào chiến thắng của chúng ta. Chúng ta cần phải có cả hai điều này.

- Bây giờ Trung Quốc có âm mưu đánh [chúng ta] để mở rộng xuống phía Nam. Nhưng trong thời đại hiện nay họ không thể đánh và dọn dẹp một cách dễ dàng. Trung Quốc chỉ đánh Việt Nam có vài ngày mà cả thế giới đã hét lên: “Không được đụng đến Việt Nam“! Thời đại hiện nay không giống như thời xưa. Trong những ngày này, không chỉ có chúng ta và họ (muốn nói Trung Quốc). Bây giờ cả thế giới đang gắn chặt với nhau. Loài người vẫn chưa hoàn toàn đi vào giai đoạn xã hội chủ nghĩa, nhưng đây là lúc mọi người đều muốn độc lập và tự do. [Ngay cả] trên các đảo nhỏ, người dân cũng muốn độc lập, tự do.

Cả nhân loại hiện nay như thế. Điều đó là rất khác với thời xưa. Thời đó, người dân chưa nhận thức rõ những điều này. Do đó, câu của Bác Hồ: “Không có gì quý hơn độc lập tự do” là một ý tưởng của thời đại hiện nay. Đụng đến Việt Nam là đụng đến nhân loại và xâm phạm độc lập, tự do … Việt Nam là một quốc gia tượng trưng cho độc lập và tự do.

- Khi phải chiến đấu chống Mỹ, anh em chúng ta trong Bộ Chính trị đã thảo luận với nhau về vấn đề này, cân nhắc liệu chúng ta có dám đánh Mỹ hay không. Tất cả đều đồng ý đánh. Bộ Chính trị đã bày tỏ quyết tâm: để chiến đấu chống Mỹ, chúng ta không sợ Mỹ. Tất cả đều đồng tâm. Khi tất cả đã đồng ý đánh Mỹ, không sợ Mỹ, chúng ta cũng không sợ Liên Xô. Tất cả đều đồng ý. Chúng ta cũng không sợ Trung Quốc. Tất cả đều đồng ý. Nếu chúng ta không sợ ba điều này, chúng ta có thể đánh Mỹ. Đó là cách chúng tôi đã thực hiện trong Bộ Chính trị hồi đó.

Mặc dù Bộ Chính trị đã gặp và tổ chức các buổi thảo luận như thế và mọi người đồng lòng, sau này có một người đã nói với một đồng chí điều mà tôi đã nói. Đồng chí đó đặt câu hỏi cho Bộ Chính trị, hỏi lý do gì mà Anh Ba một lần nữa lại nói rằng, nếu chúng ta muốn đánh Mỹ, thì chúng ta không nên sợ Trung Quốc? Tại sao anh ấy phải nói như vậy nữa?

Lúc đó, anh Nguyễn Chí Thanh, người đã bị nghi là có cảm tình với Trung Quốc, đứng lên và nói: “Kính thưa Bộ Chính trị và kính thưa Bác Hồ, lời phát biểu của Anh Ba là đúng. Phải nói như thế (ý nói không cần phải sợ Trung Quốc), vì họ (Trung Quốc) gây rắc rối cho chúng ta nhiều điều. Họ chặn chúng ta ở chỗ này, rồi họ trói tay chúng ta ở chỗ kia. Họ không cho chúng ta đánh…

Trong khi chúng ta đánh ở miền Nam Việt Nam, Đặng Tiểu Bình quy định rằng tôi chỉ có thể đánh ở mức trung đội trở xuống và không được đánh ở mức cao hơn. Ông ta (Đặng Tiểu Bình) nói: “Ở miền Nam, do các ông phạm sai lầm về việc đã khởi động đánh trước, các ông chỉ nên đánh ở mức trung đội trở xuống, không được đánh ở mức cao hơn“. Họ gây áp lực lên chúng ta như thế.

- Chúng ta không sợ ai cả. Chúng ta không sợ bởi vì chúng ta có lẽ phải. Chúng ta không sợ ngay cả anh trai của chúng ta. Chúng ta cũng không sợ bạn bè của chúng ta. Dĩ nhiên, chúng ta không sợ kẻ thù của chúng ta. Chúng ta đã đánh họ rồi. Chúng ta là con người, chúng ta không sợ bất cứ ai. Chúng ta độc lập. Cả thế giới biết chúng ta độc lập.

Chúng ta phải có một quân đội mạnh mẽ, bởi vì đất nước chúng ta đang bị đe dọa và bị bắt nạt … Không thể khác được. Nếu không, thì sẽ nguy hiểm vô cùng, nhưng đất nước chúng ta nghèo.

