Thứ Tư, 19 tháng 5, 2010

THẦY KHOA "NGƯỜI KHÔNG HỢP THỜI" BỎ NGHỀ NHÀ GIÁO


                                         

Thầy Đỗ Việt Khoa trong chương trình Người không hợp thời



Người đương thời hay còn gọi là "Người không hợp thời" Thầy giáo Đỗ Việt Khoa, Trường THPT Vân Tảo (Thường Tín, Hà Nội ) sẽ nghỉ dạy vào tháng 7/2010

 Đỗ Việt Khoa có lẽ không phải là “người hợp thời” bởi quá cô độc trong cuộc đấu tranh chống tiêu cực.

Cô con gái nhiều lúc đã không dám nhận là con bố Khoa, người vợ có lúc như phát điên, định bế con đi khỏi nhà…

Câu hỏi “được gì, mất gì” đối với Đỗ Việt Khoa lúc này thật chua chát…
 


Đằng nào cũng bị đuổi việc…

(Lược trích trên VNN)

Anh đã đi dạy gần hai mươi năm và rất tâm huyết với nghế giáo. Lúc này, anh cảm thấy thế nào?

Tôi rất tiếc vì những gì tôi nghĩ phải làm để môi trường sư phạm trong sạch hơn thì giờ rơi vào ngõ cụt. Đấu tranh phải có người nào giải quyết, nhưng hiện nay gửi đến mấy cái đơn lên Sở rồi đơn nằm yên đó, không được xem xét thì phải?.

Do đó tôi nản và có suy nghĩ “đằng nào người ta cũng đuổi việc mình, thì thôi nghỉ trước đi…”.

Sau 4 năm đấu tranh chống tiêu cực, anh thấy mình được gì và mất gì?

Tôi chịu vô cùng nhiều áp lực. Ngay trọng vụ 2006 rất căng thẳng rồi, và tiếp tục từ đó đến nay đấu tranh chống các tiêu cực của ngành giáo dục. 4 năm qua tôi thấy rắn rỏi lên, vững vàng lên, có suy nghĩ và quyết định khẳng khái, sẵn sàng nói và làm quyết liệt hơn, chứ không phải gặp tiêu cực là nhẹ tay với nó.

Câu hỏi được gì, mất gì đối với tôi lúc này là chua chát vô cùng.


Cái được lớn nhất là tôi sống đúng lòng mình. Tôi đã sống đúng lí tưởng mà tôi đã được dạy dỗ khi còn đi học.

Việc tiêu cực thi cử đã được chấm dứt phần nào. Sau 4 năm cuộc vận động 2 không, tôi thấy không còn việc đi giải bài tập thể, ném bài tập thể nữa.

HS thấy tỉ lệ trượt tốt nghiệp nhiều ở các khóa trước, nên các em lo lắng và chăm học hơn trước nhiều.

Cái trăn trở lớn nhất là không có cách nào chấm dứt được mấy tệ nạn của giáo dục hiện nay. Chẳng hạn như  tình trạng loạn thu từ ở phổ thông lây lên đại học.

Tệ nạn cưỡng bức học thêm, và sự lãng phí trong giáo dục đào tạo. Chẳng hạn như việc HS phải học nghề và thi nghề, lãng phí và không hiệu quả.


Nhiều người cho rằng sau vụ tố cáo tiêu cực thi cử năm 2006, anh nên dừng lại. Nhưng vì anh vẫn tiếp tục, nên thậm chí bây giờ dư luận họ cũng không tin anh?

Đúng, đây là điều có thật. Nhưng tôi không chỉ vì bản thân mình, nếu tôi vì bản thân mình để bảo vệ danh dự thì ngay vụ 2006 tôi lập tức dời khỏi ngành GD Hà Tây cho nó trọn vẹn.

Nhưng có lẽ số tôi vất vả. Ra đường thấy sự bất bình thì lên tiếng… (cười)

Nếu rời bỏ trường này là bất đắc dĩ chứ không phải tôi thích bỏ.

Sau khi thôi việc, anh sẽ làm gì?

Tạm thời tôi sẽ giúp đỡ vợ chăm sóc, dạy 2 đứa con cho tốt. Phụ vợ  đi chụp ảnh, cài đặt máy tính, internet. Sau đó, tôi sẽ đi tìm việc làm.

Giải thích về quán internet, anh Khoa cho rằng đó là sai lầm lớn nhất của anh.

“Ở thời điểm mở quán net, chưa bùng nổ game online như bây giờ, mà khi đó chỉ chủ yếu là chát, đọc báo, tìm hiểu thông tin…, con cái họ đến đây, tôi đuổi về nhưng đâu có ai cảm ơn tôi, nhưng họ vẫn nhìn vào đó để kết tội tôi. Thôi thì, tôi cứ cố gắng tuân thủ đúng pháp luật” – anh Khoa nói

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét