Thứ Tư, 30 tháng 6, 2010

VỤ : 1 NHÀ BÁO TỐNG TIỀN CẢNH SÁT-CHUYỆN BƯƠI CỨT RA MÀ NGỬI


                                                    
Đậu Minh Long  (ĐS&PL) trong vụ tống tiền cảnh sát

Chuột Chù chê khỉ rằng:Hôi
Khỉ liền trả lời :Cả họ nhà mày thơm (!)


Chuyện nhà báo và cảnh sát giao thông chẳng khác gì kẻ cắp bà già,kẻ 5 lạng người nửa cân.Nhưng trời sinh ra là thế,đẻ ra thằng CSGT thì cũng đẻ ra thằng nhà báo cho nó hài hòa,giống như quy luật sinh tồn ở châu Phi vậy.

CSGT thì ai chả lạ gì nữa,tiếng là làm trật tự an toàn giao thông nhưng chả làm được cái cóc khỉ gì,tai nạn vẫn là tai nạn,ai có thân thì giứ lấy thân,chứ nhờ đến mấy anh Cảnh sát giao thớt này thì mọt xương.Đã thế,trời lại phú cho cái nghề mà cứ mở mắt ra là có người đưa tiền cho mà không lấy thì có mà thằng ngu.Cũng có chỉ tiêu một ngày phải sản xuất được bao nhiêu tiền đó để mà có chi phí cúng nạp gọi là luật.CSGT thằng nào cũng giàu,nhà to.Không tin các bác cứ làm một phóng sự điều tra mà coi.

Muốn vào được CSGT có nhiều cách,nhưng tôi thấy có cách này thì ít ai biết đó là vay vốn ngân hàng rồi chạy quan chức sau đó oằn lưng ăn mãi lộ để trả.Cũng có cách rủ vài ba thằng góp vốn rồi chạy chọt vô CSGT sau đó ăn chia theo tỷ lệ

Nhưng họa hoằn cũng có những chú CSGT đen đủi gặp quả nhà báo hay thanh tra bộ thì số tiền cu góp mấy năm chỉ dại một giờ.

Nói thế không phải thằng CSGT thông nào cũng sợ sệt.Có thằng còn nói với lái xe:Tao không phải là ăn trộm đâu nhé! Mày đưa tiền cho tao thì đưa cho đàng hoàng,rồi đếm tiền rõ ràng.Sở dĩ thế là vì CSGT cũng có lúc bị mắc lừa khi nó nhét tiền đúng ra 100k thì chỉ được có 50k

Nhưng cũng nhắn nhủ thêm rằng các bác đừng có lúc nào cũng dọa ta đây là nhà báo thì nó lại đập cho bẹp mỏ ngay đấy,nó sẽ xử lý rất sòng phẳng mà chẳng làm đéo được gì nó

Quay lại chuyện thằng Thắng và thằng Long nghe trên 2 tờ báo cãi nhau thấy nó ngu thì thôi rồi.Kiểu làm tiền đó chỉ có nước đi tù không kịp.chào vợ con Mấy ông báo chỉ dọa được mấy doanh nghiệp thôi,chứ chơi với mấy tay CSGT thì cái đó nó còn chơi lại cho đấy.Chỉ đơn giản là cái thằng CSGT ngày nào nó chả tiếp xúc với đủ các hạng người.nói là phải đưa ngay ra bằng chứng còn chưa ăn ai,đằng này kiểu gáy cò con như thế thì xưa lắm rồi diễm ơi.

Chuyện thằng CSGT Khánh Hòa tố cáo có lẽ ý muốn nói sự trong sạch,nhưng đâu phải thế.Không có lửa thì làm gì có khói,có tật thì giật mình.Đằng này ổng lại la lên,càng la người ta lại bảo oài! chả ai lạ gì mày nữa.

Hai tờ báo ĐG&PL và tờ PL đều là hai tờ báo lề phải,lẽ dỹ nhiên phóng viên cũng là lề phải.Khi lề phải không đủ để nuôi nó thì nó lại đá sang lề trái mà cái lề này có khi lại dễ ăn hơn.Khi nó đòi 200tr có ngĩa là hậu quả của báo lề phải không đủ thuyết phục.Mà đó là một tất yếu của một xã hội được chứng minh rằng :CSGT là thế! Báo chí lề phải là thế

Quy luật sinh tồn ở châu Phi là kẻ nào mạnh kẻ đó làm chủ.Nghĩ cho cùng đường sá cũng là một nơi hoang dã .Ở đó đang tồn tại một cuộc săn đổi mà nhà báo là kẻ đang có thế mạnh để giành dật lại miếng mồi từ CSGT.
Tốt nhất là đừng bươi ra nữa.Thối lắm



ĐẾN LƯỢT BÁO PHÁP LUẬT NÓI ĐẾN CHUYỆN VỤ NHÀ BÁO...

Vụ “Một nhà báo tống tiền… cảnh sát”: Sự thật từ băng ghi âm

Ngày 29-6, Đậu Minh Long khai chuyện “CSGT Đà Nẵng chi 200 triệu” là không có, chỉ nói để hù dọa CSGT Khánh Hòa.

LTS: Qua ba bài báo “Một nhà báo… tống tiền cảnh sát” ngày 27, 28 và 29-6, mục đích thông tin của chúng tôi là đấu tranh với những dấu hiệu vi phạm đạo đức, vi phạm pháp luật của những cá nhân lợi dụng danh nghĩa nhà báo. Chúng tôi không có ý định kéo dài thông tin về câu chuyện này. Tuy nhiên, hôm qua (29-6), báo Đời Sống & Pháp Luật có bài “Sự thật vụ nhà báo “tống tiền cảnh sát”: Vu khống đồng nghiệp để “bảo kê” - Đớn đau “đạo đức nghề nghiệp””. Bài báo nói trên đã gây ngộ nhận cho độc giả.

Để rộng đường dư luận, xin chuyển đến bạn đọc những thông tin dưới đây và chúng tôi không bình luận gì.

Trưa 26-6, báo Pháp Luật TP.HCM nhận được thông tin có “hai phóng viên báo Pháp Luật” đến nhiều đơn vị cảnh sát giao thông (CSGT) ở miền Trung lấy cớ đi “kiểm tra trên tuyến” để có những hành vi bất minh như hù dọa, gạ gẫm tiền bạc với CSGT. Với thái độ kiên quyết đối với bất kỳ sai phạm nào nhân danh nhà báo, kể cả trong nội bộ, báo lập tức kiểm tra, xác minh, một mặt thông báo cho một số đơn vị CSGT ở khu vực miền Trung để phối hợp làm rõ. Sau đó chúng tôi nhận được thông tin từ Trạm CSGT Cam Ranh với những nội dung như đã đăng tải: Sự thật hai người xưng là nhà báo Đậu Minh Long và Hồ Anh Thắng không phải là phóng viên Pháp Luật TP.HCM.

Sau đây là nội dung ghi âm cuộc đàm thoại giữa Đậu Minh Long với Thiếu tá Nguyễn Văn Khải, Đội trưởng Đội Tuần tra kiểm soát giao thông - Phòng CSGT Công an tỉnh Khánh Hòa. Cuộc ghi âm này diễn ra khi Long yêu cầu ông Khải ngồi lên xe ôtô của Long để nói chuyện.

Theo ông Khải, trước khi diễn ra cuộc trò chuyện này, Long đã gọi cho ông 10 cuộc để đòi gặp với lý do là “một lính” của ông đã “nhận tiền của phóng viên 100.000 đồng”... Nghi ngờ, ông Khải đã đồng ý gặp nhằm để Long bộc lộ ý đồ tống tiền và ghi âm lại, báo cáo cấp trên.

Đậu Minh Long bước ra khỏi phòng sau khi làm việc với tổ công tác của Công an TP Đà Nẵng (ảnh chụp lúc 12 giờ 20 ngày 29-6 tại Trường ĐHSP Huế). Ảnh: HÀ LINH

Nội dung ghi âm được Thiếu tá Khải cung cấp ngày 29-6, sau khi phóng viên Pháp Luật TP.HCM đề nghị và Thượng tá Phan Long Để, Trưởng phòng CSGT Công an tỉnh Khánh Hòa, đồng ý cung cấp.

Long nói chuyện với Khải - CSGT

Đậu Minh Long: Việc đầu tiên là mấy anh kia có thừa nhận việc đó không?

Thiếu tá Khải: Bây giờ em muốn xử lý lính em thì cũng phải có căn cứ, nếu không nó cãi chày cãi cối, vì vậy anh giúp em chỗ hình ảnh, khi đó lính nó mới tâm phục khẩu phục, em sẽ báo cáo cấp trên xử lý đàng hoàng. Ai sai thì phải bị xử lý, còn anh em mình dù cái gì vẫn là anh em.

Long: Vậy anh đợi em ra ngoài kia rồi em gửi. Anh chờ em tổng hợp lại toàn bộ, em dựng hình đầy đủ đã.

Khải: Anh đừng làm nó căng quá, có gì đâu mà căng, đúng không? Anh đã nói thì em đều ghi nhận và tiếp thu.

Long: Em sẽ gửi toàn bộ bằng chứng cho anh và em sẽ gửi toàn bộ báo cáo cho tổng biên tập. Rồi tổng biên tập báo cáo với Thanh tra Bộ Công an.

Khải: Thì những gì anh em sai đều phải xử lý thôi nhưng em nói với anh Long là làm gì cũng cần có cái tình.

Long: Anh thấy không, em đã điện cho anh đúng không? Nếu em đi về em tải lên mạng, em đăng báo, em báo cáo với tổng biên tập thì chuyện đâu phải như thế. Đúng không?

Khải: Đúng, em biết là anh tình nghĩa rồi…

Long: Ngay trước khi đi trên đường em cũng điện cho anh đúng không, chứ có phải em không điện đâu.

Khải: Đúng.

Long: Giờ anh muốn răng?

Khải: Thôi xuê xoa đi, ngày sau nếu xảy ra nữa thì anh cứ tính.

Tin nhắn của Đậu Minh Long vào máy của Thiếu tá Khải, thông báo số tài khoản. Ảnh: PVL

Long điện thoại cho Thắng

(Trong bài báo “Sự thật vụ nhà báo “tống tiền cảnh sát”: Vu khống đồng nghiệp để “bảo kê”- Đớn đau “đạo đức nghề nghiệp”” trên báo Đời Sống & Pháp Luật ngày 29-6 cũng khẳng định: Đại diện báo Đời Sống & Pháp Luật tại Bắc Trung Bộ xác minh thì Long có gọi điện thoại cho Hồ Anh Thắng nói đại ý: “Thôi các anh công an Khánh Hòa họ biết sai rồi, em nên tha cho họ”. Báo cáo của Thiếu tá Nguyễn Văn Khải, Đội trưởng Đội Tuần tra kiểm soát giao thông - Phòng CSGT gửi ban giám đốc Công an tỉnh Khánh Hòa viết: “Anh Long đi với Thắng, phóng viên báo Pháp Luật… Anh Long gọi tôi vào xe nói chuyện, thì lúc này anh Long gạ gẫm tôi, rồi anh Long gọi điện thoại cho phóng viên tác nghiệp trên đường hỏi ý kiến…”.)

Long: Giờ các anh ấy xin anh em mình bỏ qua, ý chú thế nào? Chú về đến mô rồi? Giờ ý anh Khải là muốn xin. Hả hả?

Thắng: Xuống không chào hỏi gì, lấy cuốn sổ rồi lấy tiền rứa là không được đâu!

Long: Sai thì đúng rồi, anh Khải có nói gì chuyện sai đúng đâu. Giờ chú chỉ cần nói cho qua hay không cho qua, chuyện sai đúng không cần nói thêm nữa.

Thắng: À, rứa đi, rứa đi.

Long: Răng?

Thắng: Thì nếu thành khẩn và chịu sửa chữa thì được.

Con số 200 triệu…

Long nói với Khải CSGT

Long: Anh thấy không. Xuống mà không nói câu nào. Giờ anh đề xuất đi.

Khải: Anh nói sao cũng được. Ok, mình có gì đâu ngại. Thì em nói rồi, anh em mình tình nghĩa. Có gì rút kinh nghiệm. Chỗ anh em đừng ngại, dĩ hòa vi quý đi anh Long.

Long: Thì anh đề xuất đi.

Khải: Anh em đi đường nước nôi em đâu biết bao nhiêu...

Long điện thoại:

Mấy anh ấy không biết thế nào, hỏi ý chú xem thế nào? Như Đà Nẵng hỉ? À à, Hơn hả?

Long nói với Khải :

Long: Anh quyết định đi, Đà Nẵng nó đưa 200 đấy.

Khải: Hai trăm triệu hả? Dữ vậy anh?

Long: Thì đó là Đà Nẵng nó đưa đấy.

Khải: Đà Nẵng đưa 200 triệu à?

Long: Đà Nẵng nó đưa vậy đấy. Mà Đà Nẵng cũng có khi chưa được, chắc trả lui đấy. Giờ Đà Nẵng nó đau khổ lắm, tình huống nó đau khổ lắm. Cách đây hai tháng nhé, một thằng đó đánh một cú. Năm trăm. Biết Trạm Kim Liên Đà Nẵng rồi chứ?

Khải: Biết nhưng không quen ai ngoài đó.

Long: Năm trăm đấy. Năm trăm mà anh biết răng không, đi ra tận Hà Nội mới đưa được đấy. Đi ra tổng biên tập đấy! Còn ra tận Hà Nội gặp tổng biên tập đấy. Giờ cái đó thì tùy anh thôi.

Khải: Anh, chừng nào anh đi?

Long: Chắc loanh quanh đây tí rồi em đi.

Khải: Giờ thế này nhé, anh nói thế thì em hiểu nhưng vì số tiền 200 triệu nó lớn quá. Anh đừng đi đâu cả, khi nào có một cái là em đưa. Anh cứ ngồi uống cà phê gần đây đi!

Long: Bây giờ anh mang bao nhiêu trên xe?

Khải: Em không mang đồng nào, chỉ mang theo cái bóp để đi uống cà phê nói chuyện thôi mà!

Long: Vậy anh chuyển vào số tài khoản này cũng được.

Khải: Cho số tài khoản đi. Bữa nay thứ Bảy sao chuyển được anh, anh đợi em xí đi. Vậy đi anh nhé.

Long: 11 giờ nhé?

Khải: 11 giờ 15 đi. Anh đừng nói ai nghe.

Long: Ừ chỉ hai người biết thôi.

Sau đó, Thiếu tá Nguyễn Văn Khải đã báo cáo ngay với lãnh đạo Phòng CSGT và Đại tá Nguyễn Hiền Dũng, Phó Giám đốc Công an tỉnh Khánh Hòa. Đại tá Dũng chỉ đạo nếu Long quay lại thì báo ngay cho ban giám đốc. Tuy nhiên, sau đó Long không quay lại.

Ngày 29-6, Đậu Minh Long khai gặp CSGT để… xin cơm nước

Thượng tá Nguyễn Viết Lợi, Chánh văn phòng Công an TP Đà Nẵng, cho biết trong ngày 29-6, một tổ công tác Công an TP Đà Nẵng đã tiến hành lấy lời khai của Đậu Minh Long ở Huế. Theo lời khai ban đầu của Long thì hơn một tháng trước Long và Thắng đã vào Đà Nẵng và có gặp gỡ một số lãnh đạo các trạm CSGT ở TP tại các quán nhậu, quán cà phê.

Theo Thượng tá Lợi, Long khai rằng việc gặp gỡ trên đơn thuần là xin cơm nước và… giao lưu. Còn thông tin ra “giá 200 triệu đồng” là để hù dọa CSGT Khánh Hòa chứ thực chất không có việc công an TP Đà Nẵng đã chung chi cho Long 200 triệu đồng để bỏ qua sai phạm. Ông Lợi cho biết ban giám đốc Công an TP Đà Nẵng đang chỉ đạo yêu cầu điều tra làm rõ chứ không thể nghe một chiều lời khai của một bên liên quan. Sắp tới, Công an TP Đà Nẵng sẽ gặp Hồ Anh Thắng để xác minh, làm sáng tỏ vụ việc.  

H.KHÁ

Đậu Minh Long là phóng viên đi kiểm tra trật tự giao thông?

Thượng tá Nguyễn Đến, Trưởng Phòng CSGT Công an TP Đà Nẵng, giải trình: Vào khoảng thời gian cuối tháng 5 đầu tháng 6-2010, ban chỉ huy các trạm CSGT đã gặp một số người tự giới thiệu là phóng viên báo Đời Sống & Pháp Luật, chủ động liên hệ qua điện thoại di động tỏ ý ghé thăm. Sau đó, họ gặp đồng chí Phan Quang Mẫn, Phó trạm CSGT cửa ô Kim Liên, trên đường Nam Hải Vân và đồng chí Mẫn có mời về trạm nhưng họ không đi mà tỏ ý định vào một quán nước. Một người tên là Đậu Minh Long đã cho xem giấy giới thiệu phóng viên báo Đời Sống & Pháp Luật đi kiểm tra tình hình trật tự giao thông khu vực miền Trung có hiệu lực từ tháng 3 đến tháng 8-2010.

(Nguồn: Báo Công An Nhân Dân ngày 29-6)

 

Xem thêm về vụ này đăng trên các báo khác:

Có hay không vụ tống tiền CSGT?

Công an Đà Nẵng đối chất với ông Long

Làm rõ việc đối tượng "tống tiền" khoe được CSGT Đà Nẵng chung chi 200 triệu đồng
*********************************************************

Nguồn Pháp luật
                                                                                         

Thứ Ba, 29 tháng 6, 2010

SỰ THẬT VỤ NHÀ BÁO TỐNG TIỀN CẢNH SÁT

SỰ THẬT VỤ NHÀ BÁO “TỐNG TIỀN CẢNH SÁT”: Vu khống đồng nghiệp để “bảo kê”- Đớn đau “đạo đức nghề nghiệp”

Xem
Một nhà báo tống tiền cảnh sát

Một P.V của báo Pháp Luật (TP Hồ Chí Minh) – người đã từng bị tước thẻ nhà báo vì những sai phạm trong tác nghiệp báo chí - đã viết bài chỉ “theo lời kể của người trong cuộc” cáo buộc một đồng nghiệp ở báo Đời sống & Pháp luật câu kết cùng một giảng viên ĐHSP Huế tống tiền cảnh sát giao thông (CSGT).

 

Trớ trêu thay, sau khi báo Đời sống & Pháp luật kiểm tra sự việc thì hoá ra “ người trong cuộc” (Thiếu tá Nguyễn Văn Khải - Đội trưởng Đội TTKS, Phòng PC 16, Công an tỉnh Khánh Hoà) hoàn toàn không cáo buộc P.V báo Đời sống & Pháp luật, còn vị giảng viên ĐHSP Huế khi làm việc với vị CSGT này lại xưng danh là trưởng Văn phòng Đại diện báo Pháp Luật tại Huế (trong số các báo hiện nay, chỉ có tờ báo của P.V viết bài báo nói trên đang công tác mang tên báo Pháp Luật) chứ không phải là mạo xưng trưởng Văn phòng Đại diện báo Đời sống & Pháp Luật tại Huế như bài báo viết “theo lời kể của người trong cuộc” nêu trên. Vì sao Nguyễn Đức Hiển -một P.V đã từng có rất nhiều sai phạm của báo Pháp Luật (TP Hồ Chí Minh) nhưng vẫn được đề bạt làm Phó Tổng thư ký Toà soạn - lại có thể “đổi trắng thay đen” sự việc như vậy? Điều này rất cần được các cơ quan chức năng làm rõ.


Thông tin “giật gân”...


Theo 2 bài báo được đăng trên báo Pháp luật (TP HCM) thì sự việc được Nguyễn Đức Hiển “tường thuật” như chính Hiển được chứng kiến, đại thể như sau: Vừa qua, P.V Hồ Anh Thắng  của báo ĐS&PL cùng Đậu Minh Long - giảng viên trường ĐHSP Huế đã đi một loạt tỉnh ở nam miền Trung để điều tra về tình trạng “mãi lộ” của  CSGT, sau đó dùng những bằng chứng này để “tống tiền”. Bài báo viết: “Cả hai đi xe hơi bốn chỗ hiệu Mazda, biển số 75L-5136. Họ xưng tên là Thắng và Minh Long. Thắng xưng là trưởng văn phòng báo Đời Sống và Pháp Luật tại Huế và huênh hoang rằng đang nhận lệnh của tổng biên tập đi kiểm tra dọc tuyến. Tại các đơn vị CSGT ở Bình Định, Phú Yên, những nhà báo này ghé vào và thông báo: “Chúng tôi đang đi kiểm tra. Thấy anh em báo chí đi làm vất vả, nhiều đơn vị còn mời cơm. Tuy nhiên, điều khả nghi là hai người này luôn úp mở về việc đang theo dõi tình trạng mãi lộ, tiêu cực của CSGT, đại để vừa đánh trạm này hoặc vừa tha trạm khác”. Đặc biệt, cũng theo bài báo của Hiển đăng trên báo Pháp luật (TP HCM) thì tại trạm kiểm sát Cam Ranh (Khánh Hoà), người có tên Đậu Minh Long đã yêu cầu CSGT chi tiền để bỏ qua hành vi nhận hối lộ của cảnh sát giao thông trạm này và trong quá trình trao đổi với “một chỉ huy CSGT ” của đơn vị này, Đậu Minh Long đã gọi điện cho phóng viên Hồ Anh Thắng của báo Đời sống & Pháp Luật  xin “ý kiến chỉ đạo” và yêu cầu “chung chi 200 triệu đồng” như “ Trạm CSGT Kim Liên ở Đà Nẵng”. Trong bài viết, Hiển đã không ngần ngại gọi P.V Hồ Anh Thắng của báo Đời sống & Pháp luật là “kẻ tống tiền”, thậm chí còn “giật tít”: “hai kẻ tống tiền là ai?”. Trong kỳ 2 của bài viết, Hiển nêu: “Thắng cho biết chỉ quá giang ôtô của Đậu Minh Long đi Khánh Hòa. Việc Long làm tiền, Thắng không liên quan. Nhưng theo thông tin chúng tôi có được, Hồ Anh Thắng và Đậu Minh Long có sự bàn bạc thống nhất việc đòi tiền”. Ngoài ra còn rất nhiều chi tiết khác trong bài viết được Nguyễn Đức Hiển tường thuật  “khơi khơi” và khẳng định  như chính Hiển được chứng kiến sự việc, để rồi đến cuối bài viết, Hiển thản nhiên “buông” một câu: “Những thông tin trên chúng tôi ghi nhận được từ lời kể của người trong cuộc và chắc chắn sẽ được cơ quan công an làm rõ”.

Vu cáo cho đồng nghiệp vì động cơ cá nhân - Đớn đau “đạo đức nghề nghiệp”.

Sau khi báo Pháp luật (TP Hồ Chí Minh) đăng tải bài viết trên, để xác minh và kiểm tra thông tin, báo Đời sống &Pháp luật đã yêu cầu Văn phòng Đại diện Bắc Trung bộ  tạm đình chỉ  công tác của P.V Hồ Anh Thắng để giải trình sự việc, đồng thời Toà soạn cũng yêu cầu phụ trách Văn phòng Đại diện Bắc Trung bộ đi xác minh tại các đơn vị CSGT đã nêu trong bài báo. Theo những thông tin ban đầu xác minh được, sự thật hoàn toàn khác xa với những gì Nguyễn Đức Hiển viết.


Việc Hiển nêu Trạm CSGT Kim Liên TP Đà Nẵng “chung chi 200 triệu đồng” là hoàn toàn vu khống và bịa đặt. Trung tá Phạm Ngọc Dinh, Trạm trưởng Trạm CSGT Kim Liên (phụ trách tuyến QL1A) Công an Đà Nẵng phản ứng: “Đây là sự bịa đặt, làm gì có chuyện đó. Chúng tôi không biết anh Long, anh Thắng là ai cả. Cũng chẳng có ai tự nhận là phóng viên Báo Đời sống & Pháp luật liên hệ làm việc với chúng tôi. Mà số tiền 200 triệu đâu phải là nhỏ mà chúng tôi có thể đưa cho họ một cách đơn giản, dễ dàng như vậy”. Còn ông Minh, Trạm phó thì khẳng định: “Tôi nghĩ  họ (Nguyễn Đức Hiển và Hoàng Minh - người đứng tên chung kỳ 1 của bài viết với Hiển) có ý đồ gì đó thôi. Đọc được thông tin này, chúng tôi bất ngờ quá. Việc này chúng tôi sẽ phải báo cáo với cấp trên”.

Trên thực tế, Toà soạn báo Đời sống & Pháp luật và Văn phòng Đại diện Bắc Trung bộ  không hề cử và không cấp bất cứ một thứ giấy tờ  nào cho P.V  Hồ Anh Thắng đi công tác tại Khánh Hoà. Vào ngày 24/6/2010, P.V Hồ Anh Thắng xin phép phụ trách Văn phòng Bắc miền trung vào Khánh Hoà về việc riêng (thăm anh trai). P.V Hồ Anh Thắng  khẳng định: “Vì đi việc riêng nên trên đường đi, tôi không bao giờ xưng danh P.V báo Đời sống & Pháp luật  ở bất kỳ đâu. Việc ông Nguyễn Đức Hiển viết: “Thắng xưng là trưởng văn phòng báo Đời Sống và Pháp Luật tại Huế và huênh hoang rằng đang nhận lệnh của tổng biên tập đi kiểm tra dọc tuyến” là hoàn toàn bịa đặt và vu cáo. Cũng  phải nói thêm rằng, trước và sau khi báo Pháp luật (TP Hồ Chí Minh) đăng tải bài viết trên, ông Hiển không hề liên lạc với tôi” .


Trong bài viết, Nguyễn Đức Hiển khẳng định những thông tin của Hiển được “ghi nhận được từ lời kể của người trong cuộc”. Nếu việc cáo buộc một đồng nghiệp chỉ dựa vào “lời kể của người trong cuộc” mà không hề đưa ra một căn cứ nào, cũng không hề xác minh thông tin đối với người bị cáo buộc là một sự vô trách nhiệm trong tác nghiệp báo chí thì việc bóp méo  và xuyên tạc lời kể của “người trong cuộc” để vu cáo đồng nghiệp vì  mục đích cá nhân là một sự vi phạm trắng trợn đạo đức nghề nghiệp và lương tâm của người cầm bút. Theo báo cáo chính thức của “ người trong cuộc” (Thiếu tá Nguyễn Văn Khải - Đội trưởng Đội TTKS, Phòng PC 16, Công an tỉnh Khánh Hoà -P.V) gửi lãnh đạo Công an tỉnh Khánh Hoà thì không ai xưng danh là phóng viên Báo Đời sống & Pháp luật. Nhân vật Đậu Minh Long chỉ xưng là Trưởng đại diện báo Pháp luật tại Huế phụ trách khu vực miền Trung và Tây Nguyên (hiện nay chỉ duy nhất có tờ báo Nguyễn Đức Hiển đang công tác có tên là “báo Pháp luật” –PV). Không hiểu phóng viên Nguyễn Đức Hiển lấy thông tin từ đâu khẳng định Đậu Minh Long là phóng viên của báo Đời sống & Pháp luật khi giật tít: “Một nhà báo tống tiền…cảnh sát”? Hơn nữa, trong báo cáo này cũng không hề nói đến việc P.V Hồ Anh Thắng của báo Đời sống & Pháp luật có mặt tại hiện trường cũng như tham gia vào “vụ tống tiền” này.

Khi Đại diện báo Đời sống & Pháp luật tại Bắc Trung bộ xác minh thông tin, nhân vật Đậu Minh Long – giảng viên ĐHSP Huế nói: “ngày 24/6/2010, tôi có việc riêng đi Ninh Thuận. Biết tôi có xe ô tô đi nên anh Hồ Anh Thắng, phóng viên báo Đời sống & Pháp luật tại Huế xin đi nhờ vào Nha Trang (Khánh Hòa). Đến sáng ngày 26/6, Thắng có việc phải quay lại Huế nên tôi chở Thắng ra bến xe để bắt xe về vì tôi vào Ninh Thuận. Trên đường ra bến xe thì bị Đội CSGT phía Nam (Khánh Hòa) dừng xe kiểm tra, Thắng phải xuống làm “luật” cho một người không rõ tên và người ngồi bên cạnh là Nguyễn Quốc Thắng (100 ngàn đồng). Sau đó các anh ở đội này biết người làm luật là phóng viên, nhà báo, sợ bị liên lụy nên có anh xưng là Khải đã điện thoại xin gặp tôi. Tôi hoãn đi Ninh Thuận, quay lại gặp anh Khải, anh này đặt vấn đề xin nhà báo bỏ qua hành vi mãi lộ vừa rồi. Trong cuộc nói chuyện với anh Khải CSGT tôi có kể về một nội dung trong quá khứ (nội dung này tôi nghe mọi người kể với nhau 1 lần đi uống cà phê): “Trước đây mấy ông báo chí chộp được hình ảnh mãi lộ ở Đà Nẵng mà mang cả trăm triệu đồng cho phóng viên, BBT một tờ báo mà họ không nhận đấy. Thế mới đau khổ”. Sau đó, tôi có gọi điện cho Thắng nói đại ý: “Thôi, các anh công an Khánh Hòa họ biết sai rồi, em nên tha cho họ”. Thắng trả lời rằng: “Bọn ni cũng tệ, lấy tiền trắng trợn quá. Thôi, chuyện đó tùy anh”. Sau đó, linh tính cho tôi thấy có sự bất thường nên tôi đi về Huế ngay, trên đường về, anh Khải liên tục hẹn tôi đến địa điểm để “bồi dưỡng” nhưng tôi từ chối, rồi tắt máy. Đến chiều hôm đó, có người gọi điện tự xưng là phóng viên Báo Pháp luật TP HCM nói: “Anh là giảng viên, thạc sỹ sao ấu trĩ vậy? Việc anh tiếp xúc, nói gì với các anh công an đều đã bị ghi âm rồi”. Tôi trả lời rằng: “Việc đó tôi không biết, không liên quan”. Tiếp đó, anh này có nhắn một số tin nhắn vào máy tôi đại ý trách tôi không biết điều, không chịu gặp họ”.

Sự việc thực hư thế nào, Đậu Minh Long có mạo danh báo chí để tống tiền hay không sẽ  được cơ quan chức năng làm rõ. Tuy nhiên, sau khi ra Toà soạn để tường trình sự việc, P.V Hồ Anh Thắng đã chính thức gửi đơn khiếu nại và tố cáo Nguyễn Đức Hiển vu khống đồng nghiệp đến các cơ quan quản lý báo chí, Ban Biên tập báo Pháp Luật (TP Hồ Chí Minh) và cơ quan chủ quản của tờ báo này. Phóng viên Hồ Anh Thắng cũng cho biết, điều khiến người làm báo đau buồn nhất là bị chính những đồng nghiệp vu cáo một cách trắng trợn.


Phóng viên Hồ Anh Thắng khẳng định: “ Đối với một người làm báo thì nhiệm vụ, trách nhiệm của họ là phải đưa thông tin chính xác, đầy đủ đến với bạn đọc, tránh đưa thông tin một phía, gây hiểu lầm cho bạn đọc, ảnh hưởng đến danh dự, lợi ích của các cá nhân, tập thể. Trong khi đó, các tác giả bài báo đăng trên báo Pháp luật TP HCM chưa hề trao đổi với tôi để xác minh sự việc đã đưa danh tính của tôi lên báo và đặc biệt nguy hiểm hơn, các tác giả bài báo khẳng định tôi tham gia hành vi tống tiền CSGT.


Ngay sau khi báo Pháp luật TP HCM kết tội tôi trên báo của họ, bản thân tôi,  gia đình tôi cũng như cơ quan của tôi đã thực sự bị sốc vì bị vu cáo, bôi nhọ danh dự một cách thậm tệ. Nếu như tác giả bài báo là một phóng viên trẻ tôi có thể cho rằng do sơ sót về nghiệp vụ, nhưng tôi được biết, người trực tiếp viết bài báo này - Nguyễn Đức Hiển là Phó Tổng thư ký toà soạn của báo Pháp luật TP HCM. Điều này tôi rất băn khoăn tự hỏi: Vì nguyên nhân gì, mục đích gì mà một người là công tác tổ chức bài vở, biên tập cho một toà soạn báo lại trực tiếp đi viết bài về một vụ việc? Động cơ gì mà một Phó tổng Thư ký toà soạn lại đi vu cáo, một đồng nghiệp, viết bài dựa trên lời kể  (nếu có) của một người mà không hề hỏi thông tin nhiều phía?


Sau khi báo Pháp luật (TP HCM) đăng bài vu cáo, bôi nhọ tôi, tôi đã nhận được thông tin từ nhiều nguồn khác nhau lý giải động cơ của tác giả những bài báo này. Nhưng với hiểu biết và lương tâm của một người làm báo tôi không cho phép mình viết những thông tin một chiều như vậy lên báo hay gửi đến các cơ quan chức năng vì tôi chưa thể kiểm chứng đầy đủ. Những thông tin đó đại ý là: Nguyễn Đức Hiển - hiện làm Phó Tổng Thư ký Toà soạn của Báo Pháp luật TP HCM là người có mối quan hệ khăng khít với một số đơn vị cảnh sát giao thông ở Miền Trung vì anh này đã từng đi có một loạt bài điều tra về chủ đề “mãi lộ” ở khu vực này, từ chỗ “đánh nhau” thành ra “quen biết”. Hơn nữa, việc một Phó Tổng thư ký Toà soạn “nhảy bổ” đi tác nghiệp, lại viết một cách coi thường sự thật, vu cáo cho người khác như vậy chỉ có thể lý giải theo một cách là vì động cơ cá nhân. Tuy nhiên, tôi xin được nhắc lại: Đây là những thông tin những nguồn tin của tôi cho biết, tôi chưa có điều kiện kiểm chứng nên tôi không khẳng định”.

Hiện nay, báo Đời sống & Pháp luật  đã cử một nhóm công tác vào các tỉnh miền Trung để xác minh sự việc. Quan điểm của báo Đời sống & Pháp luật là, nếu phóng viên Hồ Anh Thắng có sai phạm sẽ toà soạn sẽ xử lý nghiêm minh và cương quyết, còn nếu phóng viên Hồ Anh Thắng bị vu cáo vì những động cơ cá nhân nào đó của người viết bài thì sự việc cần được Ban Biên tập tờ báo đăng bài và các cơ quan chức năng làm rõ để xử lý khách quan, công bằng và nghiêm túc.

Sau khi kiểm tra một cách đầy đủ sự việc, chính xác sự việc, Đời sống & Pháp luật  sẽ thông tin đến quý vị bạn đọc. 

 

                                                                                                                Nhóm P.V

Người trong cuộc nói gì?


Trong các bài báo đăng trên Pháp luật TP HCM, các tác giả đã sử dụng nguồn tin từ nhân vật Đậu Minh Long và “một sĩ quan cảnh sát giao thông trạm Cam Ranh” (trích dẫn theo báo Pháp luật TP HCM). Tuy nhiên, theo báo cáo của đơn vị cảnh sát được cho là bị tống tiền không hề nhắc đến phóng viên của Báo ĐS &PL.


Để rộng đường dư luận, chúng tôi xin đăng tải đầy đủ bản báo cáo của Thiếu tá Nguyễn Văn Khải. Dưới đây là toàn văn bản báo cáo được viết vào ngày 26/6/2010:

          
“Bản báo cáo sự việc. Kính gửi“: - Ban Giám đốc Công an tỉnh -Lãnh đạo phòng PC67. Tôi tên: Nguyễn Văn Khải. Cấp bậc: Thiếu tá. Chức vụ: Đội trưởng. Hiện công tác tại Đội TTKS phòng PC67.

