Chủ Nhật, 30 tháng 5, 2010

NGÀY 1/6 : HÌNH ẢNH TRẺ EM HÔM NAY...


Pháp luật!





Lang thang


Thiếu chăm sóc

Hàng trăm vết thương lở loét trên thân thể cháu bé mới 14 tuổi : Hào Anh


Mô tả ảnh.


Chính nó là thủ phạm


Ai đã hành hạ em?


13 năm,em Bình bị hành hạ như thế này giữa thủ đô




Bé Hảo bị cắt gân



Thiếu nước-30 triệu trẻ em (72%) không được tiếp cận vệ sinh đầy đủ.

Cháu Hùng ở Bình Phước



Bệnh tật


Chưa biết gì

Em Dũng ở Nghi sơn bị đạn bắn chết nằm tại nhà xác






Vẫn hồn nhiên nhưng nhìn về đâu



Quân địch đánh ra, quân ta đánh vào ào ào như lá tre rụng, đồng chí phe ta đánh thằng cha phe nó ghê hết sức.... Kết qủa: Sau 55 ngày đêm chiến đấu oai hùng, ngày 7-1-1991, phe ta thắng phe nó, chúng ta đã giết sống được 16,200 chúng nó, phanh thây 62 máy bay (em quên mất tên của máy bay, xin cô thông cảm)"
Em hãy tả con lợn nhà em:
"con lợn nhà em đầu tròn như quả bóng da, người nó hình cái hộp các-tông còn cái đuôi thì giống cái chân chống xe máy!"

commentaire: thời buổi này, có nhà nào có lợn đâu mà tả.
---
Em hãy tả bạn em
"bạn em ko cao ko thấp, trung bình. bạn em ko gầy, ko béo, trung bình. bạn em ko đen ko trắng, trung binh. bạn em ko giỏi ko kém, trung bình..."
commentaire: điệp ngữ đây, điệp ngữ đây.
---
Em hãy tả đêm giao thừa
"em bước ra sân để chuẩn bị thắp hương giao thừa. ánh trăng tròn vằng vặc soi rõ khu tập thể, làm những chiếc lá sáng lên loang laóng..."
commentaire: bốc phét quá đà. theo lịch mặt trăng thì đêm giao thừa ko có trăng.
---
Em hãy kể lại tác phẩm Tắt đèn của NTT
"Chị Dậu rón rén bưng bát cháo hành vào cho anh Pha ăn"!!!!
commentaire: trong văn học 30-45, nhẫm lẫn là chuyện thường tình.!
---
Em hãy tả con gà trống nhà em
"chú trống choai nhà em lớn nhanh như thổi, càng lớn chú càng giống gà mái " !?
commentaire: tội nghiệp trẻ con bây giờ, ít được gần với tự nhiên, cây cỏ, động vật
---
Trích bài văn bình tác phẩm Tắt đèn
"Chị Dậu, như người ta vẫn nói 'con giun xéo lắm cũng quằn', đã nói với bọn lính lệ như thế này 'Mày động vào chồng bà đi, rồi bà cho bà cho mày xem'. Và chị cho chúng nó xem thật."
Không hiểu là xem cái gì nhỉ?
---
"áng văn" độc đáo
"Nhà em có một con gà. Buổi sáng thức dậy, nó nhảy từ dưới đất lên nóc chuồng, rồi lại nhảy lên đống củi, vỗ cánh và gáy ầm ĩ. Tức mình, em ném nó què chân".
Comment: Có lẽ em này chuyên đọc những truyện tranh kiểu như: "Ðấm! Ðá! Hự ! Bụp!..."
---
Tả sinh hoạt một buổi tối ở gia đình em
"Ăn cơm xong, bố em ngồi uống nước, mẹ em thì rửa bát, còn chúng em cất xoong nồi. Bỗng điện phụt tắt. Bố em bảo: 'Thôi, hôm nay lại mất điện, cả nhà mình đi ngủ sớm!'"
Comment: Có khả năng nhà học sinh này ở khu vực hay bị ông điện cắt đột xuất.
---
tả cô giáo
"Chiều dài của cô giáo em là..., chiều rộng của cô giáo em là..."
Comment: Một học sinh giỏi toán của lớp,! bố ; mẹ suốt ngày bắt "làm toán đi" ·
---
"Tưởng tượng mình là Thánh Gióng lên tâu với Ngọc Hoàng những việc mình đã làm dưới trần gian"
"Lên đến cổng trời, ta gặp ngay ông Thiên Lôi, ông ấy cười khà khà vỗ vai ta và rủ ta vào nhà ông ấy làm vài chén rượu cho đã"
---
tả tiết học trong lớp
"... Cô giáo em đang giảng bài, bỗng nhiên có tiếng gõ cửa như làm ám hiệu: Cạch... cạch... cạch. Và sau làn kính mờ là một bóng đen đứng lặng im. Cô giáo em rón rén ra mở cửa, cả lớp im lặng hồi hộp... Trời! Thì ra là bác hội trưởng hội phụ huynh của lớp..."
Comment: học sinh mê truyện trinh thám ·
---
"Em hãy tả bà nội thân yêu trong gia đình em"
"... Bà nội em rất hiền. Mắt bà một mí nhìn sụp xuống. Bà khoái ăn trầu, ngày nào cũng ăn, nhổ ra cái nước đỏ lòm. Bà rất thích đánh em vì em hay trốn ngủ trưa. Cái roi bà giấu sau cánh cửa. Bà sai em đi mua cho bà ly chè sương sa, bánh lọt. Vừa đi em vừa húp bớt lớp nước dừa ở trên vì nó béo lắm. Về nhà nhìn ly nước, bà sai em ra xin thêm nước dừa và chê bà bán hàng hà tiện nước dừa. Em đâu có dám xin thêm. Bà em rất cao. Thân bà cao bảy thước. Gần nhà em có mấy cái cô bán bia ôm, buổi trưa hay la lối, cười giỡn om sòm với mấy cái ông lạ hoắc ở đâu tới. Bà tức lắm, chống! nạ ;nh chửi qua. Mấy cô thấy bà cao lớn, không dám chửi lại"
Comment: học sinh "tả thực"
---
giải thích câu tục ngữ "Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh"
"Câu tục ngữ nói lên sự dã man của bọn giặc cướp, khi đã tràn vào làng mạc, nhà cửa thì không cứ đàn ông, mà cả đàn bà, trẻ em chúng cũng đánh đập, hành hạ..."
---
giải thích câu tục ngữ "Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ"
"Câu tục ngữ cho thấy sự thông minh của loài ngựa, chúng thấy có một con bị đau là cả bọn bỏ ăn ngay, để đề phòng bệnh lây lan qua đường tiêu hoá"
---
Tả đôi mắt của ông:
"Mắt ông em lờ dờ, lòng đen đã mờ dần em nhìn vào mắt ông hình như tất cả đều trắng dã"!
---
*/ Chuyện kể về một anh sinh viên người Hung sang Việt Nam làm nghiên cưú sinh môn tiếng Việt.
Cuối đợt nghiên cứu trường ÐHQG Hà Nội tổ chức một kì thi gọi là kiểm tra trình độ của từng nghiên cứu sinh. Ðề văn ra như sau:
"Anh (chị) hãy giải thích câu ca dao:
Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Thiên Mụ, canh gà Thọ Xương."
Ðọc xong đề, anh chàng sinh viên khoái trí lắm vì nghĩ rằng không có gì là khó, nhất là khi anh có mang theo cả từ điển. Sau một hồi tra cứu chảy nước mắt, xem ra anh ta đã tường tận nhiều điều:
"Gió đưa (được) cành trúc" thì ắt hẳn phải là gió to, ý hẳn là có bão.
Với từ "la" anh phân vân giữa hai cách hiểu:
+"la" là sự kết hợp giữ lừa và ngựa.
+"la" anh đoán rằng đề đã in sai, phải là lao mới đúng. Và anh đã chọn cách hiểu này.
"Ðà" là thanh tà vẹt để tàu có thể chuyển động trên đó.
"Thiên mụ" : đàn bà trời - ý hẳn là vợ trời.|
" Thọ" : nhiều lần (lâu)
Và cuối cùng anh ta đã cho ra đời một sản phẩm bất hủ:
“Trời nổi cơn bão lớn
Lao xuống tà vẹt đường
Vợ trời đánh một tiếng chuông
Canh gà húp vội, hóc xương mấy lần”
---
Ðề bài: Em hãy phân tích nghệ thuậ! tả người của Nguyễn Du trong tác phẩm Truyện Kiều
Bài làm của một học sinh lớp 9 ở tỉnh Bình Dương có đoạn viết như sau: "...Nguyễn Du có thể nói là sư phụ trong việc sử dụng nghệ thuật biến hoá (?). Ông tả Từ Hải thiệt "ngầu": "vai năm tấc", " thân mười thước"- y như ông Thần Ðèn (chứ ngoài đời làm sao có thiệt). ông tả chỗ này còn độc đáo hơn: "Râu hùm, hàm én, mày ngài". Trên một nhân vật có tới ba đại diện loài vật: hổ-chim-bướm. Thật tài quá xá! "
Lời phê của giáo viên: Dùng từ ngữ cẩu thả; phân tích bậy bạ; tưởng tượng loạn xạ; thiệt cũng "tài quá xá"! 1 điểm. ·
---
Ðề bài: Em hãy ghi lại sự giằng xé, quằn quại trong nội tâm của Văn sĩ Hộ (Ðời Thừa)
Bài làm: Văn sĩ Hộ sinh trưởng trong một gia đình có truyền thống thể thao, các anh em của Văn sĩ Hộ đều là những cầu thủ xuất sắc trong đội hình đội tuyển Sông Lam - Nghệ An. Ðặc biệt là người anh cả văn Sĩ Hùng- người đã ghi nhiều bàn thắng quan trọng cho đội tuyển Việt Nam tại Seagames 19 và Tiger Cup 98...Thử hỏi con người "tài không cao, phận thấp, chí khí uất" sống trong một gia đình toàn những người nổi t! iế ng và tài năng như vậy thì làm sao Văn Sĩ Hộ có thể thoát khỏi sự giằng xé, quằn quại trong nội tâm - không "Ðời thừa" sao được ???
---
Bình về tấm lòng người mẹ của bà cụ Tứ trong chuyện " Vợ nhặt" của nhà văn Kim Lân..
"Trong cuộc sống sinh hoạt đời thường, hàng ngày chúng ta đã từng được thưởng thức rất nhiều loại lòng, như lòng lợn, lòng chó, lòng gà, lòng vịt" chúng đều rất ngon và có vị riêng biệt khác nhau, nhưng tất cả đều không thể bằng lòng.... mẹ."
Lời phê của thầy giáo: "vào đề so sánh khập khiễng, nhưng rất bất ngờ"(O điểm)
---
Đề 1: Viết về nhân vật Thúy Kiều
"Thúy Kiều là 1 người con gái tài sắc vẹn toàn, song nàng đã bị chế độ phong kiến vùi vào đống bùn nhơ. Đến nỗi, chịu không nổi, nàng đã nhảy xuống sông Tiền giang tự vẫn. May thay lúc đó có một bà đảng viên đi công tác về, bà liền nhảy xuống sông cứu nàng. Sau đó, Kiều giác ngộ và đi theo con đường Cách Mạng."
---
Đề 2:"Em hãy phát biểu cảm nghĩ của mình về việc Nguyễn Du đã để lại cho chúng ta tác phẩm Kiều".
Một bạn lớp 11 PTTH Cái bè, đã viết: "... Nguyễn Du là lão tiền bối của chúng ta. Mặc dù tiền bối đã sớm ra đi vào một chiều gió lạnh, nhưng vẫn làm chấn động cả giới hậu bối của chúng ta, qua bí kíp võ công "Vương Thúy Kiều" hay còn gọi là "Đoạn Trường Thất Thanh". Bằng chứng là qua các kỳ thi, pho bí kíp này lại xuất hiện và làm "thất điên bác đảo" cả giới "hậu bối" chúng ta ..."
---
Đề 3:"Em hãy tường thuật lại diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ".
Bài làm của 1 học sinh lớp 9 trường PTCS cấp 2: ".... Quân địch đánh ra, quân ta đánh vào ào ào như lá tre rụng, đồng chí phe ta đánh thằng cha phe nó ghê hết sức.... Kết qủa: Sau 55 ngày đêm chiến đấu oai hùng, ngày 7-1-1991, phe ta thắng phe nó, chúng ta đã giết sống được 16,200 chúng nó, phanh thây 62 máy bay (em quên mất tên của máy bay, xin cô thông cảm)"
---
Đề 4:"Trong các tác phẩm em đã học và đọc thêm, em thích tác phẩm nào nhất ? Vì sao ? Hãy chứng minh ?"
Bài làm của bạn NAT, lớp 10B PTTH, đã viết: " Trong kho tàng văn học VN, ca dao dân ca rất giàu tình nghĩa... Trong các tác phẩm đó em thích nhất là tác phẩm "Tắt đèn" của chị Dậu. Vì nó đã thể hiện tinh thần chống lại sự bóc lột phụ nữ của chế độ phong kiến. Chứng tỏ chị đã bán con và chó để thể hiện tinh thần kiên quyết đó..."
---
Đề 5: "Em hãy phân tích trình tự diễn biến tâm trạng nàng Kiều trong đoạn trích "Những nỗi lòng tê tái."
Bài làm của bạn NCT, lớp 10A PTTH Phú Nhuận, có đoạn đã viết: "Nay hoàng hôn đã lại mai hôn hoàng". Qua đó ta thấy tên khách họ Hoàng thật là tàn nhẫn, hắn hôn Thúy Kiều đã rồi lại bắt Kiều hôn lại , làm cho Kiều ngày càng biến thành gái lầu xanh chuyên nghiệp, muốn ngóc đầu lên cũng không nổi..."
---
Đề 6:"Em hãy cho biết sự bất công của phụ nữ dưới chế độ phong kiến. Bằng các tác phẩm đã học của Hồ Xuan Huong, Nguyễn Du, hãy chứng minh ?”
Một bạn tên Hoài Nhân, lớp 9 PTCS viết: "Sự bất công của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến đó là: Họ không được tham dự bóng đá quốc tế, họ không được lái xe nhất là các loại xe con, xe gắn máy . Ngày nay, quyền giải phóng phụ nữ đã được củng cố. Hàng năm người ta lấy ngày 8/3 làm quốc khánh phụ nữ.."
---
Đề 7:"Sau khi đọc tác phẩm "Tắt đèn" của Ngô Tất Tố, em có suy nghĩ gì về nhân vật chị Dậu?"
Bài làm của bạn NHT lớp 10B, viết: "Sau khi chiêu xong tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố, em có suy nghĩ như sau: Chị Dậu là một nàng con gái có bộ lòng yêu chồng, thương con cực đại. Nàng ta rất chi dũng cảm, không sợ roi vọt. Chẳng hạn, khi thấy chồng bị đánh đập, nàng hùng dũng chưởng lại bằng mấy cú ka-ra-tê hết sức đẹp mắt... "
---
Đề 8: "Trong bài Bình Ngô Đại cáo của Nguyễn Trãi, đoạn thơ nào đã nói lên sức mạnh và khí thế dũng mãnh của quân ta trong cuộc kháng chiến?"
Một bạn nam đã viết: Đoạn thơ sau nói lên sức mạnh và khí thế dũng mãnh của cha ông ta: "Đánh 1 trận giặc không kinh ngạc, đánh 2 trận tan tác quân ta"
---
Đề 9: "Anh chị hãy phân tích hình ảnh người lính VN qua thơ ca kháng chiến chống Mỹ" ( điển hình như bài thơ Dáng đứng Việt Nam của Lê Anh Xuân)
"Người lính của Lê Anh Xuân là một nét đẹp trong muôn vàn cái đẹp của người lính. Tuy đã gục ngã, nhưng anh cố bò mà ngồi dậỵ.. Anh ngã xuống đường băng Tân Sơn Nhất, Anh xỉu rồi anh giải phóng quân ơi, Nhưng anh gượng ngồi trên xác trực thăng và chết đứng trong khi đang đứng bắn"
Bài làm của 1 bạn lớp 12 ở Bến tre, viết:
"...Trên đường băng Tân Sơn Nhất, 1 anh giải phóng tự nhiên nằm đó. Một chị đi ngang thấy anh tự nhiên nằm nên lại rờ vào mình anh và lắc lắc mấy cái, chị thấy anh nằm im nên nghĩ anh đã chết... Anh giải phóng quân mất đi trong mình không có 1 thứ giấy tờ, một tấm ảnh nào, kể cả giấy chứng minh nhân dân cũng không có..."
---
Đề 10: "Em hảy cho biết ý nghĩa của câu thơ "Bàn tay ta làm nên tất cả, có sức người sỏi đá cũng thành cơm".
"Theo em nghỉ thì nếu hiểu suông thì câu này rất tối ưu là vô nghĩa vì sỏi đá thì khó có thể biến thành cơm được trừ phi các nhà khoa học VN đã chế tạo ra một chất hóa học nào mà có thể biến được sỏi và đá thành thực phẩm. Còn nếu đi sâu vào ý nghĩa của câu thơ này, chúng ta phải thấy ngay là đây không phải là những sỏi đá bình thường mà theo em nghỉ thì tác giả muốn đề cập tới các mỏ đá quí của đất nước ta. Vì chỉ có đào mỏ lấy đá quí thì mới có giá trị và có thể bán để mua cơm ăn mà thôị Và chẳng những đào được đá quý có cơm ăn mà còn dư tiền mua mấy trăm gram thịt xào lên làm món mặn và có một tô canh nóng hổi nữa."

Khẩn trương khen 3 đ/c PC 47 CANA bị đối tượng bắn thủng bụng http://winc100.multiply.com/journal/item/257/257

VỤ NGHI SƠN :NHỚ VỤ CẦU CHƯƠNG DƯƠNG TỬ HÌNH 1 CẢNH SÁT

VỤ ÁN CẦU CHƯƠNG DƯƠN: 3 PHÁT ĐẠN,1 MẠNG NGƯỜI


 Một ngày đầu năm 1993, một người đàn ông tìm đến gặp tôi. Anh là Nguyễn Văn Lát, bố của nạn nhân Nguyễn Việt Phương. Giọng mệt mỏi, phẫn uất, anh kể lại: Như thường lệ, Phương chở bọc tiền sang Gia Lâm. Khi đi qua cầu Chương Dương, em bị một cảnh sát giao thông chặn lại. Sau tiếng súng nổ, em Phương bị bắn chết.


Oan hồn báo mộng? 

Nguyễn Việt Phương làm việc cho một công ty liên doanh sản xuất tivi Etron. Khi đó, hệ thống ngân hàng của Việt Nam hoạt động chưa tốt, nên các giao dịch chuyển tiền ở Việt Nam chủ yếu là trực tiếp, không qua ngân hàng.  Nhiệm vụ của em Phương là hàng tuần, chở bằng xe máy một bọc tiền khoảng 50 triệu đồng qua cầu Chương Dương, sang Gia Lâm, giao cho một phi công để người này hôm sau mang tiền vào thành phố Hồ Chí Minh.

 

Khoảng 7 giờ tối một ngày cuối năm Âm lịch, đầu năm Dương lịch 1993, (ngày 29 tháng 2 năm 1993), như thường lệ, Phương chở bọc tiền sang Gia Lâm, khi đi qua cầu Chương Dương, thì bị một cảnh sát giao thông gác ở đầu cầu chặn lại. Sau đó có tiếng súng nổ, và em Phương bị bắn chết. Công an Hà Nội đã kết luận đây là vụ chẳng may gây chết người trong khi thi hành công vụ. Nhưng theo anh Lát, đây là một vụ cướp không thành. Con anh bị bắn chết, nhưng bọc tiền 50 triệu chưa kịp bị lấy đi vì khi đó có một số nhân chứng chạy đến cấp cứu cho em Phương. Anh Lát đã đến tất cả các báo ở Hà Nội nhờ can thiệp, nhưng đều bị từ chối.

  Đọc đơn thư khiếu nại và bản trả lời của công an Hà Nội, tôi linh tính có chuyện mờ ám trong vụ này. 

                                           
                                Ông Nguyễn Văn Lát, bố nạn nhân Phương.

 Một buổi tối, chúng tôi đến nhà anh Lát, nằm ở ven sông Hồng, gần cầu Chương Dương. Ngôi nhà nhỏ 2 tầng, lụp xụp, mùi hương khói nghi ngút. Anh kể vào cái đêm định mệnh đó, anh đã chạy đến tất cả các bệnh viện và khi đến bệnh viện Việt Đức, anh mới  nhận ra con trai anh, Nguyễn Việt Phương, nằm trong nhà xác, hai lỗ mũi nhét hai cục bông.

 

Vợ anh Lát nghẹn ngào bổ sung thêm câu chuyện. Sau khi biết con bị bắn chết, gia đình anh Lát lên Sở công an Hà Nội đề nghị giải thích về nguyên nhân cái chết của Phương. Nhưng họ đã không cung cấp bất cứ thông tin cụ thể nào.

 

Buổi tối hôm phát hiện xác con ở nhà xác, vợ anh Lát nằm mơ thấy con trai hiện về. Không nhìn rõ mặt con, nhưng chị nghe thấy rất rõ con mình nói: “Mẹ ơi, con bị thằng cảnh sát giao thông nó giết ở cầu Chương Dương. Thằng ấy nó có nốt ruồi ở mặt...”. (Sau này ở phiên tòa xử viên trung úy cảnh sát giao thông Nguyễn Tùng Dương, thủ phạm bắn chết em Phương, chúng tôi để ý thấy Dương có nốt ruồi ở bên mặt).

 Gia đình anh Lát làm một mâm cỗ cúng, đặt trên cầu Chương Dương, hi vọng nếu có ai đó biết rõ sự việc sẽ nói cho gia đình anh biết. Nhiều người đi qua lại trên cầu Chương Dương, thấy lạ, dừng lại xem. Chợt có 2 anh xe ôm đến, nói là chỗ xảy ra vụ án mạng không phải là đoạn này, mà là ở đoạn kia cơ. Đó là 2 người xe ôm, nhân chứng duy nhất của vụ án.  

Những nhân chứng quan trọng

 

Buổi tối hôm xảy ra vụ án mạng, 2 anh xe ôm đang trên đường về nhà. Trời rét và đang là ngày giáp tết, nên họ về nhà sớm. Khi đang đi trên cầu Chương Dương về phía Gia Lâm, chợt họ nghe thấy có tiếng kêu yếu ớt “cướp, cướp, cứu với”. Tiếng kêu từ phía bên kia cầu vọng lại, phía đường đi về Hà Nội. Hai anh xe ôm dừng xe lại. Một anh nguyên là giáo viên dạy võ nói để mình sang bên kia cầu xem có chuyện gì.