- Chúng ta có một quân đội mạnh, điều đó không có cách nào làm nhụt chí chúng ta. Có một số chính sách của Trung Quốc đối với chúng ta: xâm lược và chiếm đóng nước ta, tìm cách làm suy yếu chúng ta về kinh tế và làm cho điều kiện sống của chúng ta khó khăn. Vì những lý do này, để chống lại Trung Quốc, trước hết, chúng ta phải, không những chiến đấu, mà còn làm cho chúng ta mạnh mẽ hơn. Để đạt được mục đích này, theo tôi, quân đội của chúng ta không nên là một lực lượng lãng phí nguồn lực của nhà nước, mà nên là một lực lượng sản xuất mạnh mẽ. Khi kẻ thù đến, họ (những người lính) cầm súng ngay lập tức. Khi không có kẻ thù, thì họ sẽ sản xuất đàng hoàng. Họ sẽ là biểu tượng tốt nhất và cao nhất trong sản xuất, sản xuất nhiều hơn bất cứ người nào khác. Dĩ nhiên, đó không phải là một câu chuyện mới …

- Hiện nay, trên vai quân đội của chúng ta đang gánh vác một nhiệm vụ lịch sử: bảo vệ độc lập và tự do của chúng ta, trong khi cùng lúc bảo vệ hòa bình và độc lập trên toàn thế giới. Nếu chính sách bành trướng của bè lũ phản động Trung Quốc không thể thực hiện được nữa, sẽ là lợi ích của cả thế giới. Việt Nam có thể làm điều này. Việt Nam có 50 triệu người rồi. Việt Nam có những người bạn Lào và Campuchia và có địa thế vững chắc. Việt Nam có phe [XHCN] và tất cả nhân loại đứng về phía ta. Rõ ràng là chúng ta có thể làm điều này.

… Các đồng chí có biết người nào trong đảng chúng ta, trong nhân dân của chúng ta, nghi chúng ta sẽ thua Trung Quốc? Dĩ nhiên là không có ai cả. Nhưng chúng ta phải duy trì các mối quan hệ bạn bè của chúng ta. Chúng ta không muốn hận thù dân tộc. Tôi lặp lại: tôi nói điều này bởi vì tôi chưa bao giờ cảm thấy căm thù Trung Quốc. Tôi không cảm thấy như thế. Đó là họ đánh chúng ta.

Hôm nay tôi cũng muốn các đồng chí biết rằng trong thế giới này, người đã bảo vệ Trung Quốc là chính tôi! Đó là sự thật. Tại sao vậy? Bởi vì trong hội nghị tháng 6 năm 1960 tại Bucharest, 60 đảng đứng lên chống lại Trung Quốc, nhưng chỉ có mình tôi là người bảo vệ Trung Quốc. Việt Nam chúng ta là thế. Tôi sẽ tiếp tục lặp lại điều này: Tuy họ cư xử tồi tệ, chúng ta biết rằng người của họ là bạn của chúng ta. Về phía chúng ta, chúng ta không cảm thấy xấu hổ với Trung Quốc. Tuy nhiên, âm mưu của một số lãnh đạo (Trung Quốc) là một vấn đề khác. Chúng ta coi họ chỉ là một bè lũ. Chúng ta không nói tới đất nước họ. Chúng ta không nói người dân Trung Quốc xấu với chúng ta. Chúng ta nói bè lũ phản động Bắc Kinh. Tôi nói lại điều này một lần nữa một cách nghiêm túc như thế.

Vì vậy, chúng ta hãy kiểm soát tình hình chặt chẽ, trong tư thế sẵn sàng chiến đấu, và không bao giờ nới lỏng sự cảnh giác. Về mối quan hệ với Trung Quốc cũng vậy. Tôi tin rằng trong 50 năm, hoặc thậm chí trong 100 năm, chủ nghĩa xã hội có thể thành công, và lúc đó chúng ta sẽ không bị vấn đề này nữa. Nhưng sẽ mất một thời gian [dài] như thế. Vì vậy, chúng ta phải chuẩn bị và sẵn sàng trên mọi phương diện.

Hiện nay, chắc chắn không ai còn nghi ngờ nữa. Nhưng cách đây năm năm, tôi dám chắc rằng [không có] đồng chí nào nghi ngờ Trung Quốc có thể đánh chúng ta. Nhưng có. Đó là vì các đồng chí [này] không có kiến ​​thức về vấn đề này. Nhưng đó không phải là trường hợp của chúng tôi (Lê Duẩn và ban lãnh đạo). Chúng ta biết rằng Trung Quốc đã và đang tấn công chúng ta [cách đây] mười năm hoặc hơn. Vì vậy chúng ta không ngạc nhiên [về cuộc tấn công của Trung Quốc vào tháng 1 năm 1979].

Ngọc Thu dịch từ: http://www.wilsoncenter.org/index.cfm?topic_id=1409&fuseaction=va2.document&identifier=5034BF75-96B6-175C-95920EA599AF9609&sort=subject&item=Chinese%20troops

© Ngọc Thu (Bản tiếng Việt)