Lúc 09h ngày 25/6/2010, tôi có nhận điện thoại của đ/c Dụ, trưởng trạm giao thông Phú Yên nói là có anh Long, trưởng đại diện báo Pháp luật đóng tại Thừa Thiên Huế đang ngồi với tôi và sau đó anh Dụ đưa máy điện thoại cho anh Long nói chuyện với tôi. Anh Long tự xưng là trưởng đại diện báo Pháp luật tại Huế phụ trách khu vực miền Trung và Tây Nguyên, đi cùng là Thắng, phóng viên báo Pháp luật.

Sau đó anh Long nói với tôi là có kế hoạch của Tổng biên tập đi kiểm tra trên tuyến. Anh Long có nói: Tôi đang đi vào, sẽ ghé Trạm Cam Ranh thăm anh. Nhưng sau đó anh Long và tới Ninh Hoà vào ăn cơm trưa với anh Tâm trạm Ninh Hoà. Khi ăn cơm xong, anh Long tới Nha Trang lúc 12h50. Anh Long gọi điện thoại cho tôi nói đã tới đường Phạm Văn Đồng, Nha Trang rồi. Sau đó tôi nói với anh Long là tôi ốm, không tiếp được anh. Tôi có nói với anh Đều, Đội phó, tiếp nước anh ở quán Bốn mùa, đường Trần Phú. Sau khi tiếp nước xong, anh Long nói với anh Đều là vào TP Hồ Chí Minh, lúc đó là 14h20.

Vào 07h20 sáng ngày 26/6/2010 (hôm sau), lúc đó anh Long điện thoại cho tôi khoảng 10 cuộc, nhưng tôi mệt, không nghe máy. Sau đó khoảng 09h tôi điện thoại cho anh Long thì Long nói với tôi là anh coi thường tôi quá, ngày hôm qua tôi đã nói với anh tôi đang kiểm tra trên tuyến này mà anh vẫn coi thường tôi, sáng nay lính anh làm trên đường nhận tiền của phóng viên tôi 100.000 đồng, tôi cho anh biết vậy. Tôi nói: anh phải cung cấp hình ảnh, tôi sẽ báo cáo lên cấp trên nếu đúng vậy, thì anh Long hẹn tôi ở quán cà phê Thảo Ly đường Trần Phú, lúc đó khoảng 10h20.

Sau đó tôi tới quán Thảo Ly gặp anh Long đang ăn sáng tại đây, rồi nói chuyện qua lại. Tôi nói với Long là cho tôi xem hình ảnh. Anh Long nói: nhất quyết là lính anh phải đưa lại tờ tiền 100.000 đồng cho tôi, tôi mới tính tiếp. Lúc này tôi nói: anh nói ngang như vậy, tôi không đồng ý vì trên tuyến cả trăm km, nhiều lực lượng làm tôi biết ai, nếu anh cung cấp hình ảnh cho tôi, tôi không bao che cho lính, nếu đúng, tôi cho viết tường trình, báo cáo lãnh đạo xử lý ngay. Lúc này anh Long thấy tôi cương quyết, anh Long nói: Thôi, anh đi theo tôi ra xe nói chuyện. Anh Long chạy xe ô tô BS: 75L – 5136 tới quảng trường 2/4, ngay tháp Trầm Hương, đường Trần Phú. Anh Long gọi tôi vào xe nói chuyện, thì lúc này anh Long gạ gẫm tôi, rồi anh Long gọi điện thoại cho phóng viên tác nghiệp trên đường hỏi ý kiến, sau đó anh Long ra giá với tôi là 200 triệu đồng là bỏ qua hết. Lúc này, tôi kéo dài thời gian đưa tiền, bằng phương pháp nghiệp vụ, tôi thấy việc làm của  Long là hoàn toàn bịa đặt và tống tiền. Nên tôi hẹn Long khoảng 11h15, tôi sẽ quay lại giao tiền cho anh. Anh Long hỏi tôi trên xe có bao nhiêu tiền, tôi nói là không có tiền, nếu anh đồng ý tôi chạy đi mượn tiền rồi sẽ quay lại, thì anh Long đồng ý. Nhưng trước 11h, lúc này Long đổi ý nói là chuyển qua tài khoản cho Long. Tôi không đồng ý và nói lý do là thứ bảy ngân hàng không làm việc, thì anh Long đồng ý đưa tiền mặt. Tôi bước ra xe đi lấy tiền. Lúc này tôi chuẩn bị báo cáo cho lãnh đạo và Ban giám đốc để chỉ đạo bắt tên Long này, nhưng anh Long gọi điện thoại cho tôi sau đó 01 phút, nói là: không chờ được, anh chuyển khoản cho tôi qua ngân hàng, số tài khoản tôi nhắn vào máy anh rồi. Tôi không đồng ý và nói anh chờ tôi một chút thôi, nhưng Long bỏ đi, tôi quay lại không thấy Long đâu cả. Và tôi điện thoại cho Long, Long nói đi rồi, thứ hai anh chuyển cho tôi 200 triệu đồng qua số tài khoản tôi nhắn trong máy anh.

Vì sự việc tôi nhận thấy ban đầu là Long dạng lừa đảo, hù doạ cảnh sát giao thông lấy tiền. Bản thân tôi muốn gặp trực tiếp Long để tìm hiểu sự việc, nếu đúng, tôi báo cáo Lãnh đạo và Ban Giám đốc chỉ đạo nhưng chưa kịp báo thì Long bỏ đi. Sự việc này Long chưa bại lộ, bản thân tôi sau đó tôi báo cho trưởng phòng và sau đó báo Pháp luật TP Hồ Chí Minh có điện thoại cho đ/c Dũng, Phó giám đốc. Đ/c Dũng có điện cho tôi hỏi sự việc, lúc này tôi có nói với đ/c Dũng là em chuẩn bị báo Ban Giám đốc nhưng anh điện hỏi, em báo anh luôn. Tôi đã báo cho đ/c Dũng sự việc xảy ra nhưng bây giờ Long đã đi rồi thì mình đâu có làm được gì anh ơi. Anh Dũng có chỉ đạo cho tôi là tiếp tục theo dõi, nếu nó quay lại thì báo ngay cho Ban Giám đốc. Sau đó, tôi có điện thoại cho Long thì không bắt máy.

Trên đây là toàn bộ sự việc xảy ra, tôi tường trình sự việc xảy ra là đúng sự thực, không thêm bớt gì.

Kính báo Ban Giám đốc, lãnh đạo Phòng biết, chỉ đạo. Người viết: Nguyễn Văn Khải”.

Chúng tôi cũng sẽ tiếp tục cập nhật diễn biến của sự việc này. 

                                                                                                                        Nhóm PV




Nguyễn Đức Hiển là ai?

Trong hai bài báo đăng trên báo Pháp luật TP HCM đều ký tên tác giả là Nguyễn Đức Hiển (Trong bài báo thứ nhất, có tựa đề: “Một nhà báo tống tiền…cảnh sát” - tác giả ký tên là Nguyễn Đức Hiển –Hoàng Minh. Trong bài báo thứ hai, tiếp theo vấn đề này, có tên: “ Vụ Một nhà báo tống tiền cảnh sát: Đậu Minh Long: Nhiều CSGT đã chi tiền?” chỉ ký tên là Nguyễn Đức Hiển.

 Theo tìm hiểu của chúng tôi, tác giả Nguyễn Đức Hiển hiện đang công tác tại báo Pháp Luật TP HCM. Nguyễn Đức Hiển đã từng bị bị kỷ luật, bị cơ quan quản lý báo chí thu hồi thẻ nhà báo vì những sai phạm nghiêm trọng trong quá trình tác nghiệp. Không hiểu sao, một phóng viên có nhiều sai phạm như vậy lại được bổ nhiệm Phó Tổng thư ký Toà soạn - một vị trí quan trọng trong một cơ quan báo chí. Với vị trí công tác đó, việc xử lý thông tin của họ nếu không khách quan và thiếu  trách nhiệm có thể sẽ gây ra những hậu quả đáng tiếc. 

 


Nguồn doisongphapluat
                                                                                                     

Thứ Hai, 28 tháng 6, 2010

MAY MÀ VIỆT NAM CÒN CÓ SÀI GÒN

Trần Tiến Dũng/Người Việt
                                                            
 
Ngồi uống càfe -một thói quen của người Sài gòn



 

Người Sài Gòn từ thời hộ khẩu đến kinh tế thị trường

Khi có ý đi tìm người Sài Gòn, không hiểu sao khi chưa ra khỏi nhà tôi đã biết có đi phỏng vấn đến tết Congo cũng không ai người Sài Gòn tự nhận mình là người Sài Gòn gốc 3 đời hoặc mấy chục đời cả. Chắc rằng mọi người sẽ hỏi lại tôi, sao hỏi chi cái chuyện tào lao, tầm phào hết sức vậy cha nội, kiếm sống được ở Sài Gòn, là người Sài Gòn rồi.

Thật ra trên khắp thế giới, phần căn cước của một người ít ai phân biệt dân tỉnh lẻ hay dân thủ đô và đó là văn minh dân quyền căn bản nhất. Riêng ở Việt Nam thì khác. Dưới chế độ cộng sản, việc phân biệt dân thủ đô, dân thành phố lớn hay dân tỉnh lẻ, nông thôn, dân kinh tế mới,… là chuyện căn bản. Ai cũng biết sự phân biệt đối xử của chế độ hộ khẩu là khắc nghiệt, vấn nạn đó lâu ngày tạo nên cả một gói “tự hào” về địa vị chính trị, kinh tế, văn hóa… dành cho dân có hộ khẩu thủ đô, thành phố trước phần dân cư còn lại của cả nước.

Khi nền kinh tế mở cửa, dù chế độ hộ khẩu vẫn không thay đổi nhưng những yếu tố kinh tế thị trường tư bản đã phá vỡ toàn bộ những công dụng chuyên chế của chế độ hộ khẩu. Theo nhu cầu mưu sinh và nhu cầu nhân lực của kinh tế thị trường, dân tỉnh lẻ, nông thôn tràn về đô thị bất chấp chuyện họ sống đời không hộ khẩu hoặc chỉ có cái gọi là chứng nhận KT3 (một loại giấy tạm trú). Theo thời gian, đội quân nhập cư tăng theo cấp số nhân và cả người nhập cư thành đạt, người kiếm sống qua ngày trở thành nguồn dân số bá chủ. Chính nguồn dân số và chất lượng dân số bùng nổ này đã dồn những ai tự huyễn hoặc cho mình dân thủ đô gốc, dân thành phố cố cựu vào hội chứng yếu đề kháng, trở thành những kẻ thất bại.

Nếu ai còn tự cho mình là dân Hà Nội gốc, thật ra đó là lối nghĩ của dân được bảo hộ bởi chế độ hộ khẩu thiếu dân quyền. Họ có thể trưng ra lý do là ông bà cha mẹ sống ở Hà Nội trước chế độ cộng sản và họ thừa kế cái gốc người Hà Nội. Cơ sở lý lẽ này là không minh bạch, vì trong lịch sử cận đại Việt Nam, theo tìm hiểu, trước thời cộng sản nắm quyền không có chuyện độc đoán khoanh tròn mực đỏ dân Hà Nội điểm tối ưu, và phần dân còn lại chỉ có điểm trung bình kém.

Người Hà Nội trước thời cộng sản đủ khỏe mạnh tinh thần và trí thức để rộng tay đón nhận tất cả các nguồn dân cư như đón nhận dòng máu mới, cũng như đủ ứng xử văn minh để biết rằng cực đoan địa phương tính là ngớ ngẩn. Chuyện dân thủ đô được tôn trọng kính nể… đó là do phẩm chất người, chất lượng từ những công việc phục vụ cộng đồng, quốc gia và được cộng đồng xác nhận trong chuẩn giá trị văn hóa chung, chứ không phải một dạng đặc quyền đặc lợi do một thể chế độc tài chỉ đạo.

Người Hà Nội đủ văn hóa để nhìn thấu rằng hiện trạng hư hỏng của xã hội Việt Nam đều có nguyên nhân do thiếu nhân quyền. Cả dân tộc, không phân biệt bất kỳ ai, vùng miền nào đều phải gánh chịu hiện trạng xã hội hư hỏng tệ hại này.

Một giáo sư sinh ra ở Hà Nội di cư vào Nam muốn giấu tên đã nói thật với chúng tôi rằng: “Chỉ thời đại này mới có kiểu tự tôn bệnh hoạn địa phương thượng đẳng.”

Dân hào hiệp và dân nhập cư

Mỗi tháng tôi đều đến một tiệm hớt tóc của một ông chủ trẻ trên đường Hồ Bá Kiện. Tuổi chưa đến bốn mươi, anh có tổng cộng ba tiệm hớt tóc. Lần này anh mời tôi hớt tóc, lấy ráy tai, ở một tiệm mới khai trương. Cô gái lấy ráy tai cho tôi nói: “Ổng vài bữa nữa là sắm thêm xe hơi.”

Tôi hỏi thẳng ông chủ tiệm là anh có mấy chiếc xe hơi rồi, anh chàng nói giọng miền Nam lơ lớ: “Tính mua thêm một chiếc nữa là bốn. Xe tôi mua cho cơ quan công ty thuê, họp đồng tính theo năm.”

Rồi anh kể: “Năm 1980, anh từ Huế vô Sài Gòn làm phụ hồ, khổ trơ xương, ba năm không biết mùi bún bò, mì quảng là gì.” Tôi hỏi anh: “Anh thấy người Sài Gòn thế nào?” Mặt anh ngạc nhiên như người từ sao Hỏa xuống: “Rứa, lúc mới vào tôi cũng có nghĩ người trong này ăn ngon, chơi bạo khác người quê tôi, nhưng chỉ ở vài tháng là tôi thấy chỉ người có tiền là khác.”

Cái anh chàng chủ tiệm hớt tóc này cũng như hàng triệu người từ nhiều thế hệ đã nhìn thấy Sài Gòn là một nơi kiếm sống, kiềm tiền làm giàu. Ðối với mọi người Việt Nam, tính cả dân thủ đô Hà Nội, Sài Gòn là vùng đất hứa, là một kiểu giấc mơ Mỹ của người Việt Nam.

Một trí thức người Bắc di cư kết luận: “Sài Gòn là đất Phật.” Nhiều người bạn ông bàn thêm: “Giá trị rõ nhất của đất Phật trước tiên đây là nơi chốn bình yên, bình yên cả trong chiến tranh, thiên tai và những vấn nạn đáng sợ khác có nguyên nhân từ con người. Sài Gòn không có chuyện phân biệt đối xử vùng miền, văn hóa và chủng tộc…”

Nhà báo TG. có lần nói: “Chỉ cần vô Sài Gòn, có một cái bơm xe, ngồi ở vỉa hè Sài Gòn cũng sống được, cũng thoát khổ mà tính chuyện khởi nghiệp.” Họa sĩ TC, có lần kể: “Trước 1975, thi sĩ Nguyễn Ðức Sơn và cố nhà văn Nguyễn Thụy Long có thời ăn cơm cháy, uống trà đá, ngồi xỉa răng ở một quán cơm xã hội.”

Mỗi người, trong hàng triệu người từ nhiều thế hệ đều có riêng cho mình những kỷ niệm sâu sắc về sự rộng lòng của đất và người Sài Gòn. Có người còn nói nửa đùa nửa thật rằng, nếu ai có chí, dám đứng le lưỡi cho người ta dán tem ở bưu điện thành phố chắc chắn không thiếu khách hàng.

Sài Gòn, nay vẫn còn đó những xóm nhà ven kênh rạch nghèo xơ xác. (Hình: Trần Tiến Dũng/Người Việt)

Nhưng Sài Gòn cũng có bất công. Ðiều bất công này không phải do Sài Gòn gây ra mà chính là do không ít người đến với Sài Gòn gây ra. Có thể thông cảm hiện trạng lúc nào họ cũng thương nhớ ca ngợi nguyên quán xuất thân của họ. Và Sài Gòn cũng dễ quên không chấp khi có những người nhập cư thành đạt, nên cơ nghiệp, chỉ nhận họ là người thành phố này, tỉnh nọ.

Sài Gòn không hề chỉ là Sài Gòn của nơi kiếm tiền, chỉ là một nơi tạm trú, bởi đa phần người nhập cư đã hoặc sẽ có khoảng đời sống ở thành phố này dài hơn so với lúc họ sống ở nguyên quán sinh ra. Hãy đến các nghĩa trang, các chùa có để cốt mà xem, hàng triệu người tứ xứ thuộc nhiều thế hệ đã chọn gởi lại cho Sài Gòn nắm xương tàn.

Nhưng người Sài Gòn anh là ai? Có người nói ngày nay muốn tìm người Sài Gòn thì qua tiểu bang Cali ở Mỹ hoặc các cộng đồng người Việt lưu vong trên khắp thế giới. Nhưng chúng tôi vẫn muốn tìm người Sài Gòn ở Sài Gòn.

Một cô bạn của chúng tôi sinh ra ở một nhà bảo sanh trên đường Gò Công quận 6, có ông bà nội là người Minh Hương, ông bà ngoại là dân sanh ra ở bến Mễ Cốc quận 8. Cô nói: “Nếu muốn biết ai là người Sài Gòn thì chỉ cần nhìn cách họ đón tiếp đối xử với bà con cô bác ở quê lên thăm hoặc lên kiếm việc làm. Bà ngoại tôi mỗi lần gặp bà con là mừng lắm, tấm lòng của người tha hương mà. Ai cũng có họ hàng dây mơ rễ má, chớ có phải ở đất nẻ chui lên đâu.”

Theo một ông già từng là lính VNCH, nay chạy xe ôm ở quận Tân Bình, “đất Sài Gòn trước tiên là đất của những tay hảo hớn, bởi chỉ có những người mạnh mẽ từ tâm hồn đến thể xác mới quyết định bỏ xứ ra đi đến đất mới, cũng chính họ mở đường cho con cháu mưu cầu sự sống mới và tự do. Tánh hảo hớn và phóng khoáng là máu huyết căn cơ của người Sài Gòn.”

Ở góc đường Cao Thắng và Phan Thanh Giản cũ (nay là Ðiện Biên Phủ) có một cái miếu lớn gọi là Thành Hoàng Bổn Cảnh. Nơi đây hàng ngày hàng đêm vẫn nghi ngút hương khói tưởng nhớ những vong linh của tướng quân Lê Văn Khôi (con nuôi Tả quân Lê văn Duyệt) và các nghĩa binh bị xử chém, vùi xác ở quanh khu Kỳ Hòa, thành Gia Ðịnh dưới thời vua Minh Mạng. Một nhà nghiên cứu lịch sử miền Nam có lần nói với tôi: “Không rõ lắm những nghĩa quân này có phải là người Sài Gòn không, nhưng tôi tin chắc khi họ chết, anh linh họ là người Sài Gòn.”

Và sẽ không tìm thấy một người Sài Gòn nào nếu tiếp tục nhìn lịch sử theo lối độc quyền và thiển cận. Người Sài Gòn chỉ có một khi lịch sử được minh bạch rằng, người Sài Gòn hôm nay chính là những người nhận được cơ hội từ những người từng đến, sống và chết từ Sài Gòn-Gia Ðịnh trong xuyên suốt các triều đại phong kiến, những anh linh tử sĩ VNCH, những vong linh người vượt biển vì tự do và cả những nạn nhân khác của bóng tối lịch sử.

Chỉ từ cách nhìn nhận này mới sáng rõ đúng nghĩa tánh hảo hớn-hào hiệp vì tự do và công bằng của người Sài Gòn.

                                       

May mà còn có Sài Gòn

Gia đình bên ngoại tôi có một người anh họ, anh tên là Ba V. Trước 1975 anh là lính sư đoàn 7 Bộ Binh VNCH đồn trú ở Gò Công. Quê anh ở ở một xã heo hút dù không xa Sài Gòn nhưng rất nghèo… Sau biến cố 1975, anh và gia đình càng lâm cảnh nghèo tệ hại hơn. Sài Gòn với anh là một thiên đường tại thế, có lần anh nói với tôi: “Tao phục mày quá, sống được ở Sài Gòn ngon thấy mẹ.” Lời anh đơn giản nhưng chí lý, người Sài Gòn thời nào cũng rất bảnh trong cách nhìn của người địa phương khác.

Có người sẽ phản bác tôi rằng, người Sài Gòn ngày nay không còn sang trọng nữa. Nhưng trường hợp gia đình anh họ tôi thì lại đồng ý với tôi. Sau 1975 cả bảy đứa con của anh họ tôi đều không đủ ăn đến xanh mặt. Khi Sài Gòn vào thời kinh tế thị trường cả năm đứa con trai, con gái của anh đều trở thành người Sài Gòn, anh chỉ giữ lại được đứa con gái và đứa con trai út làm người Gò Công cày cấy trên nửa mẫu ruộng hương hỏa. Ðiều đáng nói là những người con Sài Gòn của anh, dù chỉ làm thợ hồ và nấu bếp ở Sài Gòn nhưng đã đem lại một cuộc cách mạng kinh tế, lối sống văn minh cho cả gia đình anh. Chất nông dân cố cựu của anh không còn như trước, ở anh ngày càng rõ ra cái chất thị dân Sài Gòn do con anh truyền bá.

Có hàng triệu gia đình ở Việt Nam hôm nay giống như anh, người ta không thể thống kê hết những thay đổi theo kiểu Sài Gòn. Nhưng có một điều người ta chắc chắn là văn hóa thị dân Sài Gòn hình thành từ tinh hoa thể chế thực dân và ánh sáng của nền dân chủ tự do Ðệ Nhất và Ðệ Nhị Cộng Hòa, ánh sáng này đủ mạnh để dung chứa mọi cách sống và để truyền bá những điều tốt đẹp.

Người Sài Gòn hôm nay vẫn còn thói quen hóng gió trên bến Bạch Ðằng. (Hình: Trần Tiến Dũng/Người Việt)

Tôi có dịp nói chuyện với cô gái người Hà Nội, cô vào Sài Gòn làm nghề báo. Tôi không biết cô có phải là người Hà Nội gốc hay không, cô nói: “Khi mắng cái dân thiếu văn minh ngoài đấy, em có Sài Gòn để chứng minh là trong này người ta không ai làm việc xấu hổ thế.”

Tất nhiên, không có vùng rộng của lối sống văn minh nào lại không có mặt tệ nạn, nhưng cộng đồng thị dân Sài Gòn không có kiểu hí hởn cả tập thể hùa nhau hái hoa Anh Ðào của Nhật Bản triển lãm về làm của riêng, cũng không có những vấn nạn không thể tưởng tượng được như chiếm thang máy chung cư, cho thang máy chạy lên chạy xuống liên tục để vỗ con và đút cơm cho con mình ăn ngon miệng.

Và không có cái kiểu nghĩ và hành xử như một cô ca sĩ trẻ mà tôi quen. Cô này từ Hà Nội vào Sài Gòn tìm cơ hội thành “sao.” Trong thời điểm Hà Ðông có quyết định sáp nhập vào Hà Nội, cô luôn miệng tục tằn gay gắt với những người “đời đời kiếp kiếp” cô không nhận là người Hà Nội, dù hàng ngày đang cùng thở, cùng sống ở không gian Hà Nội mở rộng với cô.

Chính từ những cách nhìn kỳ thị kiểu này đã xác lập một thứ ranh giới mà ở đó người ta tự cho Hà Nội như mình đây là tốt đẹp, phần còn lại là tệ hại vì không phải là Hà Nội. Có gì đáng buồn cười và xấu hổ cho bằng kiểu kỳ thị “địa phương thượng đẳng” đó. Và chính đó mới là mầm mống, là nguyên nhân của vô số vấn nạn xã hội.

Vấn đề không phải Sài Gòn không có người nhập cư quê mùa kém cỏi, nhưng cái chính là văn minh Sài Gòn đủ mạnh để hướng mọi người đến phẩm chất tôn trọng lợi ích cộng đồng và tự trọng trong lối sống cá nhân.

Ở phạm vị rộng hơn, nhiều bậc thức giả chiêm nghiệm rằng, không phải năm 1975 “giải phóng Sài Gòn” mà chính là biến cố đó đem đến cơ hội giải phóng toàn diện xã hội miền Bắc.

Hơn ba mươi năm qua, những ai công tâm sẽ nhìn thấy những dòng người không thể thống kê hết từ miền Bắc vào Sài Gòn để mưu cầu cuộc sống tốt hơn, qua từng cá nhân, họ hàng, thôn làng vào Sài Gòn vào miền Nam rồi về thăm quê đã đưa về, đã truyền bá lối sống văn minh vật chất và tinh thần Sài Gòn.

Bạn tôi, nhà thơ, là một người Hà Nội sang trọng, anh vào và chọn Sài Gòn để sống và cũng có thể coi anh là người tị nạn văn hóa ở Sài Gòn. Anh có những kỷ niệm vui buồn sâu sắc dành cho Hà Nội, nên mỗi lần về quê trở vào là anh nói: “Mình đặt chân xuống phi trường Tân Sơn Nhất là thấy nhẹ người.” Tất nhiên cũng trùng hợp, người biết và chia sẻ tâm trạng “nhẹ người” này là những Việt kiều lưu vong mỗi khi rời Việt Nam bay trở lại đất nước bao dung mình.

Và từ những năm đen tối nhất của lịch sử cho đến thời tạm dễ thở, không một nơi chốn nào của đất nước này được hàng triệu triệu người Việt đồng tâm tin rằng: May mà Việt Nam còn có Sài Gòn!

Nguồn NgườiViệt.com
                                                                                 

NG.XUÂN THIÊM BỐ DIỆP CHI (Rung chuông vàng) LÀ NGƯỜI ĐÁNH ÁN GIỎI

                                                   
 

Thượng tá Nguyễn Xuân Thiêm (áo sọc ngang bên phải)


Trong clip là hình ảnh Thượng tá Nguyễn xuân Thiêm trưởng phòng cảnh sát phòng chống ma túy (PC47) Công an Nghệ an là bố đẻ của MC Diệp Chi trong chương trinh rung chuông vàng.Là người tổ chức đánh nhiều vụ án hình sự ngay từ hồi đang công tác tại CATP Vinh.

Hehe! Trong clip còn có chú Vinh Bồi cũng là một trinh sát làm rất tốt.Và tướng Võ Trọng Thanh phát biểu ý kiến về vụ án này.

Xin tỏ lòng cảm phục đến tổ đánh án của phòng PC47 CANA.Với lòng ngưỡng mộ tôi xin chúc các chiến hữu khỏe và làm tốt nhiệm vụ của mình


                                               
                                                   Diệp Chi người dẫn Ct Rung chuông vàng

Nguồn Clip Báo CANA

                                                                                 

Chủ Nhật, 27 tháng 6, 2010

VỤ : MỘT NHÀ BÁO TỐNG TIỀN CẢNH SÁT

Một nhà báo tống tiền… cảnh sát

Một phóng viên và một giảng viên đại học khoe rằng đang "tác nghiệp báo chí". Họ cho biết vài ngày trước đã nhận của một đơn vị CSGT tại Đà Nẵng 200 triệu đồng để bỏ qua sai phạm.

Ngày 25-6, báo Pháp Luật TP.HCM nhận được thông tin có hai người tự xưng là nhà báo, đi xe hơi dọc miền Trung. Đến đâu họ cũng gạ gẫm ăn nhậu và gợi ý phong bì. Tòa soạn báo Pháp Luật TP.HCM đã liên hệ với một số đơn vị công an dọc tuyến giúp làm rõ hành vi của nhóm nhà báo này. Cụ thể là theo dõi, ghi âm các cuộc tiếp xúc.

Đi “tác nghiệp bí mật”!

Cả hai đi xe hơi bốn chỗ hiệu Mazda, biển số 75L-5136. Họ xưng tên là Thắng và Minh Long. Thắng xưng là trưởng văn phòng báo Đời Sống và Pháp Luật tại Huế và huênh hoang rằng đang nhận lệnh của tổng biên tập đi kiểm tra dọc tuyến. Tại các đơn vị CSGT ở Bình Định, Phú Yên, những “nhà báo” này ghé vào và thông báo: “Chúng tôi đang đi kiểm tra”. Thấy anh em báo chí đi làm vất vả, nhiều đơn vị còn mời cơm. Tuy nhiên, điều khả nghi là hai người này luôn úp mở về việc đang theo dõi tình trạng mãi lộ, tiêu cực của CSGT, đại để vừa “đánh” trạm này hoặc vừa “tha” trạm khác. Minh Long cao giọng: “Hết miền Trung chúng tôi sẽ đi Tây Nguyên, vừa rồi báo Nông Thôn Ngày Nay đánh mãi lộ yếu quá. Chúng tôi sẽ làm tới nơi tới chốn, kết hợp với Bộ Công an luôn”.

Ngày 24-6, nhóm này “ghé thăm” Trạm kiểm soát giao thông tại Bình Định. Anh Phu, Trạm trưởng, đã mời cơm. Tại đây, họ điện thoại cho trạm kiểm soát giao thông đóng tại Cam Ranh (Khánh Hòa) rằng sẽ ghé thăm, làm việc và… ăn cơm.

Ngày 25-6, hai "nhà báo" này không đi Cam Ranh mà lên xe vào Trạm kiểm soát giao thông 14-QL1 tại Lương Sơn (Khánh Hòa) và được mời ăn trưa. Trong khi ăn, họ điện thoại cho trạm trưởng Trạm CSGT Cam Ranh rằng muốn ghé thăm. Trạm trưởng đang ốm nên một sĩ quan của trạm này mời các anh "nhà báo" ghé Nha Trang uống nước theo phép lịch sự.

Bất ngờ, sáng 26-6, một trong hai người gọi điện thoại cho một chỉ huy Trạm kiểm soát giao thông Cam Ranh và nói: “Các anh chẳng coi tôi ra gì. Hôm qua đi uống nước tôi đã báo cho biết là chúng tôi đang đi kiểm tra, thế mà lính của anh đã nhận tiền 100.000 đồng từ lính của tôi trong vai lơ xe tải. Anh nói lính của anh trả ngày tờ bạc ấy cho tôi, tôi đã ghi số sêri rồi”.

Vị chỉ huy này nhã nhặn cảm ơn và cho biết đơn vị sẽ không bao che cho bất kỳ hành vi tiêu cực nào, đề nghị nhà báo cho biết tên của CSGT vi phạm. Long từ chối với lý do: “Lính của anh không mang bảng tên nên tôi không biết tên”. Khi được đề nghị cung cấp thông tin để xử lý, Long hẹn vị chỉ huy này đến quán cà phê Thảo Ly trên đường Trần Phú.

“Tính theo giá Đà Nẵng, 200 triệu đồng”

Tại đây, trong khi vị chỉ huy nói: “Đề nghị các anh giúp đỡ thông tin để chúng tôi làm rõ. Tôi đã yêu cầu tổ tuần tra sáng nay làm tường trình. Tuy nhiên, tuyến quốc lộ dài cả trăm kilomet chạy qua nhiều địa bàn, nếu không có hình ảnh thì không thể xác định người đó thuộc đơn vị nào. Nhỡ anh em cãi thì sao?”. Long hậm hực: “Nếu cãi thì chúng ta chẳng còn gì để nói với nhau nữa”. Nhưng Long cũng nói đại ý nếu biết điều thì sẽ bỏ qua.

10 giờ 20, Long yêu cầu viên chỉ huy CSGT rời quán Thảo Ly và chạy theo ôtô của mình. Đến quảng trường trên đường Trần Phú, Long yêu cầu viên CSGT qua ôtô của mình, bấm kính xuống và bắt đầu thương lượng.

Long gọi cho Thắng: “Ý chú sao? Giờ có thông cảm cho qua không. Nếu chú nói cho qua thì anh sẽ làm việc”. Thắng nói: “Nếu các anh ấy thành khẩn thì cho qua!”. Long tắt điện thoại và quay sang anh CSGT: “Rứa đó! Giờ anh đề xuất đi”. Viên cảnh sát nói Long cứ nêu yêu cầu của mình. Long lại gọi điện thoại cho Thắng hỏi: “Giờ anh ấy không biết ý chú thế nào nên anh muốn hỏi thế chú tính thế nào? Như Đà Nẵng nhé? Ừ… ừ! Sao? Cao hơn Đà Nẵng à?”.

Long quay sang viên CSGT và cho biết: “Anh tính đi. Đà Nẵng nó đưa 200 triệu đấy! Tùy anh thôi. CSGT Đà Nẵng nó đưa 200 triệu mà chưa chắc đã được, có khi phải trả lui đấy. Tụi Đà Nẵng nó đang đau khổ lắm!”.

Khi được trả lời là chỉ định mời nhà báo đi uống nước để hỏi thăm tình hình nên không mang theo tiền, Long hỏi: “Thế bây giờ trên xe của anh có bao nhiêu tiền?”. Viên cảnh sát nói không có, Long bèn cho số tài khoản và yêu cầu chuyển gấp tiền vào tài khoản cho mình. Long còn nói nếu hôm nay thứ Bảy ngân hàng không làm việc thì thứ Hai cũng được. Nếu thứ Hai vẫn không có tiền thì anh ta sẽ làm báo cáo và viết bài gửi tổng biên tập.

Toàn bộ thông tin trên, chỉ huy Trạm kiểm soát giao thông Cam Ranh đã báo cáo ngay cho Đại tá Nguyễn Hiền Dũng, Phó Giám đốc Công an tỉnh Khánh Hòa.

Chiều qua, PV đã liên hệ với ông Nguyễn Tiến Thanh, Tổng biên tập báo Đời Sống và Pháp Luật. Ông Thanh tỏ ra rất bất ngờ và phẫn nộ, cho biết sẽ yêu cầu kiểm tra và có ý kiến sau.

Hai kẻ tống tiền là ai?

Hồ Anh Thắng là phóng viên thường trú tại Huế của báo Đời Sống và Pháp Luật (thuộc Trung ương Hội Luật gia Việt Nam) chứ không hề là trưởng văn phòng như đã tự xưng. Còn Đậu Minh Long sinh năm 1976 tại Hà Tĩnh, thạc sĩ tâm lý, cử nhân Anh văn. Long hiện là giảng viên, trợ lý sau đại học của khoa Tâm lý Đại học Sư phạm Huế.

Chiều qua, trả lời PV, Đậu Minh Long đã thừa nhận hành vi của mình. Ngay sau đó, anh ta điện thoại năn nỉ nhiều CSGT.


Vụ Một nhà báo tống tiền… cảnh sát: Đậu Minh Long: Nhiều CSGT đã chi tiền (?)

Khi nạn nhân của hành vi tống tiền là công an thì đó còn là sự thách thức pháp luật.

Như số báo ngày 26-6 đã thông tin, phóng viên Hồ Anh Thắng của báo Đời sống và Pháp luật và Thạc sĩ Đậu Minh Long (giảng viên Đại học Sư phạm Huế) đã đến nhiều đơn vị CSGT và úp mở rằng đang đi viết bài về CSGT tiêu cực. Long nói với chỉ huy Trạm Cam Ranh rằng mình đã ghi hình CSGT làm sai quy trình và đòi chung chi 200 triệu đồng. Sự việc được Trạm Cam Ranh chủ động báo cáo cấp trên.

Vừa mồi chài vừa dọa

Theo lời kể của một sĩ quan CSGT Trạm Cam Ranh, Đậu Minh Long điện thoại hỏi Hồ Anh Thắng và hai bên cà kê trong điện thoại thống nhất lấy mức tiền mà họ cố làm ra vẻ như CSGT Đà Nẵng đã chịu chung chi để làm giá sàn cho việc ra giá với chỉ huy Trạm CSGT Cam Ranh: “Đà Nẵng nó đưa 200 đấy!”. Vị này hỏi lại: “Hai trăm triệu hả anh?”. Long nói: “Đà Nẵng đưa 200 mà có khi còn không xong!”.

Để thuyết phục vị này chi 200 triệu đồng, Long còn vẽ vời thêm: “Hai tháng trước thằng kia nó đánh một quả ở trạm Kim Liên. Một quả thôi mà 500 triệu đấy. Mà anh biết đưa ở đâu không, phải ra tận Hà Nội để đưa cho tổng biên tập (?)”.

Khi được CSGT này trả lời không mang tiền, Long vớt vát: “Thế trên xe anh có bao nhiêu?”. Cuối cùng Long yêu cầu ngày thứ Hai (hôm nay, 28-6) chuyển cho anh ta 200 triệu đồng vào tài khoản: Đậu Minh Long, số tài khoản 711A-05495006, Ngân hàng Công thương Thừa Thiên-Huế.

Thực hư thế nào cần phải xác minh nhưng thái độ huênh hoang vừa vuốt vừa dọa của Long đã lộ rõ trong cuộc trò chuyện này.

Theo Điều 279 Bộ luật Hình sự về tội nhận hối lộ, việc phạm tội hoàn thành khi đã nhận hoặc sẽ nhận tiền. Ở đây, Long đã trao đổi với Thắng và thống nhất sẽ nhận 200 triệu đồng bằng hình thức chuyển khoản qua ngân hàng vào ngày thứ Hai 28-6-2010.

Sự liên quan của Hồ Anh Thắng

Ngày 27-6, ông Lê Viết Xuân, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Thừa Thiên-Huế, cho biết: Báo Đời sống và Pháp luật chưa đăng ký văn phòng đại diện tại Huế và phóng viên Hồ Anh Thắng cũng không đăng ký phóng viên thường trú tại tỉnh này.

Theo ông Xuân Hồng, Trưởng Văn phòng Nghệ An của báo Đời sống và Pháp luật, thì Hồ Anh Thắng vừa được cử vào Huế mấy tháng nay.

Thắng cho biết chỉ quá giang ôtô của Đậu Minh Long đi Khánh Hòa. Việc Long làm tiền, Thắng không liên quan. Nhưng theo thông tin chúng tôi có được, Hồ Anh Thắng và Đậu Minh Long có sự bàn bạc thống nhất việc đòi tiền. Trên đường đi từ Huế vào Khánh Hòa, Thắng và Long đã ghé rất nhiều đơn vị CSGT và ở đâu cả hai cũng đều xưng là nhà báo cùng một cơ quan báo chí. Long còn xưng là người phụ trách văn phòng Huế của báo và Thắng cũng không hề phản ứng hay đính chính.

Khi Long gặp chỉ huy Trạm Cam Ranh để dọa dẫm đòi tiền, Long đã gọi điện thoại hỏi Thắng: “Ý chú sao?”. Thắng trả lời: “Rứa đi!”. Về số tiền đòi hối lộ, Long cũng xài bài cũ, điện thoại hỏi Thắng: “Như Đà Nẵng, hỉ?”.

Những thông tin trên chúng tôi ghi nhận được từ lời kể của người trong cuộc và chắc chắn sẽ được cơ quan công an làm rõ. Bởi khi nạn nhân của hành vi tống tiền là cảnh sát thì đó còn là sự thách thức pháp luật.

PGS-TS Lê Văn Anh, Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Huế:

Đó là hành vi làm xấu hình ảnh của người thầy, của nhà trường

Tôi rất bất ngờ và bức xúc trước việc làm của thầy giáo Đậu Minh Long. Hành vi ấy đã làm ảnh hưởng xấu đến hình ảnh của người giáo viên và Trường Đại học Sư phạm Huế. Theo như thông tin trên báo Pháp luật TP.HCM, việc anh Long giả danh nhà báo đi tống tiền CSGT là một việc làm vi phạm pháp luật, trái với đạo đức của một thầy giáo. Nhà trường sẽ yêu cầu anh Long tường trình sự việc và sẽ xử lý theo luật cán bộ công chức. Với môi trường sư phạm, nhất là nơi trực tiếp đào tạo những nhà giáo tương lai, chúng tôi không thể dung túng cho bất cứ sai phạm nào của cán bộ, giáo viên trong trường. Thầy Long sẽ bị xử lý nghiêm nếu có kết luận sai phạm.

TRUNG MIÊN

NGUYỄN ĐỨC HIỂN

Ngày mai:

  • Ý kiến của lãnh đạo Công an tỉnh Khánh Hòa, Công an TP Đà Nẵng, Cục CSGT đường bộ - đường sắt.
  • Thạc sĩ Đậu Minh Long bị kỷ luật sau khi nữ sinh viên tố cáo.

    Nguồn Báo Pháp luật
                                                                                     

Nhân dân thành phố Vinh phiền phức với phong trào bắt...Mũ bảo hiểm http://winc100.multiply.com/journal/item/302

T/p VINH : CA CÁC PHƯỜNG KHÔNG CÀN QUÉT BẮT MŨ BẢO HIỂM NỮA


                                                 

                                            Tại TP Vinh ngày 8/5. Ảnh: Chu Mạnh Đường.



Nói đúng hơn là công an các phường ở thành phố Vinh sẽ không "càn quét" đi bắt những người lưu hành xe máy không đội mũ bảo hiểm.Đó là thông tin mới nhất để tạo điều kiện cho bà con có lỡ ra khi lưu thông xe máy vào buổi chập tối không đội mũ bảo hiểm.Cũng là tin rất vui cho các đồng chí CA phường không phải đi rình mò người điều khiển xe máy không đội mũ bảo hiểm để hoàn thành chỉ tiêu mức khoán


Đã từ lâu,tại công an t/p Vinh dều thực hiện mức khoán cho CSGT và CSTT (Mức khoán bao nhiêu không tiết lộ vì mức khoán này thay đổi thường xuyên,tùy theo mùa,chiến dịch,tết v.v...) Nhưng cứ hiểu rằng mức khoán rất cao.Lúc đầu việc khoán này chỉ ở 2 đội CSGT và CSTT nhưng sau này không rõ động cơ nào đó mà việc khoán này giao về tận công an các phường.Ngoài công tác chuyên môn của CBCS ra còn ra ngoài giờ CBCS CA các phường còn phải thực hiện gọi là xử lý vi phạm trật tự giao thông với một chỉ tiêu được ấn định cho cả năm phải hoàn thành xử lý bao nhiêu trường hợp và tất nhiên là phải quy thành tiền bao nhiêu đó.


Tuy nhiên xử lý các lỗi vi phạm giao thông không loại trừ bất cứ một trường hợp nào.Nhưng vì do áp lực khoán nên việc xử lý vi phạm về ATGT thiếu đi tính nhân văn và sự công bằng trong xã hội


Áp lực này trên thực tế một số CBCS không không đồng tình nhưng không ai giám nói.Cũng từ việc làm này đã nảy sinh ra một thực tế hết sức phũ phàng là các đối tượng đua càn lãng lách,không đội mũ bảo hiểm là thanh niên thì không hề xử lý được nhiều.Thậm chí có còi nó vẫn không thèm dừng.mà ngược lại,để có chỉ tiêu các chiến sỹ nhà ta lại phải bắt các đối tượng là phụ nữ,người già có "lỡ" không đội mũ bảo hiểm,hay là cá công chức nhà nước cậy thế "sẽ xin được" cũng gặp phải tình thế nộp tiền mà đi cho xong.


Để đối phó với tình trạng gọi các xếp,người quen xin xỏ,các chiến sỹ nhà ta cũng có những thủ đoạn là lập biên bản ngay,xin mời ký vào biên bản còn xin xỏ thì sau nghiên cứu.Nhưng khổ nỗi khi xin xỏ thì lại bảo biên bản đã lập rồi.Hoặc là yêu cầu người xin phải có mặt.


Không ít trường hợp là vợ công an,vợ các xếp to giở khóc giở mếu mất sỷ diện vì bị phạt mà họ cho rằng bị sỷ nhục.Khi xử lý xong cũng có lời vào tiếng ra nghe không được lịch sự lắm.


Cũng để có nhiều chỉ tiêu,công an các phường cũng hay đi làm vào buổi "Nhất chập choạng,nhì rạng đông" cái giờ này người đi lại nhiều,lại chủ quan công an không đi làm.Mà CS bây giờ cũng khôn cứ anh hùng núp rồi phát hiện là lao xe lên ép đầu và bước đầu là giữ ngay giấy tờ là chắc ăn nhất,sau đó mới hay
Như vậy nói tóm lại việc xử lý vi phạm trật tự giao thông là không thể phủ nhận.Nhưng có điều làm cho người dân bất bình vì việc xử lý này chỉ giành cho những người được coi là chấp hành tốt.Con số thanh niên ngổ ngáo thì không xử phạt được là bao nhiêu.


Cũng xin nói thêm số tiền phạt này nhà nước không thu 1 xu mà trích 100% cho đơn vị chủ quản ra quyết định phạt.Sau đó người ta mới tính toán gọi là cấp tiền xăng cho số CBCS đi làm hưởng mấy phần trăm đó.Tuy nhiên anh em cũng chẳng mặn mà gì với mấy phần trăm này.


Theo một nguồn tin gần đây có đoàn thanh tra của bộ về kiểm tra công tác này và đã cho ý kiến chỉ đạo :Công an phường tạm dừng công tác xử lý vi phạm giao thông như đã vừa làm.Mà công việc này giao cho chiến sỹ chuyên trách về đảm bảo trật tự trên địa bàn mình phụ trách.


Như vậy,đồng bào thành phố Vinh ta từ nay vẫn cứ nên đội mũ bảo hiểm nhưng từ nay đã giảm đi một áp lực khi đi chợ búa và công việc cá nhân.


Xa xa thấp thoáng áo vàng
Nhanh tay về số nhẹ nhàng rút...ví ra



Chúc đồng bào thượng lộ bình an
                                                                                            

"ối trời ơi" chuyện điện ở Quỳnh Phụ - đã sáng tỏ nhiều vấn đề

Báo cáo các pác!

Em vừa vinh hạnh được về Thái Bình điều tra cặn kẽ vụ việc người dân kéo lên huyện "đòi điện". Qua đó mới thấy nhiều thông tin các páo đưa còn kích động và sai lệch nhiều quá. Qua đây, em xin đính chính vài thông tin đã nêu lên "bờ nóc" lần trước và phản ánh thêm vài điều "vãi lều" như sau:

1. Không có chuyện người dân trói giật cánh khỉ, áp giải mấy cha điện lực và cán bộ xã Quỳnh Hội lên huyện như báo đưa đâu. Cũng không có chuyện dân lao thẳng đến cắt điện nhà bác Thao chủ tịch huyện đâu nhé. Sự thật thì dân kéo lên, bác Thao có biết và đường hoàng mở cửa công đường đón dân. Bác ấy cũng đã nỗ lực gọi mấy cha điện lực về giải đáp cho dân nhưng mà ròng rã 6 ngày, các cha hoặc là tắt máy ò í e hoặc là lẩn như chạch. Khổ cho pác Thao, điện thì éo có trong tay mà phải giơ đầu chịu báng, bị dân chửi cho nhục như con...tuât, dân còn gọi bác "ác hơn tê giác" (í quên - ác như Tần Thủy Hoàng). May mà bác kiên trì và mạnh dạn lao thẳng lên tỉnh gặp pác Nguyễn Hạnh Phúc chủ tịch tỉnh. Pác Phúc, cũng khá khen là đã chủ động tổ chức họp ngay, đập bàn giao trách nhiệm cho mấy ông điện phải lo cho dân. Thế rùi sự việc mới được giải toả...

2. Chuyện dân bắt mấy ông điện đi bêu nắng thì giờ còn lung tung lắm, chưa kết luận được. Mấy cha điện lực khi em về thì mếu máo trình bày: "Em bị họ đày nắng, họ còn ném...trứng thối vào em". "Ném có trúgn không?". "Dạ không ạ! HỌ ném về phía em thôi ạ". "Họ còn doạ nạt bắt bọn em ra phơi nắng cứ 3 người một lượt, mỗi lượt 40 phút". "Ai bắt các anh ra phơi nắng?". "Dạ! Dân họ cử một người ...điên, dáng vẻ tâm thần ra doạ bọn em ạ". (Ặc ặc, chịu các pác thôn Đông Xá, cử người điên ra chiến đấu thì có gây án mạng có lẽ chính quyền vẫn pó tay seo khép nổi luật hình sự).

Còn khi em hỏi dân thì mấy pác dân cãi bai bải: "Tôi thề nếu chúng tôi bắt họ ra phơi nắng thì tôi làm con cho chú. Chú bắt tôi ăn c. tôi cũng ăn". "Chúng tôi bắt họ thế làm gì, tôi còn đi mua bánh mì, mua chè xanh o độ cho họ ăn uống, chúng tôi chỉ giữ họ lại thôi, khi nào họ cam kết xong rồi cho về", "Còn có cả bác Năng trung ta công an ở đó, tụi tôi mà bắt mấy ông điện phơi nắng chắc là anh Năng vả vỡ mồm rồi". "Chú không tin hả, hỏi anh Năng thử coi".

Hỏi bác Lộc Giám đốc Điện lực Thái BÌnh thực hư chuyện này thế nào, pác Lộc cười: "Gian như dân các chú tin làm gì?". "tôi thì cứ nghe paó cáo của điện lực huyện nó thế". Nói rồi nhưng pác Lộc cũng giật mình, gọi điện cho ông Thành chi nhánh điện Quỳnh Phụ quát tháo om sòm, chỉ đạo cho 10 người bị phơi nắng phải viết tường trình ngay...

Thế mà em éo hiểu kác pác páo khác, đặc biệt là VNN, Nông thôn, Thanh niên, Lao động đưa như đúng rùi? Nhưng em cũng lạ ở chỗ các pác bảo dân bắt nhà đèn phơi nắng, sao éo thấy các pác chụp được cái hình nào. Làm ăn kiểu này thì chết, các pác viết thế chỉ khổ em. Vừa về đến Quỳnh Hội, mấy bà ở gốc đa ra chửi xa xả: "ĐCM mấy thằng nhà văn nói láo, nhà báo nói phét, cút hết con mẹ chúng mày đi". May mà mặt em nó dày rùi nên dân cứ nói, ta cứ,...tác nghiệp

3. Còn chuyện bi hài nữa là ở Quỳnh Phụ có chuyện nhà dân tối om nhưng nhà lãnh đạo sáng trưng. Chuyện này các pác chịu khó đọc thêm trong bài em viết nhé:

Vũ Đức Loã ở xóm 11, thôn Đông Xá, xã Quỳnh Hội và nhiều người dân khác bức xúc “bật mí” với chúng tôi: Giữa thời buổi “đói điện”, ở Quỳnh Phụ vẫn có hai địa chỉ được ưu ái đặc biệt, ít bị mất điện hơn nhiều nơi khác. Đó là khu vực có đường dây điện liên quan đến nhà Chủ tịch huyện Phạm Tiến Thao và Phó chủ tịch UBND tỉnh Phạm Văn Sinh. Anh Loã còn nói: “Chúng tôi đã rủ nhau đạp xe lên tận thị trấn Quỳnh Côi và thôn An Ký, xã Quỳnh Minh để “tham quan”, tìm hiểu xem bằng cách nào mà khi khắp nơi mất điện nhưng nhà những ông lãnh đạo này thì vẫn có điện đàng hoàng?”.

          Ông Vũ Nhâm Thành, Giám đốc điện lực Quỳnh Phụ thừa nhận chuyện ở thị trấn Quỳnh Côi có một đường dây truyền tải điện phục vụ các cơ quan công quyền của huyện có đi chung với vài chục hộ dân thị trấn, trong đó có cả hộ gia đình ông Phạm Tiến Thao là có thật. Đường dây này có sự ưu tiên hơn các khu vực thông thường, được cấp điện trong giờ hành chính nên rất ít khi bị cắt điện. Tuy nhiên, ông Thành phủ nhận việc các hộ dân nộp tiền “điện lộ” cho chi nhánh điện lực Quỳnh Phụ để được mắc điện vào đường dây ưu tiên này. Ông Thành giải thích đường dây này đã có từ năm 2001, dài khoảng 400 mét nhưng nhiều năm qua không tách giữa các hộ dân và khối hành chính bởi vì “thiết kế từ trước nó thế”. Ông Phạm Tiến Thao cũng thừa nhận có chuyện này và rất “bức xúc” vì sự làm ăn luộm thuộm của ngành điện để ông “mang tiếng”, đường dây đã được lắp từ trước khi ông làm chủ tịch huyện Quỳnh Phụ. Giám đốc Công ty điện lực Thái Bình Nguyễn Đình Lộc cho biết, ông Nguyễn Hạnh Phúc, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình cũng đã hỏi ông Lộc về việc có hay không sự “ưu ái” này. Ông Lộc đã cho kiểm tra và từ ngày 23-6 đã cử người thi công, tách đường dây điện khối hành chính huyện Quỳnh Phụ ra khỏi đường dây của một số hộ dân để tránh sự “so bì”.

          Sự việc như thế đã ngã ngũ nhưng rõ ràng không thể không đặt câu hỏi về sự “vô tình hay cố ý” có một đường dây “nhạy cảm” như vậy! Tại sao trong bối cảnh thiếu điện, hàng triệu nông dân khốn cùng vì mất điện thì ở giữa một thị trấn vùng lúa lại có một khu phố có vài ba chục hộ (trong đó đa số là cán bộ) được “ăn theo”, có đường dây “ký sinh” trên đường dây điện công. Từ đó, tạo nên nghịch cảnh, cùng một dãy phố, bên này mất điện, bên kia hàng chục hộ dân, trong đó có nhà chủ tịch huyện điện vẫn sáng choang! Nghịch lý này nguyên nhân dẫu là do “vô tình” thì cũng khó chấp nhận, nó dễ tạo ra cảm giác và dư luận bất bình về sự bất công mà lẽ ra những người cán bộ, nếu có trách nhiệm và gương mẫu thực sự, không thể không nhìn nhận ra điều đó.

          Tương tự như vậy là sự việc xảy ra tại thôn An Ký, xã Quỳnh Minh quê ông Phạm Văn Sinh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình. Chúng tôi đã có mặt ở thôn này, nhiều người dân cho biết, đúng là thôn có một đường điện mới lắp đầu tháng 6, chạy được gần một tuần đúng vào thời điểm cao điểm cắt điện. Cả thôn bỗng dưng được “lộc”, không bị cắt điện như nhiều thôn khác. Cũng có nhiều người xì xào: “Nhờ ông Sinh Phó chủ tịch tỉnh quê ở thôn này. Đúng là một người làm quan, cả làng được nhờ. Nhưng thực hư thế nào, ông Sinh có chỉ đạo không thì chúng tôi không biết?”.

          Khi chúng tôi đặt câu hỏi việc này với ông Nguyễn Đình Lộc, ông Lộc rất ngạc nhiên, không nắm được thông tin này. Ông vội vàng cho gọi ông Trần Quốc Tuấn, Trưởng phòng điều độ điện lực lên xác minh sự việc. Ông Tuấn tiếp tục…gọi điện kiểm tra và được biết: Đây là sự ngẫu nhiên, có một dự án đường dây mới gọi là đường dây “35” chạy qua nhiều xã, nhiều thôn với chế độ cắt điện ít hơn đã “vô tình” “ăn” vào thôn An Ký. Để cắt điện hệ thống đường dây 35, ngành điện lực phải xuống trực tiếp cắt từng trạm biến thế hoặc phải cắt cả hệ thống. Nhưng khu vực thôn An Ký đến nay cũng đã bị cắt điện “bình đẳng”, không còn cảnh cùng một xã, thôn này có điện, thôn kia không có!

          Như vậy là câu chuyện “dân mất điện tối om, nhà lãnh đạo vẫn…sáng choang” đã được đá quả bóng trách nhiệm cho sự…vô tình, ngẫu nhiên ấy mà! Nhưng cũng thật đáng suy nghĩ khi sự vô tình, ngẫu nhiên ấy lại xảy ra “hơi bị nhiều” ở Thái Bình. Tết 2009, cũng xảy ra chuyện đèn trời làm cháy biến thế, hàng loạt xã mất điện, riêng xã có nhà bí thư một huyện thì lại được sửa chữa, khắc phục sự cố rất nhanh, còn hàng chục xã khác phải chịu cảnh “tối như đêm 30” sang đến tận trưa mùng Một Tết!(?!).

          Một nhà máy thép quan trọng hơn…2 triệu dân?

Nhiều người dân bức xúc cho rằng nhà máy thép Shengli của Trung Quốc (Khu CN Cầu Nghìn - Quỳnh Phụ) đã tiêu gần hết lượng điện của tỉnh Thái Bình. Trong báo cáo của Điện lực Thái Bình, sản lượng điện tiêu thụ của nhà máy thép Shengli là 0,9 triệu KWh/ ngày, trong khi của toàn tỉnh Thái Bình là 2-2,1 triệu KWh/ ngày. Tuy nhiên, Giám đốc Điện lực Thái Bình phủ nhận điều này, ông Lộc cho biết nhà máy thép Shengli được Tổng công ty Điện lực Miền Bắc phân bố sản lượng điện riêng, không liên quan đến sản lượng điện của tỉnh Thái Bình. Nhà máy này đã hoạt động từ tháng 7-2009 và tự họ đã đi “vận động”, xin được nguồn điện 110KV riêng, không thuộc lượng điện cấp cho Thái Bình. Song ông Lộc cũng cho biết, trước những khó khăn của nông dân, chính quyền các cấp ở tỉnh Thái Bình, huyện Quỳnh Phụ đã làm việc với Công ty thép Shengli, đề nghị họ “chia sẻ” với nông dân bằng cách ngừng sản xuất 5 ngày, sau đó tiếp tục đề nghị họ ngừng thêm 5 ngày nữa, nâng tổng số thời gian ngừng hoạt động là 10 ngày, kể từ 25-6. Nhờ đó, mỗi ngày EVN sẽ cấp thêm cho tỉnh Thái Bình khoảng 350.000 triệu Kwh điện để cung cấp cho bà con (cứ 150.000 triệu KWH sẽ giúp cấp thêm 2 giờ điện cho toàn tỉnh Thái Bình).

Theo phân tích trên thì có thể thấy, sở dĩ hiện nay bà con nông dân Thái Bình tạm thời qua cơn bĩ cực điện bi đát nhất chính là nhờ sự “san sẻ” của Shengli. Song cũng chính từ đây cho thấy, phải chăng đã có sự bàng quan, thờ ơ với cuộc sống của nông dân khi phân phối điện. Lẽ nào cuộc sống sinh hoạt, sản xuất mùa vụ cao điểm của 1,9 triệu dân tỉnh Thái Bình lại không được coi trọng hơn sản xuất của một nhà máy thép. EVN khi thực hiện vai trò phân phối điện đành rằng chủ trương ưu tiên cho công nghiệp là đúng nhưng không thể quá máy móc, vô cảm như vậy. Hầu hết người dân được hỏi đều chia sẻ, sẵn sàng chấp nhận việc cắt điện khi điện cả nước đều thiếu. Nhưng sẽ là hợp lý hơn khi mỗi ngày ít ra việc cắt điện đó chia ra nhiều lần, để có những thời gian cần thiết cho người nông dân nấu cơm, bơm nước, tắm rửa trong vụ mùa.

Năm 1994, Thái Bình từng lập kỷ lục là tỉnh đầu tiên trong cả nước phủ sóng mạng lưới điện tới toàn tỉnh. Vậy mà sau 16 năm, câu chuyện điều hành mạng lưới ấy vẫn nổi cộm quá nhiều bài học, nhiều việc thuộc dạng “chuyện dài nhiều tập” với những khối u của ngành điện rất cần được giải phẫu!

4. Nói chung có rất nhiều chuyện nhưng em thấy vụ việc này khá hay, mà sao các bác không làm mạnh, làm rõ hơn. Dân sai thì phải nói là sai, điện sai nói điện sai. Hay các pác ở Hà Nội điện điều hoà lạnh tê người nên chả còn nghĩ gì nữa


Nguyễn Văn Minh