 

Anh là người giỏi võ, nên có bản lĩnh, không sợ nguy hiểm. Khi leo qua hàng lan can chắn giữa cầu, nhảy sang phần đường bên kia, thì anh thấy có một người nhỏ bé lảo đảo lao lại phía anh, ôm lấy người anh, nói nhỏ, yếu ớt “cướp đấy, cứu em với”, rồi gục xuống đường. Anh xe ôm thận trọng đứng đề phòng, thì nhìn thấy một người đứng gần đấy, đội mũ công an. Có 2 chiếc xe máy đậu, quay đầu về phía Hà Nội.

 

Lúc này anh yên tâm vì thấy có công an, nên cúi xuống nâng người bị nạn dậy. Anh thấy có nhiều máu. Lúc đó, bạn anh cũng chạy sang. Theo một phản xạ tự nhiên, hầu như vô thức, anh xe ôm biết võ hỏi người cảnh sát :“Ông bắn nó à?” - “Không”, người cảnh sát trả lời. “Không thì tại sao người nó ra nhiều máu thế này?”, anh xe ôm lại hỏi. Khi đó người cảnh sát mới trả lời “ừ”.

 

Anh xe ôm thứ hai lúc đó nhặt được một ống sắt có nhiều lỗ và đôi dép.  Anh tiến lại một cái xe máy, thấy có một bọc to. Anh xe ôm thứ hai tò mò lấy tay nhấc nhấc chiếc túi. Viên cảnh sát vô tình nói :“tiền đấy”. Sau này dư luận đã xoáy vào câu hỏi tại sao cái bọc kín đó mà viên cảnh sát biết là “bọc tiền đấy”. Và theo anh xe ôm, thì khi đó bọc tiền nằm ở chiếc xe máy mới hơn, tức chiếc xe máy của viên cảnh sát, chứ không phải nằm ở chiếc xe máy cũ, tức chiếc xe máy của em Phương.

 

Có một xe ôtô đi lại. Anh xe ôm vẫy xe để đưa nạn nhân đi cấp cứu. Lúc này viên cảnh sát thứ hai xuất hiện, lo bảo quản hiện trường. Anh xe ôm thứ nhất cùng viên cảnh sát thứ nhất lên xe ôtô đưa nạn nhân đến bệnh viện Việt Đức cấp cứu. Công an Hà Nội được thông báo ngay sự việc, viên cảnh sát thứ nhất bị bắt giam. Đó là trung úy cảnh sát giao thông Nguyễn Tùng Dương. Hôm đó, Dương cùng với một cảnh sát khác trong ca trực ở đầu cầu Chương Dương.

 

Sau đó, Công an Hà Nội nhiều lần mời 2 anh xe ôm lên làm việc. Nhân viên điều tra đưa cho anh xe ôm thứ hai xem một cái ống bơm xe đạp, hỏi anh xem đây có đúng là ống sắt anh đã nhặt được ở hiện trường nơi xảy ra vụ án mạng không. Anh kiên quyết không nhận. “Tôi nhìn thấy một ống sắt có nhiều lỗ, chứ không phải cái ống bơm xe đạp này. Tôi có phải là trẻ con đâu mà nhìn nhầm”. Cả hai anh xe ôm đều nói không hề nghe thấy tiếng súng nổ, mà chỉ nghe thấy tiếng kêu yếu ớt của em Phương “cướp, cướp, cứu em với”. 2 anh xe ôm nói dù đi bất cứ nơi đâu, dù bất cứ điều gì xảy ra, thì 2 anh cũng chỉ khai sự thật, không hề sợ điều gì.

 Chúng tôi đi đến cầu Chương Dương, dừng lại ở chỗ xảy ra vụ án mạng. Anh Lát chỉ cho chúng tôi thấy đoạn sông Hồng ngay phía dưới chỗ xảy ra án mạng là sâu nhất. Anh Lát nói nếu có vật gì rơi xuống sông Hồng chỗ đoạn này, thì sẽ bị chìm rất sâu, không dễ gì phát hiện ra. Chúng tôi hiểu ý anh muốn nói gì.


 3 phát đạn
 


Mấy hôm sau, tôi và Quốc Khánh (một đồng nghiệp) đến làm việc với ban giám đốc bệnh viện Việt Đức. Lúc đầu, ban lãnh đạo bệnh viện có vẻ e ngại, nhưng sau đó họ đồng ý. Ở phòng cấp cứu, chúng tôi gặp nữ y tá trực ca hôm em Phương bị chết. Chị rất ngại nói chuyện với chúng tôi. Nhưng cuối cùng, chúng tôi cũng thuyết phục được chị nói hết những gì chị chứng kiến.

 Theo chị trình bày, em Nguyễn Việt Phương được nhân viên cảnh sát giao thông Nguyễn Tùng Dương đưa vào phòng cấp cứu khi em đã chết. Sau khi mời bác sĩ khám nghiệm tử thi, chị lấy sổ trực để ghi các thông tin về người chết. Viên cảnh sát giao thông đọc các thông tin về em Phương cho chị ghi. Đến phần nguyên nhân chết, viên cảnh sát giao thông nói em Phương bị tai nạn giao thông chết. Chị hỏi lại “tai nạn giao thông chết thì tại sao lại có vết đạn trên người?”. Khi đó Dương mới nói lại là “bị bắn”.



Làm việc với phòng cấp cứu xong, tôi và Quốc Khánh đến phòng pháp y mổ tử thi. Một bác sĩ tiếp chúng tôi. Bác sĩ này giải thích về đường đạn bắn vào người em Phương, nhưng rất chung chung. Trong khi tôi nói chuyện con cà con kê với bác sĩ pháp y, thì Quốc Khánh mày mò trên đống tài liệu của bác sĩ  và phát hiện bộ ảnh chụp tử thi em Phương để ở trên bàn. Trên những tấm ảnh này, chúng tôi thấy có 3 vết đạn, một ở hõm vai, gần cổ, một ở ngực, vùng tim, và một ở ngón tay cái. Ngón tay cái bị bắn thủng, gần đứt, cháy xém đen.

 

Lúc này vị bác sĩ mới nói là chỉ cần 1 trong 2 phát đạn trên người là đủ làm em Phương chết. Còn phát đạn thứ ba bắn xuyên qua ngón tay cái thì thật khó hiểu. Cả hai đầu đạn bắn vào người đều nằm lại trong người, không chui ra khỏi cơ thể nạn nhân, mặc dù bắn rất gần. Lý do sau đó rất dễ hiểu: viên bắn ở gần cổ xuyên dọc xuống phía thắt lưng, chui dọc theo chiều cơ thể nên hết lực, đến vùng thắt lưng thì nằm lại. Viên bắn vào ngực vì vướng phải xương sống, nên bị mắc lại ở xương sống phía sau lưng.

 Chúng tôi rời phòng mổ tử thi với tâm trạng thật nặng nề. Tôi cố hình dung lại vì sao có đường đạn kỳ quặc như vậy. Nhưng không thể lý giải nổi…


 Bản án tử hình


Tháng 5/1994, cuối cùng thì vụ việc cũng được đưa ra xét xử với một bản án khách quan và công tâm. Nhiều người cho rằng viên cảnh sát Nguyễn Tùng Dương tội không nặng đến thế, mà do báo chí, do dư luận đã thổi phồng lên. Với tôi, cái ác dù muốn hay không cũng cần phải được đưa ra ánh sáng vì đó là sự thật.


Súng cướp cò và tội vô ý khi thi hành công vụ!

 

Theo lời khai của Nguyễn Tùng Dương, tối hôm đó, anh ta cùng một cảnh sát khác trực ở đầu cầu Chương Dương. Khi Nguyễn Việt Phương phóng xe máy lên cầu để sang Gia Lâm, Dương thấy xe máy của Phương không có đèn, nên đuổi theo yêu cầu quay lại trạm cảnh sát để giải quyết. Sang tới đầu cầu phía Gia Lâm thì đuổi kịp, Dương bắt Phương quay xe lại trạm cảnh sát ở đầu cầu phía Hà Nội. Đến đây thì viên cảnh sát Nguyễn Tùng Dương thay đổi rất nhiều lời khai và nhiều mâu thuẫn phát sinh.

 

Trong đó có một lời khai như sau: Trong lúc đang kiểm tra Phương thì cảnh sát Nguyễn Tùng Dương vô tình làm rơi khẩu súng ngắn giắt bên người. Em Phương liền chộp lấy khẩu súng. Dương cũng vội chộp lấy tay em Phương để giằng súng lại. Hai bên giằng co nhau và súng bị cướp cò, em Phương trúng đạn, chết.



Cơ quan Công an Hà Nội đã sử dụng lời khai “súng cướp cò” này để kết luận Dương phạm tội “vô ý giết người trong khi thi hành công vụ”. Với tội danh này, thì Dương có thể chỉ bị nhiều nhất là 2 năm tù, thậm chí có thể chỉ bị án treo. Đây là điều khiến cho gia đình ông Lát, bố em Phương, phẫn nộ nhất. Sau này, Viện Kiểm sát còn phát hiện ra viên cảnh sát Dương đã sử dụng biển số giả để lắp vào xe máy của mình hôm xảy ra án mạng. Khẩu súng “bị cướp cò” làm chết em Phương cũng là khẩu súng đã bị cấp trên yêu cầu thu hồi từ trước, nhưng Dương chưa nộp. Cơ quan kỹ thuật hình sự của công an thì kết luận rằng khẩu súng này không lắp được ống giảm thanh. 


Dựng lại đường đi của 2 viên đạn

 

Tập hợp tất cả các thông tin có được, tôi và Quốc Khánh khẳng định là không thể có chuyện “súng cướp cò”. Chúng tôi suy nghĩ rất nhiều về 3 vết đạn trên cơ thể em Phương và đặt ra nhiều giả thiết. Cuối cùng, một diễn biến khiến tôi tin tưởng nhiều nhất, có thể là như sau:



 

Hôm đó, viên cảnh sát đuổi kịp Phương và yêu cầu em quay xe lại. Em Phương chấp hành, quay xe lại. Đến đoạn cầu tối, nơi có dòng nước sâu nhất, Dương bảo em Phương dừng xe lại. Em Phương dừng xe, dựng chân chống xe. Dương cũng dừng xe, dựng chân chống, rồi tiến lại phía em Phương, hoặc em Phương tiến lại gần Dương. Dương rút súng bắn vào ngực em Phương. Viên đạn xuyên vào ngực và bị mắc ở xương sống. Em Phương gục xuống, 2 tay ôm lấy người theo phản xạ tự nhiên. Một tay che vào chỗ đau, một tay quờ quạng ở cổ. Lúc này Dương bắn phát thứ hai. Vì em Phương đang quỵ người lom khom thấp xuống, nên viên đạn xuyên qua ngón tay cái của bàn tay đang quờ quạng ở cổ, xuyên vào hõm vai gần cổ và chạy dọc theo chiều cơ thể đang cúi, chạy đến vùng thắt lưng thì hết đà, nằm lại gần viên đạn thứ nhất. Như vậy 2 viên đạn gây ra 3 vết thương. Phương chỉ kịp hô lên yếu ớt “cướp, cướp, cứu với”, trước khi chết. Đó là lúc mà 2 anh xe ôm xuất hiện.

 

Tôi cho rằng viên đạn bắn vào gần cổ phải là viên đạn thứ hai, khi Phương đang gục xuống do bị viên đạn thứ nhất bắn vào ngực. Nếu đó là viên đạn thứ nhất, có nghĩa là được bắn vào người Phương khi em đang khỏe mạnh, tức đang đứng thẳng người, thì chắc chắn viên đạn này sẽ xuyên qua cổ để chui ra ngoài, chứ không chui dọc cơ thể và nằm lại gần thắt lưng được.

 

Nếu súng cướp cò, thì chỉ cướp cò một phát. Còn nếu cướp cò tới 2 phát, thì không thể có 2 vết thương cách nhau khá xa như vậy. Em Phương dáng người nhỏ bé, chỉ cao hơn 1,5 mét. Còn viên cảnh sát Dương thì khá cao to, lực lưỡng, nguyên là cầu thủ bóng đá. Thật khó mà tin được có chuyện Phương dám cướp súng của Dương.



Tại phiên tòa, Dương cố làm động tác bị em Phương “giằng co”, bẻ tay. Người ta thấy chỉ có người to khỏe hơn Dương, giỏi võ mới có thể bẻ quặt tay Dương được như vậy. Nhưng em Phương thì rất nhỏ bé, yếu ớt, không biết võ. Mà dù em Phương có biết võ, thì em Phương cướp súng của Dương để làm gì? Và tại sao Dương lại rút súng ra để cho em Phương cướp? Những câu hỏi này Dương không trả lời được.  


Cuộc họp báo nhã ý...!
 


Khi chúng tôi sắp hoàn thành công việc điều tra ban đầu về vụ án cầu Chương Dương, thì Sở Công an Hà Nội tổ chức một cuộc họp báo, mời đông đảo các báo ở Hà Nội, trung ương và địa phương đến dự nhằm giải thích về vụ án cầu Chương Dương. Cuộc họp báo được tổ chức ở số 42 Hàng Bài, trụ sở của Tổng cục Cảnh sát.

Đại diện của Công an Hà Nội trình bày một số diễn biến của vụ án và kết luận, viên cảnh sát Nguyễn Tùng Dương đã vô ý gây chết người, rằng đó là một sự việc đáng tiếc. Tại cuộc họp báo, tôi đã đứng lên chất vấn trên mười câu hỏi liên quan đến các diễn biến của vụ án. Có thể nói đại diện của Công an Hà Nội đã không trả lời được thỏa đáng bất kỳ câu hỏi nào của tôi trong cuộc họp báo đó.


 
Loạt bài báo chấn động dư luận

 

Sau cuộc họp báo có tính chất che chắn sự thật đó, chúng tôi báo cáo Ban Biên tập, đề nghị cho viết về vụ em Phương. Tôi viết phóng sự điều tra với đầu đề “Vụ án cầu Chương Dương” 2 kỳ.

 

Hai kỳ phóng sự trên báo Đại Đoàn Kết đã như 2 quả bom dư luận ở Hà Nội và cả nước khi đó. Các bài báo phê phán Công an Hà Nội và viên cảnh sát giao thông Nguyễn Tùng Dương, đã nói hộ cho người dân biết bao điều phẫn uất hàng ngày mà họ đang phải chịu đựng, do không ít nhân viên cảnh sát xấu gây ra. Người dân tìm đọc và bàn tán về vụ việc ở khắp mọi nơi.

 

Sau đó, một loạt các báo cùng lên tiếng mà mạnh nhất là báo Phụ nữ Thủ đô, tờ báo của Hội liên hiệp Phụ nữ Hà Nội.

 Trước sức ép của dư luận, Bộ Công an phải trưng cầu cơ quan giám định pháp y của Bộ Quốc phòng giám định lại các vết đạn trên tử thi của em Phương vì dư luận không tin tưởng giám định pháp y của Công an, cũng như của Bộ Y tế. Đại tá Vũ Ngọc Thụ, Viện trưởng Viện giám định Pháp y quân đội đã tiến hành khai quật tử thi em Phương để giám định lại. Kết quả giám định đường đạn của Giáo sư Thụ là một chứng cớ có sức thuyết phục để kết tội “giết người” cho viên cảnh sát Nguyễn Tùng Dương. 


Phiên toà đông nhất từ trước đến nay

 

Tháng 5/1994, phiên tòa sơ thẩm đã được mở tại Hà Nội để xét xử bị cáo Nguyễn Tùng Dương. Hàng vạn người dân đã tụ tập ở trụ sở Tòa án Hà Nội để theo dõi phiên tòa. Chỉ những người có giấy mời của tòa mới được vào trong phòng xử án. Bên ngoài, tòa án đã bắc loa để nhân dân có điều kiện theo dõi. Tại phiên sơ thẩm, tòa án cho rằng chưa đủ chứng cứ buộc tội Nguyễn Tùng Dương, nên trả hồ sơ cho viện kiểm sát, yêu cầu điều tra bổ sung. Dịp chờ đợi này lại là một cơ hội để báo chí bày tỏ sự phẫn nộ của quần chúng đối việc làm thiếu tích cực của cơ quan pháp luật Hà Nội đối với vụ án.

5 tháng sau, vào tháng 10/1994, phiên tòa sơ thẩm được mở lại để xét xử bị cáo Nguyễn Tùng Dương. Và lần này thì bản án là “tử hình” về tội giết người đã được tuyên. Về tội cướp thì tòa cho rằng không đủ chứng cứ để kết luận. Hàng vạn người dân tụ tập bên ngoài phòng xử án, tràn ra cả ngoài đường phố đã reo hò dậy đất khi nghe thẩm phán tuyên “tử hình”.

 

Luật sư Hùng bào chữa cho em Phương và ông Nguyễn Văn Lát, bố em Phương khi ra khỏi phòng xử án, đã được nhân dân công kênh trên vai đưa đi một đoạn đường dài. Đó là niềm vui của nhân dân trước chiến thắng của công lý. Tôi đứng lặng lẽ ở ngoài đường, quan sát người dân theo dõi phiên tòa. Một cụ già nói với tôi, bà đã từng chứng kiến nhiều phiên tòa từ thời Pháp, nhưng phiên tòa xử vụ Nguyễn Tùng Dương là phiên tòa đông người dự nhất từ trước đến nay.


 Đoạn kết
 


Ít lâu sau vụ án này, ông Nguyễn Văn Lát, bố nạn nhân Nguyễn Việt Phương, đã đăng ký học tại trường Đại học Luật Hà Nội, hệ tại chức, và đã tốt nghiệp năm 1999. “Sau vụ án con tôi, tôi thấy có rất nhiều người dân bị oan khuất. Nếu họ không hiểu luật thì họ rất khó bào chữa cho mình và bị thua thiệt. Tôi muốn trở thành luật sư để giúp những người có cảnh ngộ oan ức như gia đình tôi đã từng bị”, ông nói.


Minh Tuấn

NGHỆ AN: DỒN DẬP KHEN 3 Đ/C PC47 BỊ BẮN TRỌNG THƯƠNG

Trong lúc đang khống chế để xiềng các đối tượng thì bất ngờ có 01 nhóm đối tượng khác từ trong rừng đồng loạt nổ súng, tấn công tổ công tác để giải thoát cho đồng bọn. Bị tấn công bất ngờ, 3 chiến sĩ công an đã bị trọng thương nhưng vẫn phối hợp với tổ công tác quật ngã 03 đối tượng, kịp thời tước bỏ 01 quả lựu đạn trong người khi chúng chưa kịp rút chốt, thu 02 bánh hêrôin.

Khen và Khen!

UBND tỉnh đã quyết định tặng bằng khen, 20 triệu đồng cho Ban chuyên án; tặng bằng khen và 10 triệu đồng cho đại úy Nguyễn Đức Cường; tặng bằng khen và 6 triệu đồng 2 đồng chí Lê Viết Hùng, Cao Đức Long (mỗi đồng chí 3 triệu đồng).

Thượng tá Nguyễn Tiến Dần, Chánh Văn phòng Công an tỉnh Nghệ An cho biết: Công an Nghệ An đang làm thủ tục hồ sơ đề nghị Bộ Công an và các cơ quan chức năng thăng quân hàm trước niên hạn cho 3 cán bộ thuộc Phòng cảnh sát phòng chống tội phạm về ma tuý (PC17) vì đã có thành tích trong việc truy bắt 3 đối tượng phậm tội về ma tuý

Những cán bộ này gồm: Đại uý Nguyễn Đức Cường được đề nghị phong Thiếu tá; Trung uý Cao Đức Long phong bậc Thượng uý; Thượng sỹ Lê Viết Hùng được phong bậc Trung uý.

Đồng chí Thượng tướng Lê Thế Tiệm - UVTƯ Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã có điện gửi đồng chí Giám đốc Công an tỉnh Nghệ An.

Bộ Công an còn có QĐ số 607 tặng thưởng cho 3 đồng chí bị thương 6 triệu đồng, mỗi đồng chí 2 triệu đồng. Quỹ ‘Thắp sáng ước mơ” cũng tặng 3 đồng chí bị thương với số tiền 7 triệu đồng

Đặc biệt với hành động cực kỳ dũng cảm, thiếu tá Nguyễn Đức Cường được Công an Nghệ An đã đề nghị phong tặng anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Kết nạp Đảng ngay trên giường bệnh

Đảng bộ Công an Nghệ An đã có quyết định kết nạp đồng chí Lê Viết Hùng vào Đảng Cộng sản Việt Nam. Thượng sĩ Lê Viết Hùng là một trong 3 chiến sĩ công an bị thương khi truy bắt các 3 đối tượng buôn ma túy, thu 2 bánh hêrôin, 1 quả lựu đạn. Điều đặc biệt là thượng sĩ Lê Viết Hùng đã nhận quyết định kết nạp Đảng ngay trên giường bệnh. Lễ kết nạp sẽ được tổ chức khi đồng chí Hùng bình phục.

VỤ NGHI SƠN : LẠI CHẾT THÊM MỘT NGƯỜI

 


Thêm một người tử vong trong vụ nổ súng ở Nghi Sơn

 

 Sau 5 ngày cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa, sáng nay (30/5) nạn nhân thứ 2 trong vụ nổ súng ở Khu giải phóng mặt bằng Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn là Lê Hữu Nam (43 tuổi, quê ở xã Tĩnh Hải, huyện Tĩnh Gia) đã qua đời.

Hiện xác nạn nhân đã được chuyển về nhà xác Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa, lực lượng Công an Thanh Hóa cũng đã có mặt để khám nghiệm, mổ tử thi.
 

                                                      

Văn bản bản cơ quan chức năng thông tin về vụ việc cho báo chí.
Văn bản bản cơ quan chức năng thông tin về vụ việc cho báo chí

d
Nơi anh Nam bị bắn gục tại đây Ảnh:Hoàng Lam

Anh Lê Hữu Nam bị chúng bắn ngã bắt dầu kéo lên xe
Anh Lê Hữu Nam bị chúng bắn ngã bắt dầu kéo lên xe


.
                        Công an kéo anh Lê Hữu Nam lên xe sau khi anh bị bắn vào đầu.


Trước đó, em Lê Xuân Dũng, 12 tuổi, quê ở xã Tĩnh Hải, cũng bị đạn bắn vào bụng và tử vong tại Bệnh viện Đa khoa huyện Tĩnh Gia.

Như vậy, có thể nói đây là một vụ án hình sự đau lòng gây ra 2 cái chết oan nghiệt bằng súng cho người dân.

Liên quan đến vụ việc nghiêm trọng này, ngày 28/5, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Sở Thông tin -Truyền thông, Công an tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức họp báo thông báo kết quả bước đầu về vụ việc nổ súng gây chết người ngày 25/5 tại Khu giải phóng mặt bằng Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn.

 

Theo báo cáo thì người nổ phát súng đầu tiên ở Khu giải phóng mặt bằng Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn là ông Nguyễn Mạnh Thư, chiến sỹ Công an huyện Tĩnh Gia.

Trên cơ sở kết quả điều tra, Cơ quan Cánh sát điều tra Công an tỉnh Thanh Hóa đã khởi tố vụ án hình sự để điều tra, làm rõ hành vi phạm tội gây chết người và các hành vi phạm tội khác.
 

          Hiện trường nơi xảy ra vụ xô sát ngày 25/5/2010.
Hiện trường nơi xảy ra vụ xô sát ngày 25/5/2010.




Thiếu tướng Đồng Đại Lộc giám đốc CA tỉnh Thanh Hóa

Bước đầu, cơ quan này đã khởi tố bị can và bắt tạm giam 4 tháng đối với Nguyễn Mạnh Thư, đồng thời tập trung điều tra, làm rõ các hành vi gây rối trật tự công cộng, chống người thi hành công vụ, hủy hoại tài sản Nhà nước, tài sản công dân để xử lý theo pháp luật.

 Nguồn Bee.net.vn-có bổ sung thêm ảnh

Thứ Bảy, 29 tháng 5, 2010

NGHI SƠN - ĐẤT ĐAI VÀ MÁU


                                                             

Dân nghèo - Đất đai và dự án

Tĩnh Gia là một huyện nghèo của tỉnh Thanh, người dân Thanh Hóa có câu " Nhất Gia, nhì Xương " để nói về huyện này ( Tĩnh Gia - Quảng Xương. Tĩnh Gia là mặc dù là một huyện ven biển nhưng người dân ở đây rất nghèo, nếu các bạn đi trên quốc lộ 1 qua thành phố Thanh Hóa khoảng 20 km sẽ đến đất Tĩnh Gia. Ven quốc lộ một là những căn nhà cấp 4 bán các thứ hàng quà vặt hay bơm nước ô tô, thế nhưng chỉ cần đi sâu vào hai bên quốc lộ thì người dân càng nghèo hơn nữa. Đất đai ở đây thiếu nước ngọt, lại cằn cỗi không thể làm lúa được, các nghề liên quan đến biển cũng không thấy phát triển

Ông Lê Minh Thông (Chủ tịch UBND huyện Tĩnh Gia) cho biết: Hiện nay, Khu kinh tế Nghi Sơn có 38 Dự án lớn đã được kiểm kê, giải phóng mặt bằng với diện tích đất thu hồi là 2.451,2 ha. Trong đó, có 15 dự án đã hoàn thành, 6 dự án mới bàn giao mặt bằng, còn lại 17 dự án đang triển khai. Tất cả số dự án này có số tiền dự toán bồi thường 679,37 tỉ đồng và có 9.642 hộ ảnh hưởng do bị thu hồi đất.

Ngày 30.4 là thời điểm phải bàn giao mặt bằng sạch, nhưng tới tận trước Tết Nguyên đán vừa rồi, hội đồng đền bù mới tiến hành chi trả cho khoảng 150 trên tổng số hơn 700 hộ dân - ông Tôn Anh Thi- Trưởng ban quản lý Dự án lọc hoá dầu Nghi Sơn - cho biết.

“Trong hội nghị nào tôi cũng nói rằng, khi nhà nước thu hồi đất đai của người dân thì nhà nước thu được nhiều thuế có được nhiều tiền, ông doanh nghiệp có tài quản lý ông thu được lợi nhuận. Thế thì doanh nghiệp giàu, nhà nước giàu nhưng tại sao lại bắt người nông dân là giới nghèo nhất trong nước phải hy sinh để ông nhà nước, ông doanh nghiệp làm giàu?” – Luật sư Đặng Dũng nói.


Cho nên vấn đề còn nằm ở chỗ khác nữa mà báo chí không nói đến, đó là hệ thống chính trị duy trì quyền sỡ hữu đất đai bằng các nghị quyết của Đảng và nghị định, chỉ thị hành chính của các cơ quan nhà nước dưới sự lãnh đạo của Đảng. Luật đất đai được Quốc hội thông qua chỉ là thứ trang sức biểu diễn. Bởi vì nói như đại biểu quốc hội Dương Trung Quốc thì, Quốc hội cuối cùng chỉ là cơ quan hợp thức hoá các nghị quyết của Đảng. Còn Công tố viện và Toà án nơi bảo vệ công lý thì lại là công cụ của Đảng cộng sản, làm sao có thể đứng về phía dân nghèo một cách trung thực, thẳng thắn. Ngành tư pháp bệnh hoạn này bảo vệ trước hết quyền lợi của Đảng. Mà Đảng thực chất chỉ là của một nhóm người

Trần Văn Thực, Chánh Văn phòng Công an cộng sản tỉnh Thanh Hóa ngổ ngáo tuyên bố:  “Để bảo vệ chế độ cộng sản, lực lượng công an chúng tôi sẵn sàng nghiền nát cả dân tộc này, nếu họ có ý đồ chống lại đảng, nhà nước và chế độ”.

Cuối cùng -Máu đã đỏ trên quê nghèo Tịnh Hải

Theo một số nhân chứng cho biết, sáng ngày 25/5 Ban giải phóng mặt bằng cùng phương tiện xe máy, kết hợp với lực lượng công an huyện có mặt tại thôn Trung Sơn, xã Tĩnh Hải để tiến hành san lấp, giải phóng mặt bằng công trình nhà máy lọc hoá dầu khu kinh tế Nghi Sơn. Do chưa thống nhất với mức giá đền bù về hoa mầu, thuỷ sản trên đất,  hàng trăm người dân sở tại đã ra ngăn cản công tác san lấp mặt bằng. 

                                                              

d

                             Máu lênh láng trên đát nghèo Tịnh Hải

Trước tình hình này, Chủ tịch UBND xã Tĩnh Hải cùng lực lượng được tăng cường xuống địa bàn dùng loa tuyên truyền, vận động nhân dân nhưng vụ việc vẫn diễn biến theo chiều hướng xấu. Người dân kéo đến mỗi lúc một đông, một số đối tượng đứng đằng sau kích động la hét, chửi bới, ném gạch, đá vào lực lượng chức năng. Một số khác, trong đó có cả phụ nữ, trẻ em lao vào chắn không cho xe chở vật liệu vào khu vực thi công. Để ngăn cản những hành vi manh động, lực lượng chức năng buộc phải dùng biện pháp mạnh giải tán đám đông nên đã dẫn đến xô xát giữa hai bên. 

Trong lúc nước sôi lửa bỏng, một cán bộ công an đã rút súng ngắn ra với mục đích bắn thị uy. Nhưng rất tiếc thấy công an rút súng, một số người đã lao vào ngăn cản, giằng giật khiến súng bị cướp cò giữa đám đông. Viên đạn thứ nhất xuyên thủng tay chị Lê Thị Thanh (37 tuổi), sau đó ghim thẳng vào bụng cháu Lê Xuân Dũng (12 tuổi) khiến nạn nhân gục xuống và tử vong ngay sau ít phút. Thấy thế, anh Lê Hữu Nam (43 tuổi) đang có mặt tại chỗ lao lên đỡ chị Thanh thì trúng viên đạn thứ hai, bị thương tích nặng ngã gục xuống và nhanh chóng được đưa đi cấp cứu. 

Cho rằng công an nổ súng bắn người, đám đông đã ào lên phá hỏng hai xe cảnh sát và vây đánh lực lượng công an khiến một cảnh sát bị thương. Chiều cùng ngày hàng trăm người dân đã kéo tới nhà ông Lê Văn Hồng, chủ tịch xã Tĩnh Hải đập phá tan hoang, lôi đồ đạc, bàn ghế ra sân châm lửa đốt khiến khói đen bốc lên nghi ngút. Sau khi tấn công nhà Chủ tịch xã, vào buổi tối, người dân tiếp tục kéo lên huyện uỷ, uỷ ban và công an huyện để đòi “làm cho ra nhẽ”. 

Từ con số vài chục người, đoàn người mỗi lúc một đông, lên tới hàng nghìn người đi trên Quốc lộ 1A khiến đường tắc ngẽn. Để đối phó với tình hình, lãnh đạo địa phương cùng lực lượng công an, quân đội được huy động đã kiên trì vận động, thuyết phục bà con bình tĩnh, không có những hành vi manh động trong khi chờ các cơ quan chức năng làm sáng tỏ và giải quyết vụ việc. Sự kiên trì, mềm mỏng của các lực lượng chức năng đã  khiến vụ việc  tạm thời lắng xuống, đoàn người tự động giải tán, tuy nhiên không khí vẫn hết sức ngột ngạt, căng thẳng. 

Tìm hiểu nguyên nhân vụ việc đau lòng này, sáng sớm hôm qua (26/5), chúng tôi đã quay lại thôn Trung Sơn, Tĩnh Hải để  tìm hiểu rõ vụ việc. Rất đông bà con đã tìm gặp  chúng tôi để bày tỏ nỗi bức xúc. Theo họ thì chủ trương thu hồi đất cho khu kinh tế của Nhà nước là hoàn toàn đúng đắn, giá cả đền bù cũng không có gì phải bàn. Tuy nhiên, theo phản ánh thì một số người không nhất trí với cách làm việc của cán bộ ban đền bù giải phóng mặt bằng ở chỗ: những người chấp hành tốt chủ trương của cấp trên, bàn giao mặt bằng sớm thì mức đền bù, hỗ trợ lại thấp hơn so với người chây ỳ, bàn giao mặt bằng chậm. Bên cạnh đó, một số người còn cho rằng lãnh đạo xã chưa khách quan, công tâm trong công tác kê khai, xét duyệt đền bù cho các hộ có đất phải thu hồi… 

Nỗi đau của gia đình nạn nhân 

Tại nhà của cháu Lê Xuân Dũng, chúng tôi chứng kiến một không khí hết sức tang thương. Tại đây, hàng trăm người dân đang có mặt để chia buồn với gia đình, nhìn di ảnh cháu với đôi mắt mở to, trong sáng trong làn khói hương nghi ngút, nhiều người không cầm được nước mắt. Được biết, Dũng là con út trong một gia đình nông dân nghèo có 3 chị em, em là một học sinh giỏi toàn diện và mới đi thi học sinh giỏi cấp tỉnh về. Nhà Dũng cách hiện trường xẩy ra vụ việc khoảng 500 mét, vốn tính hiếu kỳ, khi thấy đông người, em chạy ra xem và đã gặp nạn. Viên đạn oan nghiệt đã cướp đi mạng sống của Dũng, một đứa con ngoan, trò giỏi với một tương lai tươi sáng đang rộng mở. 

Lại thêm một bài học đau lòng và đáng tiếc xảy ra từ sự nhất thời manh động của một số người dân. Theo lãnh đạo Công an Thanh Hoá cho biết, hiện vụ việc đang được các cơ quan chức năng tiến hành điều tra, xử lý.  Giám đốc Công an tỉnh đã chỉ đạo cơ quan điều tra khởi tố vụ án hình sự để điều tra, làm rõ hành vi phạm tội gây chết người và một số hành vi phạm tội khác. Như vậy, vụ việc rồi đây sẽ được làm sáng tỏ, xử lý đúng người, đúng tội nhưng nỗi đau mất con của gia đình cháu Dũng sẽ mãi mãi không nguôi. 

“Để bảo vệ chế độ cộng sản, lực lượng công an chúng tôi sẵn sàng nghiền nát cả dân tộc này, nếu họ có ý đồ chống lại đảng, nhà nước và chế độ”.


Winc100 tổng hợp

THANH HÓA : ĐÃ KHỞI TỐ VỤ ÁN, BẮT TẠM GIAM 3 THÁNG ĐỐI VỚI CẢNH SÁT NGUYỄN MẠNH THƯ CÔNG AN HUYỆN TĨNH GIA BẮN CHẾT 1 EM BÉ 12 TUỔI VÀ BỊ THƯƠNG 2 NGƯỜI TẠI KHU KINH TẾ NGHI SƠN http://winc100.multiply.com/journal/item/254

THANH HÓA : ĐÃ BẮT TẠM GIAM CẢNH SÁT NGUYỄN MẠNH THƯ BẮN CHẾT NGƯỜI http://winc100.multiply.com/journal/item/254

THANH HÓA : ĐÃ BẮT TẠM GIAM CẢNH SÁT NGUYỄN MẠNH THƯ BẮN CHẾT NGƯỜI

                                   

Báo Công an Thanh Hóa:

Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thanh Hoá: Khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can vụ nổ súng gây chết người tại xã Tĩnh Hải, huyện Tĩnh Gia

 

 

 

Ngày 27/5/2010, Cơ quan CSĐT công an tỉnh Thanh Hoá đã khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can vụ nổ súng làm chết 01 người, bị thương 02 người; đồng thời điều tra làm rõ các hành vi gây rối trật tự công cộng, chống người thi hành công vụ, huỷ hoại tài sản xảy ra tại xã Tĩnh Hải, huyện Tĩnh Gia ngày 25/5/2010...

 

Qua công tác điều tra ban đầu, xác định diễn biến vụ việc xảy ra ngày 25/5/2010 như sau: Sáng 25/5/2010, có khoảng 200 người dân xã Tĩnh Hải, huyện Tĩnh Gia tiếp tục đến cản trở không cho thi công công trình Nhà máy Hoá lọc dầu Nghi Sơn, nhiều người lăn vào bánh xe không cho chở vật liệu vào công trường. Đến khoảng thời từ khoảng 10h đến 10h30’, trong lúc lực lượng công an trực tiếp đưa những người ngăn cản ra ngoài thì một số đối tượng đã dùng gạch đá ném vào xe ôtô và lực lượng công an đang làm nhiệm vụ. Thấy tình hình phức tạp, Nguyễn Mạnh Thư, chiến sỹ công an huyện Tĩnh Gia đã dùng súng ngắn bắn 01 phát chỉ thiên với ý thức ngăn chặn các hành vi quá khích. Liền theo đó, có người xông vào giằng, cướp súng dẫn đến có phát súng nổ (Theo báo cáo của Nguyễn Mạnh Thư- Hiện cơ quan điều tra công an tỉnh Thanh Hoá đang xác minh làm rõ). Súng nổ làm cháu Lê Xuân Dũng, 12 tuổi bị trọng thương và đã tử vong trong lúc cấp cứu tại bệnh viện huyện Tĩnh Gia; Anh  Lê Hữu Nam, sinh năm 1965 bị thương vào đầu, được đi cấp cứu và đang điều trị tại bệnh viện đa khoa tỉnh; Chị Lê Thị Thanh bị thương vào ngón tay khi đang ôm cháu Dũng. Sau khi xảy ra sự việc, một số người tiếp tục đập phá xe và tấn công lực lượng công an, làm một đồng chí công an chấn thương sọ não và một đồng chí khác bị thương; một xe ô tô của Cảnh sát cơ động và một xe môtô cao tốc của CSGT bị hư hỏng. Cùng ngày, nhà riêng của ông Lê Trọng Hồng, Chủ tịch UBND xã Tĩnh Hải bị một số người dân địa phương đập phá tài sản.

 Trên cơ sở kết quả điều tra, ngày 27/5/2010, Cơ quan CSĐT công an tỉnh Thanh Hoá đã khởi tố vụ án hình sự để điều tra làm rõ hành vi phạm tội gây chết người và các hành vi phạm tội khác; Bước đầu đã khởi tố bị can và bắt tạm giam 4 tháng đối với Nguyễn Mạnh Thư; Đồng thời đang tập trung điều tra làm rõ các hành vi: gây rối trật tự công cộng, chống người thi hành công vụ, huỷ hoại tài sản Nhà nước, tài sản công dân để xử lý nghiêm theo pháp luật./.

Đức Long


Khởi tố vụ án gây chết người tại khu kinh tế Nghi Sơn

 Ngày 28-5, Công an tỉnh Thanh Hoá cho biết Cơ quan Cảnh sát Điều tra (CSĐT) Công an tỉnh Thanh Hoá vừa ra quyết định khởi tố vụ án hình sự để điều tra, làm rõ hành vi phạm tội gây chết người và một số hành vi phạm tội khác xảy ra vào ngày 25-5, tại địa bàn khu kinh tế Nghi Sơn, Thanh Hoá.

Theo đó, bước đầu đã khởi tố bị can và chiều 27-5 đã bắt tạm giam Nguyễn Mạnh Thư thuộc Công an huyện Tĩnh Gia, Thanh Hoá.

 
Theo TTXVN, liên tiếp từ ngày 23 đến 25-5, khoảng hơn 100 người dân xã Tĩnh Hải, trên địa bàn khu kinh tế Nghi Sơn đã đến ngăn cản thi công công trình Nhà máy Lọc hoá dầu Nghi Sơn. Đến sáng 25-5, khi lực lượng công an đến hiện trường để tuyên truyền vận động, một số đối tượng quá khích đã dùng gạch, đá ném trả người thi hành công vụ.
 
Thấy tình hình phức tạp, Nguyễn Mạnh Thư, chiến sĩ Công an huyện Tĩnh Gia, Thanh Hoá đã dùng súng ngắn bắn chỉ thiên với ý thức ngăn chặn các hành vi quá khích. Liền lúc đó, có người xông vào giằng cướp súng, dẫn đến có tiếng súng nổ (theo báo cáo của Nguyễn Mạnh Thư, hiện cơ quan điều tra Công an tỉnh đang xác minh làm rõ).
 
Súng nổ đã làm cháu Lê Xuân Dũng, 12 tuổi, bị trọng thương và tử vong trong lúc cấp cứu tại Bệnh viện huyện Tĩnh Gia; ông Lê Hữu Nam, 45 tuổi, bị thương vào đầu, hiện đang được điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hoá; bà Lê Thị Thanh, 37 tuổi, bị thương vào ngón tay khi đang bế cháu Dũng (cả 3 người trên đều là người xã Tĩnh Hải, huyện Tĩnh Gia).

 
Sau khi xảy ra sự việc, một số người dân tiếp tục có hành động quá khích tấn công lực lượng công an đang thi hành công vụ khiến cán bộ đồn Công an Nghi Sơn là Đoàn Hùng Cường bị chấn thương sọ não  nặng và một chiến sĩ khác bị thương nhẹ; 1 ô tô cảnh sát cơ động và 1 mô tô cao tốc của cảnh sát giao thông bị hư hỏng. Một số người còn kéo đến nhà riêng ông Lê Trọng Hồng, Chủ tịch UBND xã Tĩnh Hải đập phá nhà, huỷ hoại tài sản.
 

Thứ Sáu, 28 tháng 5, 2010

ĐI TÌM TÊN CAI NGỤC TÀN ÁC NHẤT TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM (P3)


Đòn tra tấn của tên cai ngục tàn ác nhất lịch sử VN

Có một sự thật, từ khi nhà ngục Phú Quốc hết sứ mệnh địa ngục trần gian của nó (năm 1973), “bức màn đen tối” che phủ các “sân khấu” tra tấn bất nhân kiểu nhổ răng, lấy mắt cá chân, tẩm đốt dương vật tù nhân, luộc người trong chảo nước sôi... đã được vén lên.

>>Xem   Phần 1   Phần 2

 

Cai ngục Bảy Nhu cùng người thân. 

Gậy biệt li, vồ sầu đời đã theo lời kể của hàng nghìn, hàng vạn người tù sống sót tỏa đi khắp mọi miền. Viên cai ngục Bảy Nhu cũng trở nên khét tiếng qua nhiều tài liệu bảo tàng, nhiều cuốn sách, bài báo đương thời và sau này. Tuy nhiên, vì thời gian xa xôi dần, vì một bên là “địa ngục” của “quỷ sống” ẩn dật với một bên là tráng chí của những người Cộng sản quật cường đã về lại quê hương, cho nên, các câu chuyện về mấy chục ngón đòn tra tấn đã đi vào “văn sách” của trại tù binh kia vẫn bảng lảng đó đây, cứ như là huyền thoại.

Đó là lí do để người viết bài này quyết tâm tìm Bảy Nhu, gặp, trò chuyện với các nạn nhân của các trò “ăn thịt người” mà Nhu cùng các “thuộc hạ” của ông ta đã tiến hành. Tiếp theo, với sự trung thực trong từng chi tiết nhỏ nhất, người viết xin được “phục dựng” lại một phiên tra tấn tàn bạo nhất mà lịch sử loài người đã từng có được...

Có khi, hứng lên là quân cảnh “nã” vài quả cối, khênh 80 xác tù nhân đi

Ông Vũ Minh Tằng kể: Tháng 9 năm 1967, sau khi bị bắt ở hang đá Chẹt ngoài Quảng Ngãi, tôi bị địch “di lí” ra Nhà tù Phú Quốc, bị tra tấn dã man. Bấy giờ tôi 27 tuổi, đã có vợ và 2 con ở quê nhà Nam Định. Sau khi đưa khoảng gần 100 đồng đội vượt ngục thành công, đã bị lộ do địch “cài” người giả làm tù nhân vận động “chiêu hồi”, thế là tôi bị Nhu và đồng bọn nhốt vào chuồng cọp.

Tại đây, tôi đã chứng kiến nhiều người chết bởi tay Nhu lắm. Ngày nhiều thì khoảng 80 người tù bị giết chết, ngày ít nhất cũng 20 “mạng”. Tôi miêu tả để nhà báo hình dung: tường chuồng cọp rộng 24m2, trần chỉ cao có 1,8m - thế mà nó lèn vào đó 300 người, tù nhân phải nằm ngồi, đè lên nhau như trong một cái bu gà đầy ự. Bờ tường sắt dày tới 20cm. Nó có một cái lỗ thông hơi, ở đó chỉ đút lọt được một cái cổ tay người, chứ không vừa được cái nắm đấm. Thế là, chúng tôi cứ thay nhau đến gần lỗ thông hơi đó để hít được hơi sương biển bên ngoài, với hi vọng là mình sẽ còn sống được. Bên trong ngột ngạt lắm. Người sống và người chết ở lẫn lộn, đôi khi không tài nào phân biệt được, vì rất nhiều người thoi thóp. Cứ thấy người chết đến đâu, nó lại lèn thêm một đợt nữa vào cho đầy “chuồng” (đủ lưu lượng 300 người!).

Làm lễ truy điệu cho chiến sĩ đã hi sinh ở nhà tù Phú Quốc. 

Đợt mà tôi sống sót ra khỏi chuồng cọp, cả chuồng chỉ còn sống có 18 anh em thôi. Trong khi, lúc nào ở đó cũng chặt cứng lưu lượng là 300 người trong diện tích 24m2! Ví dụ, hôm nay chết 70 người, tối đến nó đếm xác, khênh đi, lại lèn thêm 70 người khác vào thay thế. Trong 24m2 đó, có đủ người Việt, Lào, Campuchia...

