Thứ Ba, 20 tháng 4, 2010

GỬI BÁC HÀ VĂN THỊNH VỀ BÀI "TRUNG TÁ VÀ THIẾU TÁ"


                                   Bà Trần Khải Thanh Thủy trước toà

Khiêm tốn mà mà nói,tôi không biết bác có ý gì thâm hơn trong bài viết "Thiếu tá và trung tá"nữa không? Nhưng tôi cũng xin mạn phép đôi lời về ý của bác mà theo tôi hiểu (Theo tôi hiểu) thôi nhé.

Việc áp giải bị can ra tòa không phân biệt cấp hàm:

Việc đưa bị cáo ra tòa là nhiệm vụ của lực lượng công an.trước đây nó đang còn giao chung chung,nhưng mấy năm gần đây BCA đã cho thành lập cục và phòng cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp chuyên trách thuộc BCA và CA các địa phương cấp tỉnh.Còn ở cấp huyện,thành thuộc cấp tỉnh thì không có lực lượng này.

Như vậy,nếu vụ án thuộc tòa án thuộc cấp nào thì công an cấp đó có nhiệm vụ áp giải bị cáo ra tòa.

Vấn đề ở đây là ai được giao nhiệm vụ này thì người đó chấp hành.bất kể là thiếu tá,trung tá,thượng tá...Trong thực tế cấp hàm thiếu tá,trung tá... có chức vụ là chiến sỹ đang rất nhiều.Nhiều lúc chúng ta nhầm tưởng cấp hàm đó là đã làm to lắm rồi nhưng không phải thế.

ở đây cũng nói thêm rằng:nếu anh có bằng tốt nghiệp đại học thì anh được mang cấp hàm cao nhất là trung tá và có thể là anh là chiến sỹ bình thường.Nếu anh có bằng trung học nhưng được giao chức vụ đội trưởng thì cũng được mang hàm cao nhất là trung tá.(Loại này ít) Ở vùng miền núi thì anh trình độ trung học vẫn mang hàm trung tá nếu đến niên hạn.Nếu anh có bằng đại học nhưng không có chức vụ thì không được mang hàm thượng tá.

"Dẫn giải phạm nhân là việc của những người lính (binh nhất, binh nhì), cao lắm là cấp bậc hạ sĩ hay thượng sĩ. Tại sao nước ta còn nghèo mà lại lãng phí sĩ quan cấp tá đến như thế? Đây là điều khó hiểu vì tôi biết chắc rằng không có một nước văn minh nào trên thế giới lại lãng phí sĩ quan cấp tá như ở ta. Đã là cấp tá, tức là loại cán bộ có đầu óc chỉ huy, đủ năng lực chỉ huy; công việc của sĩ quan cấp tá liên quan đến đầu óc phân tích, định hướng, tổ chức, chứ không phải loại “cầm gậy chỉ đường”..." ( HVT)

Một phiên tòa mở xét xử tại một địa phương nào đó thì CA địa phương đó tự lên kế hoạch bảo vệ phân công nhiệm vụ cho từng người,bất kể anh ở cương vị chức vụ hoặc cấp hàm nào.Cũng có thể 1 thượng tá áp giải nếu như cấp trên giao nhiệm vụ.

 Vấn đề tiền lương:cái này đã có quy định về phong cấp hàm rồi,cứ đúng niên hạn nếu xét đủ điều kiện thì anh cứ được nâng lương theo quy định nhà nước.

Cũng có thể có người cho rằng vụ bà Thủy bị 1 trung và 1 thiếu tá dẫn giải là có vấn đề? Cái này tùy cách nhìn của mỗi người

Nhưng theo tôi suy nghĩ thĩ thì rất có thể chỉ huy CA ở đó cử hai người này áp giải là cẩn thận khi ứng xử với một bị cáo có nhạy cảm về chính trị nên cẩn thận trong vấn đề này.