Tôi không thể nào quên được, vào tháng 12/1971, hôm đó cũng tối trời như thế này, khoảng vào giờ tôi nói chuyện với anh đây (21 giờ), Nhu và đám quân cảnh điệu tôi ra khỏi chuồng cọp. Nó dùng chày đập dần dần, từng nhát một, đập vỡ đầu gối tôi, đóng đinh vào hai chân tôi, từng chiếc đinh một. Tôi thấy đầu gối mình lạo xạo, vỡ vụn, rồi tôi không biết gì nữa. Nó lại đổ nước vào mặt cho tôi tỉnh. Tôi thầm lạy bố mẹ, thầm vĩnh biệt vợ và các con, rồi tính đường để chết. Nhưng nó không muốn tôi chết ngay. Nó muốn tôi phải vào chuồng cọp, biệt giam, rồi tra tấn thật nhiều ngày cho đến chết. Nó không bắn cho tôi chết luôn đâu! Nó muốn mình phải chết một cách từ từ, vừa chết vừa nhớ lại về quê hương, đất nước, bố mẹ, vợ con, chết âm chết ỉ, chết đi sống lại cơ.

Có ngày ở chuồng cọp đó chết tới 70 - 80 “khênh” (“thuật ngữ” ông Tằng và đồng đội dùng để chỉ những người chết bị khênh đi) đấy. Nó cho từng xác người vào quan tài rồi chậm rãi mang từng cỗ quan tài đi... ném xuống biển. Nó bắt tôi nhìn các cảnh kinh hoàng đó. Nó để cho tôi co tay sờ vào đầu gối mình lạo xạo, chi chít những cái đinh sắt dài mười phân (centimet). Sau gần 40 năm, đầu gối của tôi bây giờ vẫn chắp vá từng mảnh lục cục, lạo xạo, sờ vào đó có cảm giác rõ ràng, các chốt đinh nó vẫn sâu hoắm còn đây, nhìn rõ lắm.

Sau màn đập mắt cá chân, đóng đinh vào cơ thể, là đến “đặc sản” riêng của Nhu: Đục răng. Vẫn một cái tuýp nước bằng sắt, nó ghè vào miệng tôi, ghè đến lúc tôi ngất, nó cho đổ nước bắt tôi uống, uống đến trướng bụng tôi lên. Tôi ngất 9 lần sau mỗi cú ghè và tôi lần lượt nuốt 9 cái răng của tôi vào bụng, cùng với rất nhiều máu. Nhu không được “vinh dự” ngồi chờ nhìn tôi nhằn 9 cái răng của tôi ra, đặt lên bàn “cống” cho nó, chắc nó hậm hực lắm. Tôi luôn tin là tôi sẽ chết vì tay Nhu, tôi phải chết cho đáng mặt nam nhi thời đất nước còn lầm than! Tôi là Phó Bí thư chi bộ ở trại tù, tôi vận động anh em học tập chính trị, chống bọn “chiêu hồi”, vượt ngục bất cứ khi nào có thể. Biết thế, nên Nhu và đồng bọn càng tổ chức nhiều trò tàn độc hơn để đầy đọa tôi và cũng là hăm dọa tinh thần mọi người.

Đến mức như thế này thì anh bảo là… có rách giời rơi xuống không. Có lúc thằng quân cảnh gác ở chòi gác, đang yên đang lành, Nhu hứng chí ra lệnh đáp (bắn) một quả cối 82 xuống khu tù nhân, vài ba chục “khênh” (người chết), có những lần 80 khênh. Chúng nó tuyên bố, kể cả chết hết đám đó (tù binh) nó chỉ mất năm cắc, là 5 xu thôi (trong khi lương của Nhu là hơn 10 cây vàng/tháng). Rằng, nó lập một cái văn bản, nói rằng giới cầm quyền giam giữ tù binh nhìn thấy tù nhân nổi loạn, nên buộc lòng phải thi hành nhiệm vụ, phải nã vài quả cối 82 vào để trấn an tình hình. Thế là, xác người lại chôn lấp ngoài bìa đồi, hoặc ném thẳng xuống biển, sẽ không ai biết đấy là đâu.

Tôi ra khỏi nhà tù, mất 66% sức khỏe. Cảm ơn anh cho tôi xem lại những bức ảnh ông Nhu ở tuổi 83 bây giờ, tôi không thể ngờ ông ta còn sống, không thể ngờ Nhà nước ta lại nhân đạo tha thứ cho hắn. Nếu gặp, tôi sẽ nói: “Mày tra tấn tao dã man quá, có vẻ như mày không phải là một con người nữa, Nhu ạ”. Tôi sẽ không đuổi đánh ông ta như cụ Út Minh mà nhà báo kể, là bởi vì, việc ông ta tiếp tục sống, là một việc cũng rất hay cho lịch sử. Là một lời tố cáo đanh thép nhất, là nhân chứng sống của địa ngục trần gian nhà tù Phú Quốc năm xưa. Mặt khác, nhìn vào sự độc địa của Nhu và đám quân cảnh, người ta còn thấy sự quật cường, sự can trường của những người tù chính trị ở Phú Quốc bấy giờ.

Tôi còn nhớ, khi gần đến ngày buộc phải thả bọn tôi ra theo Hiệp định Paris (năm 1973), Nhu còn “tiếc nuối” bảo tôi là: “Mày có một cỗ ván (quan tài) rồi, nhưng mà mày không được chui vào cỗ ván đó (ý là còn sống sót). Chứ mày chui vào (chết vì tra tấn) thì bọn tao cũng thả mày xuống biển”.

Viên cai ngục Bảy Nhu: “Sau này, tôi thấm thía hai chữ “Đồng bào” của người Việt Nam mình, quý hóa lắm”

“Nhân nào quả nấy, tôi và Nhu cũng đã gần đất xa trời cả rồi, oán thán nhau, cũng chẳng ích gì nữa” - ông Tằng thở dài, ngồi im lặng như một pho tượng trong bảo tàng. Từ nanh vuốt của quỷ ngoài đảo Phú Quốc ra Bắc, ông Tằng được điều về công tác tại Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, làm đội phó đội an dưỡng hơn một năm trời. Sau đó, ông về quê, sống nốt phần đời với sự tàn phế mất 66% sức khỏe, với nghề làm ruộng.

Một ngôi mộ tập thể được quy tập dựng tượng trưng giữa rừng, sau khi quy tập được hơn 1.300 bộ di cốt tù nhân tại Nhà ngục Phú Quốc.  

Bây giờ, ông Tằng hưởng chế độ của “bệnh binh 2”, mỗi tháng được 1,1 triệu đồng trợ cấp. Trong thời buổi “gạo châu củi quế”, giá cả leo thang chóng mặt, ông Tằng sống khốn khó, vết thương cũ hành hoành, ông đi lại chệnh choạng do đầu gối vỡ dập nhiều mảnh, đầu choáng liên tục vì thiếu máu não. Chưa hết, ông Tằng còn phải nuôi thêm người em trai tàn tật, bị gẫy cột sống từ năm 13 tuổi, năm nay đã ngoài 60 tuổi. Bà vợ ông Tằng thì cũng đã 72 tuổi, đầu gối lúc nào cũng xưng như cái ấm ủ do bệnh “thấp khớp đớp tim”. “Bà ấy nhà tôi sống bằng thuốc chứ không sống bằng cơm thịt rau cỏ như người thường đâu”. Tuổi già và nỗi tủi phận nào đó dâng lên, làm giọng cụ già hom hem Vũ Minh Tằng nghẹn lại, có gì đó thật chua xót.

Oái oăm và tình cờ thay, khi gặp chúng tôi, Bảy Nhu cũng bị bệnh khớp hành hạ ghê lắm, đi cà nhắc y như… vợ ông Tằng. Nhà khó khăn, đàn con cháu, người tai nạn chết, người sống nghèo ít học khắp nơi. Song, dường như sự thanh bần nào đó, sự chay tịnh niệm Phật vớt vát cuối đời nào đó của Nhu cũng đã là sự ưu ái quá lớn của xã hội ta, của số phận với Bảy Nhu rồi. Trước lúc chia tay, run run nhận món quà của người khách xa, Bảy Nhu hồ hởi khoe: thế là nội ngoại tôi có đủ 6 đứa cháu rồi. Tôi muộn đường con cái, vì lúc ở ngoài đảo, cuộc sống chẳng khác gì các tù nhân, tôi có được gần vợ đâu mà đẻ. Vợ ở tít mãi Sài Gòn.

“Tôi đi cải tạo, nhờ tinh thần cải tạo tốt, tôi được trở về nhà với đàn con của mình sớm hơn so với “bản án” khoảng 2 năm. Thế mà người ta kéo đến, người ta dằn hắt, bảo rằng sao thằng ác ôn nó lại được tha về. Tôi về, mặc áo lành người ta cũng chửi, mặc áo rách người ta cũng chửi. Nhiều người cứ xông lên đòi giết chết tôi. Chính quyền cơ sở đã bảo vệ tôi. Sau này, tôi thấm thía hai chữ “Đồng bào” của người Việt Nam mình, họ tha thứ cho tôi. Nghe nói ở nước ngoài, chữ Đồng bào không dịch được ra tiếng Tây, quý hóa lắm. Tôi tình nguyện làm công tác xã hội để chuộc lỗi lầm là vì thế” - Bảy Nhu tỏ ra xúc động nói...

>>Xem   Phần 1   Phần 2

 

Theo Phạm Thị Thảo Giang (Tuổi trẻ Thủ đô)

ĐI TÌM TÊN CAI NGỤC TÀN ÁC NHẤT TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM (P2)



Xem >> Phần 1

Đối thoại 1.000 cái răng với tên cai ngục "quỷ sống"

71 tuổi, ông Vũ Minh Tằng già yếu lẩy bẩy: “Tôi là Bí thư chi bộ trong nhà tù, tháng 12 năm 1971, sau khi tôi tổ chức cho anh em vượt ngục, Thằng Nhu cho tôi vào chuồng cọp, biệt giam. Nó đập vỡ hai đầu gối tôi, vỡ vụn lạo xạo như những cái vỏ trứng bị vò nát. Tôi ngất đi, nó dùng “Gậy biệt li” bằng sắt, to như cái ống tuýp nước vả gẫy từng chiếc răng của tôi. 9 chiếc răng cả thảy. Tôi giờ vẫn đi được, nhưng đi nó liêu xiêu, nó chênh chao như người phải gió ấy”. Nói rồi, ông cụ nhỏ thó, quê mùa ấy cứ ngồi bần thần, không khóc, không tức giận, dường như có một nỗi hoang mang kinh hãi nào đó cứ bám riết lấy ông suốt 40 năm qua.

 

Kẻ từng vặn hàng nghìn cái răng... tù Cộng sản

Bảy Nhu đã trở thành người phụ trách các phân khu nhốt tù binh cộng sản, thành người trực tiếp vặn bẻ răng, lấy mắt cá chân của người tù trong suốt nhiều năm, hàng trăm người đã là nạn nhân của “trò chơi tàn độc” này. Nhiều tài liệu cho thấy, Bảy Nhu thậm chí còn sưu tầm răng mà hắn đã vặn của những người tù, hắn để trong một cái mũ sắt lố nhố “kính thưa các loại răng”, hắn coi đó là một cái thú tiêu khiển. Cái “thú” súc vật và bệnh hoạn nhất mà thế gian này từng biết đến, hàng nghìn cái răng đã bị vặn “sống” như thế!

Tượng đài Nắm Đấm, một biểu tượng hào hùng mới được dựng ở khu vực “địa ngục trần gian” - nhà tù Phú Quốc năm xưa. 


Đôi mắt lạnh, giọng nói của Bảy Nhu rít lên, hắn cầm một thanh sắt, bắt các người tù há miệng, “mày cho tao xin một cái răng, mày cho cái nào thì cứ nói thẳng ra…?”. Rồi hắn gõ mạnh, giật tới, có người tù ngất đi. Lúc tỉnh lại, Bảy Nhu bảo: Mày mà để phun giọt máu nào ra sàn nhà nữa, tao sẽ giết chết, mày hãy uống máu của mày, nuốt hết máu vào trong bụng đi nhé. Rồi thò tay vào mồm nhặt trả tao cái răng của mày. Tôi rợn người mất ngủ liền mấy đêm, khi nghe tận tai giọng kể của cụ Út Minh (đang sống ở gần nhà... Bảy Nhu ngoài đảo Phú Quốc), người tù Cộng sản kiên cường bị nhổ răng ấy.

Hàng trăm nhân chứng khác (trong đó có ông Tằng) cũng đã kể như vậy khi đến thăm lại “chiến trường xưa” Phú Quốc. Các cụ chua xót, hãi hùng tường thuật lại, ai cũng nói giống ai, đến mức, các cô hướng dẫn viên du lịch về nguồn ở Nhà tù Phú Quốc nghe đã quá quen thuộc. Nhiều người nghe tin Bảy Nhu còn sống thì hùng hổ leo đồi đi tìm đòi… “giết chết nó”. Nhưng khi thấy Bảy Nhu ăn chay, niệm Phật, già nua quá thể, cũng già nua như chính những người tù còn sót lại đến hôm nay thì họ đã bật khóc, ngẫm trả thù cũng chả để làm gì nữa...

Trở lại nhân chứng, người tù Cộng sản Nhà tù Phú Quốc bị vặn răng tên là Út Minh. Khi đoàn khai quật cả nghìn bộ hài cốt ngoài Tượng đài Nắm Đấm (gần nhà tù) đang rầm rộ dùng máy xúc máy ủi bóc đất đá tìm kiếm các phần thi thể của bốn nghìn người tù Cộng sản bị chôn vùi dưới 5-6 mét đất sâu, thì có một người lính già, mặc quân phục bạc màu đến miệng hố ngồi bần thần, gườm gườm nhìn Bảy Nhu, khi ông Nhu đang được “trưng dụng” tìm chỉ các hố chôn tập thể. Thấy Nhu “bốc phét” nhiều quá, cụ Út Minh mất bình tĩnh, vác gậy dồn đuổi, chửi bới lanh tanh bành. Một cụ già đuổi một cụ già lẩy bẩy, cụ già Nhu sợ hãi trốn mất.

Nhà tù Phú Quốc hôm nay. 


Thượng tá Nguyễn Văn Cao (Tỉnh đội Kiên Giang), người phụ trách công trường khai quật thấy kì lạ, bèn bắt chuyện. Ông Út Minh căm phẫn kể: Sau nhiều năm ở nhà tù, lúc giải phóng (1975), ông đã quyết tâm sống ở gần khu vực… hố khai quật, vì nỗi ám ảnh địa ngục trần gian. Địch đã giam ông 6 năm, qua sáu bảy cái “phân khu” tù binh, đến năm 1973, mới được địch mang ra tận sông Thạch Hãn (Quảng Trị) trao trả. Ông trực tiếp bị chính Bảy Nhu (người hàng xóm hiện nay) tra tấn bằng cách đè ra nhổ mất 6 cái răng.

“Tôi nằm trong tù từ năm 1966, suốt gần 7 năm, tui chỉ dám tính đường chết, chứ tịnh không có dám tính đường sống. Nó bắt tôi há mồm, hỏi cho xin cái răng, cho cái nào? Tôi chán quá, bảo: Ông lấy cái nào thì lấy, cái nào chẳng là răng... của ông! Nó ghè thanh sắt vào, nhổ răng tôi. Giật gẫy, nó bắt tôi thò tay vào miệng mình lôi từng cái răng đỏ quạch máu ra, đặt lên bàn cho nó xem. Rồi nó bắt tôi phải tự uống hết số máu chảy trong miệng tôi ra, một giọt nào ứa ra ngoài, nó sẽ đánh chết” - cụ Út Minh nói, giống như những gì mà cụ Tằng đã kể với tôi, dù hai người chưa bao giờ biết đến nhau, dù từ sau khi được phóng thích, cụ Tằng chưa bao giờ trở lại Phú Quốc.

Tôi giữ 9 chiếc răng để nhớ một thời ở “địa ngục”

Những chiếc răng xấu số đã lên tiếng. Tôi đem những câu chuyện đó ra hỏi ông Bảy Nhu. Những tưởng viên cai ngục khi xưa, ông già lạnh lùng và tinh quái hôm nay sẽ “cãi bay cối đá”, sẽ dùng đủ mọi thủ thuật “hỏi cung” tù binh độ nọ để biện minh cho các hành vi tàn ác “lẫy lừng” của mình. Không ngờ, ông già Nhu rất điềm đạm, rất ưu thời để rồi... công nhận tất cả.

Bảy Nhu sau khi hoàn thành “sứ mệnh” tra tấn tù nhân tàn ác, trở về với đời thường. 


Căn nhà nằm biệt lập trong đồi bạch đàn, con đường đất đỏ, rậm rịt, tối om, nồng nã mùi lá mục dẫn tôi và ông Hai Nam (người đưa đường, cũng là một tiếp phẩm của trại tù binh Phú Quốc khi xưa, từng đi cải tạo về và nay tham gia nhiều hoạt động xã hội hữu ích, được chính quyền cơ sở và các đoàn thể hiện nay tặng rất nhiều giấy khen, bằng khen; là chủ hãng nước mắm Nam Hương nổi tiếng ở Phú Quốc) vào nhà Trần Văn Nhu.

Để có được cuộc trò chuyện giữa tôi và ông Nhu, điều không thể thiếu là các cuộc gọi điện thoại “dọn đường” đầy năn nỉ của ông Hai Nam, bởi ông Nhu tin ông Nam lắm, chẳng gì thì giữa cô đơn, mặc cảm quá lớn ngoài hòn đảo bé nhỏ này, ông Nhu vẫn coi ông Hai Nam là “cùng hội cùng thuyền” với mình. Ông Nam dặn tôi kĩ càng, mua quà gì, nói thế nào, đừng nhắc tới cái gì và muốn ghi âm, chụp ảnh thì phải làm lén ra sao.

Bảy Nhu nói: “Tôi quê ở Đồng Tháp, tôi cũng con nhà tử tế lắm chớ. Nhưng tôi sinh ra, bị “bọn chúng nó” (Mỹ - Ngụy) bắt phải đi lính, rồi đời nó lầm lạc như vậy đó. Sinh năm 1926, năm 20 tuổi tôi đã bị giặc “tổng động viên”, phục vụ trong chính quyền Ngụy rất là khổ sở. Năm 1967, khi Trại tù binh Cộng sản Phú Quốc (Nhà tù Phú Quốc) vừa mới được chính quyền Sài Gòn thành lập, tôi được “chúng nó” điều ra hòn đảo này. Lúc đầu, nó bảo, ra đảo 3 tháng sẽ được về với vợ ở Sài Gòn, rồi 6 tháng, rồi ở suốt 7 năm ròng, tôi phải làm “đao phủ” ở đó cho đến khi nhà tù giải thể luôn (năm 1973).

“... Sau giải phóng, nhiều người rủ tôi về Đồng Tháp sống để quên hẳn cái chỗ tội ác kinh khủng này đi, nhưng tôi không về. Dẫu thế nào, thì cuộc đời tôi đã gắn bó với vùng đảo này. Đã 4 lần các thế lực ở Mỹ muốn tôi nhập cảnh sang bên đó, để “đền đáp” những cống hiến của tôi với “đế quốc” và chính quyền Sài Gòn cũ (?); nhưng, tôi đã không đi, tôi muốn ở lại đây, tôi muốn chết ở đây. Tôi nói lại nhé: Gia đình tôi ở Đồng Tháp, có em trai, chị dâu, cháu tôi đều tham gia hoạt động cách mạng, là những người Cộng sản chân chính (?); vì thế, lúc tôi mới ra đây làm quản lí nhà tù, các “ông” (chính quyền Sài Gòn cũ) thử thách tôi ghê lắm, họ theo dõi tôi từng li từng tí. Vì thế, tôi phải nỗ lực làm việc (tra tấn tù nhân thật tàn ác?), để chứng minh là mình hết lòng trung thành với họ. Kẻo họ sẽ thủ tiêu tôi. Dần dà…”. Ông Nhu bỏ lửng câu nói, hình như trong đầu ông lại thêm một lần lặp lại câu hỏi đầy nghi kị “Cháu là nhà báo phải không”. Có lẽ, nếu cứ để ông Nhu nói, ông sẽ kể: “Dần dà, tôi mới tàn ác như thế chứ, mới đeo ống bơ đi “xin răng” và xin mắt cá bà con nước Việt mình, của những người yêu nước chân chính ở “địa ngục trần gian” như thế chứ” (!!!).

Chuồng cọp bằng dây thép gai, một hình thức tra tấn người hãi hùng đã được tái hiện tại Phú Quốc hôm nay. 


Bất giác, tôi nhớ đến ông Vũ Minh Tằng ở Vụ Bản, Nam Định. Ông Tằng nghẹn lời kể: “Tôi bị bắt ở Quảng Ngãi, vào tháng 9 năm 1967, địch nó xịt hơi ngạt vào hang đá Chẹt rồi đưa tôi ra Nhà tù Phú Quốc. Tên Nhu và bọn quân cảnh đã đập vỡ mắt cá chân của anh em tù binh, lấy cơm, trộn vào máu, chấm vào các thùng phân của chính chúng tôi, nắm thành viên bắt anh em phải ăn. Ăn cơm với máu và phân người.

Chúng nó “lấy” răng tôi bằng cách, dùng những thanh sắt như cái tuýp nước, to hơn đầu ngón tay cái một chút. Nó bắt mình há miệng, nó đánh gẫy từng cái răng, lại đổ nước vào. Bụng tôi trướng lên. Như có ai dùng dao rạch dọc miệng, cuống họng và ổ bụng mình. Tôi ngất đi, 9 cái răng ở trong bụng tôi. Trong chuồng cọp, nó để một cái thùng sơn ở góc nhà, lâu lâu thì tù nhân lại đi cầu (đại tiện) vào đó. Bị tra tấn nhiều, có khi tôi ngồi hàng tiếng đồng hồ, nó chỉ “ra” được cục phân bằng ngón tay út ấy, chờ mãi các cái răng của mình mới lần lượt được “đi cầu” ra, tôi lại vò đám phân của mình, tìm răng, rồi bọc vào quần đùi. Tôi giấu răng tôi ở đó suốt những năm lao tù, cho đến tận ngày trở về. Tôi giữ suốt 39 năm qua với hy vọng, khi tôi chết, 9 cái răng sẽ theo tôi vào trong quan tài. Tôi đã dặn con cháu mình như thế!”.

Nói xong, vân vê 9 cái răng, ông Tằng nấc lên, ông khóc ngon lành như một đứa trẻ.

Còn tiếp...

Xem >>
Phần 1

Theo Phạm Thị Thao Giang (Tuổi trẻ thủ đô)