Lại càng không thể thắc mắc được tại sao nhưng anh cấp hàm to lại đi làm giao thông đứng ngoài đường ,ghi lời khai 1 thằng ăn cấp vặt,hay làm những việc gì đó mà ta quan niệm là...đáng ra không phải làm

Tóm lại: cái này ta không nên đề cao vấn đề trong vụ này mà coi đó là một việc thường ngày

Tôi diễn đạt chưa rõ ràng có gì mong bác thông cảm.Và bác cứ hiểu cho đại khái là thế

Bài của Hà Văn Thịnh trên Bauxite :

TRUNG TÁ VÀ THIẾU TÁ

Xem bức ảnh đăng ở đầu bài Y án với bà Trần Khải Thanh Thủy  tôi lại phải buồn vì cái chuyện lâu nay đã rất buồn: Vì sao sĩ quan công an trung và cao cấp (đồng nghĩa với việc họ hưởng lương cao) ở Việt Nam nhiều thế? Áp giải bà Thủy ra tòa là hai nữ sĩ quan cấp trung tá và thiếu tá. Sau lưng 3 người còn có một sĩ quan cấp tá nữa!

Ở đây tôi không bàn chuyện bà Thủy bị Tòa Phúc thẩm Hà Nội giữ nguyên mức án ba năm rưỡi tù giam vì tội cố ý gây thương tích (vẫn là “nhẹ” so với chuyện 3 nông dân ở Lâm Đồng “cướp” 2 con vịt về nhậu và phải chịu tổng án tù là 13 năm (Pháp Luật TP HCM, 11.8.2009) là đúng hay sai. Tôi chỉ muốn nói chuyện rằng tại sao chỉ để áp giải phạm nhân, lại cần đến sĩ quan cấp tá.

Theo chỗ tôi biết, lương của sĩ quan công an cấp tá (dẫu mới hôm qua, học tại chức, tôi dạy, nhưng hôm nay ra trường) cũng cao gần gấp đôi mức lương 30 năm đứng trên bục giảng đại học của tôi. Đó là chưa kể vô số các khoản phụ cấp công việc, công tác khác…

Dẫn giải phạm nhân là việc của những người lính (binh nhất, binh nhì), cao lắm là cấp bậc hạ sĩ hay thượng sĩ. Tại sao nước ta còn nghèo mà lại lãng phí sĩ quan cấp tá đến như thế? Đây là điều khó hiểu vì tôi biết chắc rằng không có một nước văn minh nào trên thế giới lại lãng phí sĩ quan cấp tá như ở ta. Đã là cấp tá, tức là loại cán bộ có đầu óc chỉ huy, đủ năng lực chỉ huy; công việc của sĩ quan cấp tá liên quan đến đầu óc phân tích, định hướng, tổ chức, chứ không phải loại “cầm gậy chỉ đường”.

Đi ra đường, chúng ta thấy có rất nhiều trung tá, thiếu tá, đại úy… CSGT đứng đường để kiểm tra… “giấy tờ” xe! Chẳng có nước nào mà lại có nhiều trung tá, thiếu tá đứng đường như thế!

Dẫn giải phạm nhân hay kiểm soát giao thông cục bộ là việc của lính, của hạ sĩ quan chứ không phải là việc của sĩ quan cấp tá. Tại sao cứ lãng phí tiền của của nhân dân để thăng cấp hàng ngàn sĩ quan cấp úy, cấp tá, chỉ để lo áp giải tù nhân hay chỉ lo cho lưu thông thông suốt? Tại sao rất nhiều kỹ sư, bác sĩ, sau khi học từ 4-7 năm ở trường đại học mà lương chỉ bằng một nửa so với công việc đơn thuần chỉ là động tác và máy móc ấy? Công việc ấy chỉ cần đào tạo vài tháng là đủ. Trong khi đó, rất nhiều lãnh đạo nói rằng cần phải ưu tiên phát triển giáo dục, “nền kinh tế tri thức”… Những “văn tự” mỹ miều!

Theo tôi, cần phải khẳng định rằng đất nước ta ngày nay đang ưu ái khôn cùng cho đội ngũ trung tá, thiếu tá… Nền “văn minh” trung tá, thiếu tá?

H. V. T.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét